Góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông
Lý thuyết: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông là gì? Cách xác định góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, dưới đây là tài liệu tham khảo chi tiết cho các e học sinh cùng tham khảo. Qua tài liệu này, các em có thể ôn tập các kiến thức về góc và củng cố kiến thức qua các dạng bài luyện tập hình học nhận biết và xác định các góc.
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông,....
Nếu như hình vuông, hình chữ nhật có góc vuông, hình tam giác có thể có góc nhọn, góc tù… Cách nhận biết các góc là gì, mời các bạn cùng tìm hiểu sau đây.
1. Góc nhọn là gì?
Góc nhọn là góc có thể được tạo thành từ 2 đường thẳng có chung 1 giao điểm trong mặt phẳng, hoặc trong tam giác bất kỳ. Góc nhọn có giá trị nhỏ hơn 90°. Giá trị của góc nhọn nằm trong khoảng > 0 và < 90°. Bạn có thể dùng eke để xác định chính xác giá trị góc nhọn của một hình học bất kỳ. Và góc nhọn nhỏ hơn góc vuông.
0° < Góc nhọn < 90°
2. Góc tù là gì?
Góc tù cũng được tạo thành từ 2 đường thẳng trong mặt phẳng, góc tù có giá trị lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn tổng 3 góc trong tam giác. Không có hình học phẳng nào tồn tại góc tù.
90° < Góc tù < 180°
3. Góc bẹt là gì?
- Góc bẹt bằng hai góc vuông.
- Góc bẹt là góc có giá trị bằng 180°, nửa đường tròn là có giá trị bằng góc bẹt. Những hình như cánh quạt khi xòe tròn cũng tạo thành 1 góc bẹt.
- Góc bẹt nhìn giống một đường thẳng.
Góc bẹt = 180°
4. Góc vuông là gì?
Góc vuông là loại góc thông dụng nhất trong hình học phẳng. Nó có giá trị bằng 90°. Các loại hình học tồn tại góc vuông như hình thang, hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông, hình thoi. Tính chất hình vuông có ý nghĩa và ứng dụng quan trọng trong hình học, giúp giải quyết nhiều dạng bài tập về lượng giác khác nhau.
Góc vuông = 90°
- Cách vẽ và đo góc vuông bằng ê-ke
- Dùng ê-ke để xác định góc vuông
- Vẽ góc vuông bằng ê-ke
- Ta dựng thước thẳng đứng thành góc 90o
5. Góc phản là gì?
Loại góc này ít phổ biến trong sách giáo khoa, nhưng đôi khi trong hình tròn bạn cũng có thể gặp qua. Nó có giá trị lớn lớn hơn 180° nhưng nhỏ hơn 360°.
180° < Góc phản < 360°
6. Góc đầy là gì?
Góc bằng toàn bộ hình tròn được gọi là góc đầy, nó có giá trị bằng 360°
Góc đầy = 360°
7. Hai góc phụ nhau, kề nhau, bù nhau
- Hai góc phụ nhau: Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90o
- Hai góc kề nhau: Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nữa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung.
- Hai góc bù nhau: Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o. Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau là hai góc kề bù, tổng số đo của hai góc kề bù bằng 180o.
8. Cách xác định giá trị góc
Có nhiều cách giúp bạn xác định giá trị của một góc, nó còn phụ thuộc vào loại hình học. Về cơ bản có những cách sau:
Sử dụng tính chất của hình học
Nếu đó là hình vuông, hình chữ nhật thì giá trị góc các hình trên luôn bằng 90°. Hình tam giác thì bạn cần nhớ tổng 3 góc trong tam giác luôn bằng 180°. Lưu ý rằng tùy từng hình học khác nhau hay giả thiết của bài tập cho mà bạn có thể suy ra giá trị các góc còn lại.
Sử dụng thước đo góc hoặc êke
Đây là những dụng cụ xác định giá trị một góc có số đo bằng bao nhiêu chính xác nhất. Thước đo góc thường có hình chiếc quạt hay nữa hình tròn. Nó có giá trị từ 0° đến 180°.
9. Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt lớp 4
Câu 1 : Cho hình vẽ như sau:
Góc đã cho có đỉnh là:
A. Đỉnh O
B. Đỉnh M
C. Đỉnh N
D. Tất cả các đán án trên đều đúng.
Câu 2 : Cho hình vẽ như sau:
Góc đã cho có cạnh là:
A. Cạnh HDC
B. Cạnh DH, HC
C. Cạnh DH, DC
D. Cạnh DC, HC
Câu 3 : Trong hình dưới đây, góc đỉnh O cạnh OA và OB là góc nhọn. Đúng hay sai?
Câu 4 : Cho hình vẽ như sau:
Góc đỉnh A là góc gì?
A. Góc nhọn
B. Góc tù
C. Góc vuông
D. Góc bẹt
Câu 5 : Điền số thích hợp vào ô trống:
Trong các góc đã cho có góc nhọn, góc tù
Câu 6 : Điền số thích hợp vào ô trống:
Trong hình đã cho ta thấy có góc vuông, góc nhọn.
Câu 7 : Cho hình vẽ như bên dưới:
Trong hình vẽ trên có:
A. 1 góc tù, 1 góc nhọn, 1 góc vuông
B. 1 góc vuông, 2 góc nhọn
C. 1 góc vuông, 2 góc tù
D. 1 góc tù, 2 góc nhọn
Câu 8 : Điền số thích hợp vào ô trống:
Trong hình trên ta thấy có góc vuông, góc nhọn, góc bẹt.
Câu 9 : Điền số thích hợp vào ô trống:
Trong hình đã cho có góc bẹt, góc tù.
Câu 10 : Cho hình vẽ như sau:
Số góc nhọn có trong hình vẽ trên là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 11: Trong các góc dưới đây, góc nào là góc tù, góc bẹt, góc nhọn?