Cách tính lương hưu từ năm 2021 đối với lao động nam
Cách tính lương hưu từ năm 2021 đối với lao động nam? Điều kiện hưởng lương hưu của lao động nam từ 2021? Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.
- Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu từ 2021 dành cho mọi người lao động
- Cách xác định thời điểm nghỉ hưu, thời điểm bắt đầu nhận lương hưu
- Mức hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2021 ai cũng cần biết
- Những đối tượng nào được đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 1-1-2022?
- Ưu tiên giáo viên sắp nghỉ hưu bổ sung tiêu chuẩn chức danh
Cách tính lương hưu từ năm 2021 đối với lao động nam
Điều kiện hưởng lương hưu của lao động nam từ 2021
Theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trong điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu của lao động nam năm 2021 là đủ 60 tuổi 03 tháng. Sau đó được điều chỉnh mỗi năm tăng 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 (quy định hiện hành là từ đủ 60 tuổi).
Vì có sự thay đổi về tuổi nghỉ hưu nên điều kiện hưởng lương hưu của lao động nam từ 01/01/2021 phải đáp ứng đủ từ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên và đủ tuổi theo quy định sau:
- Lao động nam trong điều kiện bình thường được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ điều kiện đủ từ 60 tuổi 03 tháng; đủ từ 55 tuổi 03 tháng và đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… (theo Điều 54 Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).
- Lao động nam bị suy giảm sức lao động sẽ được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ điều kiện đủ từ 55 tuổi 03 tháng bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%; đủ từ 60 tuổi 03 tháng và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên… (theo Điều 55 Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019)
Cách tính lương hưu của nam từ năm 2021 thế nào?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014, lao động nam nghỉ hưu từ 01/01/2021 trở đi mức lương hưu được tính như sau:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2021 thì mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.
Ví dụ: Ông M làm việc trong điều kiện bình thường và đến năm 2021 đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ, ông có 25 năm đóng BHXH.
Lương hưu hàng tháng của ông được tính: 19 năm đóng BHXH = 45%
6 năm đóng BHXH còn lại = 6 x 2% = 12%.
Vậy lương hưu hàng tháng của ông M sẽ bằng 45%+12%= 57% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.
- Lao động nam nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi thì mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.
(Lao động nam nghỉ hưu năm 2020 thì mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 18 năm đóng BHXH).
Ví dụ: Ông D nghỉ hưu trong điều kiện bình thường năm 2022. Tính đến thời điểm nghỉ, ông có 28 năm đóng BHXH.
Khi đó, mức lương hưu của ông B được tính: 20 năm đóng BHXH = 45%.
8 năm đóng BHXH còn lại = 8x2% = 16%.
Vậy lương hưu hàng tháng của ông D sẽ bằng 45%+16%= 61% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.
Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động
Căn cứ khoản 3 Điều 56 Luật BHXH 2014, mức lương hưu hàng tháng của người lao động khi suy giảm khả năng lao động được tính như mức hưởng lương của lao động khi về hưu trong điều kiện bình thường. Sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Ví dụ: Ông K về hưu tháng 4/2021 khi đó 56 tuổi 8 tháng, suy giảm khả năng lao động 62% theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, có 26 năm đóng BHXH. Như vậy ông K đủ điều kiện về hưu trước tuổi và được tính mức hưởng lương hưu như sau:
19 năm đầu đóng BHXH = 45%.
Từ năm 20 đến 26 là 7 năm, tính thêm = 7x2%= 14%.
Tổng 2 tỷ lệ trên là 45% + 14%= 59%.
Ông K nghỉ hưu khi 56 tuổi 8 tháng (nghỉ hưu trước 60 tuổi 03 tháng là 3 năm 7 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là (3x2%) + 1% = 7%.
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông K sẽ là 59% - 7% = 52%.
....................................................
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Cách tính lương hưu từ năm 2021 đối với lao động nam. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Tài liệu dành cho giáo viên:
- Bảng lương mới của giáo viên Tiểu học 2021
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên Tiểu học
- Giáo viên bao lâu thì được đăng ký dự thi/xét thăng hạng?
- Nhà giáo vẫn cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
- Bộ GD-ĐT trả lời việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên
- Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
- Thay đổi về lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên tiểu học từ 20/3/2021
- Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên các cấp từ 20/3/2021
- Từ 20/3/2021, giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn hưởng lương như thế nào?
- Chính thức: Giáo viên Tiểu Học đạt chuẩn có hệ số lương thấp nhất là 2,34
- Bảng lương giáo viên Mầm non và cách tính lương giáo viên 2021
- Lương giáo viên mầm non sẽ tăng mạnh sau Tết Nguyên Đán 2021
- Bảng lương giáo viên các cấp theo hạng chức danh nghề nghiệp mới từ 20/3/2021
- Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021
- 4 nhóm giáo viên sẽ bị xuống hạng từ ngày 20-3-2021
- Hướng dẫn chuyển hạng giáo viên từ cũ sang mới từ 20/3/2021
- Hướng dẫn mới về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên
- Tăng thời gian giáo viên giữ hạng để được thăng hạng mới?
- Bảng lương giáo viên Mầm non khi chuyển hạng cũ sang mới từ 20/3/2021
- Bảng lương giáo viên Tiểu Học khi chuyển hạng cũ sang mới từ 20/3/2021
- Bảng lương Giáo viên THCS khi chuyển hạng cũ sang mới từ 20/03/2021
- Bảng lương Giáo viên THPT khi chuyển hạng cũ sang mới từ 20/03/2021