Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách xác định thời điểm nghỉ hưu, thời điểm bắt đầu nhận lương hưu

Quy định mới về Cách tính thời điểm nghỉ hưu và hưởng lương hưu thế nào? Dưới đây là chi tiết cách xác định thời điểm nghỉ hưu, thời điểm bắt đầu nhận lương hưu, mời các bạn tham khảo để có thể xác định thời điểm nghỉ hưu đúng tuổi và hưởng chế độ hưu trí.

Cách tính thời điểm nghỉ hưu và hưởng lương hưu

Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu. Thời điểm hưởng lương hưu là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.

Câu hỏi 1: Tôi là nam, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1960, đã tham gia BHXH được 28 năm. Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu đối với người làm việc trong điều kiện bình thường như tôi sẽ tăng lên thêm 3 tháng. Tôi có phải nghỉ hưu tại thời điểm 60 tuổi cộng 3 tháng không? Tôi chưa làm thủ tục hưởng lương hưu thì bắt đầu được hưởng lương hưu từ khi nào?

Trả lời: Kể từ ngày 1.1.2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Điều 3, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định: Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí

1. Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.

3. Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.

Khoản 2, Điều 7, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu quy định như sau: Đối với lao động nam sinh tháng 12 năm 1960 và lao động nữ sinh tháng 12 năm 1965 làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày 31.12.2020, thời điểm hưởng lương hưu là bắt đầu ngày 1.1.2021.

Như vậy, thời điểm nghỉ hưu của bạn là cuối tháng 12.2020. Do bạn chưa làm thủ tục hưởng lương hưu, nên nếu bạn làm thủ tục hưởng lương hưu thì sẽ được truy lĩnh lương hưu từ tháng 1.2021.

Câu hỏi 2: Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí hiện nay được quy định ra sao?

Trả lời:

Tại Điều 3, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18.11.2020 của Chính phủ quy định về thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí như sau:

1. Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.

3. Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 1 tháng 1 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.

Câu hỏi 3: 

- Anh A là lao động nam sinh tháng 1/1961:

+ Thời điểm nghỉ hưu của anh A sẽ là kết thúc ngày cuối cùng của tháng 4/2021 (đủ 60 tuổi 03 tháng).

+ Thời điểm bắt đầu nhận lương hưu của anh A sẽ là ngày đầu tiên của tháng 5/2021.

- Chị B là lao động nữ sinh tháng 1/1966:

+ Thời điểm nghỉ hưu của chị B sẽ là kết thúc ngày cuối cùng của tháng 5/2021 (đủ 55 tuổi 04 tháng).

+ Thời điểm bắt đầu nhận lương hưu của chị B sẽ là ngày đầu tiên của tháng 6/2021.

Lưu ý: Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm nhận lương hưu.

Mức hưởng lương hưu 2023

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP) quy định như sau:

Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.

Cụ thể, nếu người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2023, tỷ lệ hưởng được tính như sau:

- Với lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH áp dụng với 19 năm đầu tham gia BHXH, sau đó cứ thêm một năm thì cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.

- Với lao động nữ: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với 15 năm đầu đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm sẽ cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.

Cách tính lương hưu khi tăng lương hưu từ 01/7/2023

Ngày 29/6/2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, cụ thể như sau:

- Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng quy định điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ tháng 7/2023=Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6/2023x1,125

- Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng quy định được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ tháng 7/2023=Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6/2023x1,208

- Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 2.700.000 đồng/tháng:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh=Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi được điều chỉnh theo quy định khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXHx300.000 đồng/tháng

- Đối với người có mức lương hưu, trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/tháng:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = 3.000.000 đồng/tháng

Lưu ý: Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

....................................................

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Cách tính thời điểm nghỉ hưu và hưởng lương hưu thế nào? dành cho mọi người lao động. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Xem thêm:
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm