Những đối tượng nào được đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 1-1-2022?
Tăng lương hưu, trợ cấp cho 08 đối tượng từ đầu năm 2022
Theo dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến, từ ngày 1.1.2022, có 8 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12.2021.
Hơn 3,6 triệu người thụ hưởng
Theo dự thảo Nghị định, từ ngày 1.1.2022, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ điều chỉnh tăng thêm 15% so với mức áp dụng của tháng 12.2021. Dự kiến sẽ có 8 nhóm đối tượng được thụ hưởng từ chính sách này.
Ngoài ra, dự thảo nghị định cũng quy định người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định trên mà còn thấp hơn 2.500.000 đồng/tháng thì có mức điều chỉnh bổ sung.
Cụ thể, tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mức đề xuất tăng 15% nhằm đảm bảo bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng do tác động từ yếu tố lạm phát và chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của năm 2019, 2020 và năm 2021 do trong năm 2020 và năm 2021 không thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Nếu được thông qua và thực hiện, số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn ngân sách Nhà nước chi trả ước là 896.823 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 47.226 tỉ đồng (bao gồm cả khoản đóng bảo hiểm y tế). Số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả ước là 2.283.819 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 168.045 tỉ đồng.
Việc thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với nhóm đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 và có mức lương hưu đang hưởng thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng thì có khoảng 426.000 người được điều chỉnh. Dự kiến kinh phí tăng thêm nếu thực hiện điều chỉnh từ ngày 1.1.2022 là 700 tỉ đồng.
Như vậy, tổng cộng dự kiến có 3.606.642 người được thụ hưởng.
8 nhóm đối tượng được tăng 15% lương hưu, trợ cấp BHXH
1. Nhóm cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
2. Nhóm cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại các nghị định: 92, 34, 121 và 09.
3. Nhóm người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91 về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; công nhân caosu đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
4. Nhóm cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130.
5. Nhóm quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
6. Nhóm công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.
7. Nhóm quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30.4.1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
8. Nhóm người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
....................................................
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Đề xuất: Tăng lương hưu, trợ cấp thêm 15% cho 08 đối tượng từ đầu năm 2022. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Tài liệu dành cho giáo viên:
- Bảng lương mới của giáo viên Tiểu học 2021
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên Tiểu học
- Giáo viên bao lâu thì được đăng ký dự thi/xét thăng hạng?
- Nhà giáo vẫn cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
- Bộ GD-ĐT trả lời việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên
- Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
- Thay đổi về lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên tiểu học từ 20/3/2021
- Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên các cấp từ 20/3/2021
- Từ 20/3/2021, giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn hưởng lương như thế nào?
- Chính thức: Giáo viên Tiểu Học đạt chuẩn có hệ số lương thấp nhất là 2,34
- Bảng lương giáo viên Mầm non và cách tính lương giáo viên 2021
- Lương giáo viên mầm non sẽ tăng mạnh sau Tết Nguyên Đán 2021
- Bảng lương giáo viên các cấp theo hạng chức danh nghề nghiệp mới từ 20/3/2021
- Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021
- 4 nhóm giáo viên sẽ bị xuống hạng từ ngày 20-3-2021
- Hướng dẫn chuyển hạng giáo viên từ cũ sang mới từ 20/3/2021
- Hướng dẫn mới về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên
- Tăng thời gian giáo viên giữ hạng để được thăng hạng mới?
- Bảng lương giáo viên Mầm non khi chuyển hạng cũ sang mới từ 20/3/2021
- Bảng lương giáo viên Tiểu Học khi chuyển hạng cũ sang mới từ 20/3/2021
- Bảng lương Giáo viên THCS khi chuyển hạng cũ sang mới từ 20/03/2021
- Bảng lương Giáo viên THPT khi chuyển hạng cũ sang mới từ 20/03/2021