Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách tính lương hưu năm 2021

Cách tính mức hưởng lương hưu mới nhất

Lương hưu hàng tháng được xác định bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc; hoặc bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân và mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện. Mời các bạn tham khảo Cách tính lương hưu năm 2021 chi tiết.

Cách tính lương hưu hàng tháng

Từ ngày 01/01/2021, điều kiện hưởng lương hưu thay đổi khá nhiều so với quy định hiện nay. Dưới đây là cách tính lương hưu từ năm 2021 cho người nghỉ hưu chi tiết nhất.

Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính tương ứng với số năm đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.

Trong đó, nếu người lao động nghỉ hưu từ năm 2021 thì:

- Lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

- Với lao động nữ: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

Để hướng dẫn chi tiết hơn quy định này, Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP nêu rõ công thức tính lương hưu như sau:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

1/ Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng năm được xác định như sau:

Với lao động nam

- Hưởng lương hưu từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021: Đóng BHXH đủ 19 năm thì được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm đóng thêm BHXH thì cộng thêm 2%, tối đa là 75%.

Ví dụ:

Ông A làm việc trong điều kiện bình thường và đến năm 2021 đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ, ông có 29 năm đóng BHXH. Lương hưu hàng tháng của ông được tính: 19 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm đóng BHXH còn lại = 10 x 2% = 20%.

Vậy lương hưu hàng tháng của ông A sẽ bằng 65% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

- Hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Đóng BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, tối đa là 75%.

Ví dụ: Ông B nghỉ hưu năm 2022 và lúc nghỉ hưu, ông có 30 năm đóng BHXH. Khi đó, mức lương hưu của ông B bằng 65% mức bình quân tiền lương đóng BHXH: 20 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm đóng BHXH còn lại = 10 x 2% = 20%.

Với lao động nữ

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 115 năm 2015, lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2021 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Ví dụ: Bà C đã tham gia BHXH được 25 năm và năm 2021 bà C nghỉ hưu thì bà C được hưởng lương hưu bằng 65% (15 năm đầu tiên đóng BHXH = 45%; 10 năm tiếp theo đóng BHXH là 10 x 2% = 20%).

2/ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính như sau:

Căn cứ Điều 9 Nghị định 115 năm 2015, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu của người lao động được quy định cụ thể như sau:

- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH như sau:

STT

Thời gian bắt đầu tham gia BHXH

Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

1

Trước ngày 01/01/1995

Của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu

2

Từ 01/01/1995 - 31/12/2000

Của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu

3

Từ 01/01/2001 - 31/12/2006

Của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu

4

Từ 01/01/2007- 31/12/2015

Của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu

5

Từ 01/01/2016 - 31/12/2019

Của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu

6

Từ 01/01/2020 - 31/12/2024

Của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu

7

TỪ 01/01/2025 trở đi

Của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian

- Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính của toàn bộ thời gian đóng BHXH.

- Người lao động có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa do người sử dụng lao động quyết định: Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính chung của các thời gian.

- Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên thì lấy mức lương cao nhất của công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đã nêu ở bảng trên nếu là sĩ quan quân đội, công an…

- Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày 01/10/2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi: Tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng BHXH được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc;

- Người lao động đã đóng BHXH có phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành khác không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề: Lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu cộng với phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) theo thời gian đã đóng BHXH gồm phụ cấp thâm niên nghề chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm nghỉ hưu để tính lương hưu.

Bạn đọc hỏi: "Tôi (nam) năm nay 58 tuổi có thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội đến tháng 12.2020 được 34 năm. Xin hỏi Bảo hiểm xã hội khi tôi nghỉ hưu ngoài tiền lương hưu còn có tiền gì nữa không?".

Về việc này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2016 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội.

Tỷ lệ hưởng lương hưu:

- Về hưu trước ngày 1.1.2018

Nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 15 năm) x 2%

Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 15 năm) x 3%

- Về hưu từ ngày 1.1.2018

Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 15 năm) x 2%

Nam:

+ Về hưu từ 1.1.2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 16 năm) x 2%.

+ Về hưu từ 1.1.2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 17 năm) x 2%.

+ Về hưu từ 1.1.2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 18 năm) x 2%.

+ Về hưu từ 1.1.2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 19 năm) x 2%.

+ Về hưu từ 1.1.2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội - 20 năm) x 2%.

Lưu ý: Tỷ lệ không vượt quá 75%

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

>>> Xem thêm: Bảng tra cứu thời điểm nghỉ hưu của NLĐ theo tháng, năm sinh từ 2021

....................................................

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Cách tính lương hưu năm 2021. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Tài liệu dành cho giáo viên:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm