Góp ý sách giáo khoa lớp 7 Cánh Diều
Góp ý sách giáo khoa lớp 7 Cánh Diều đầy đủ các môn học giúp các thầy cô tổ chức góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 7 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết các phiếu nhận xét cho từng môn học.
>> Tham khảo: Danh mục SGK lớp 7 mới năm 2022 - 2023
Mẫu nhận xét sách giáo khoa lớp 7
- 1. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Toán
- 2. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Ngữ Văn
- 3. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Sử Địa
- 4. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Tiếng Anh
- 5. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Âm nhạc
- 6. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Công nghệ
- 7. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Công dân
- 8. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Tin học
- 9. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Khoa học tự nhiên
- 10. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Mĩ thuật
1. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Toán
Chủ đề Đại số: Bài đại lượng tỉ lệ thuận
* Về mặt hình thức: Đẹp, gọn hơn so với toán 6 và hình ảnh nhẹ nhàng hơn so với toán 6 cùng phiên bản.
* Về mặt cấu trúc:
- Phần khởi động đưa ra ví dụ nhưng chưa thực tế, khó nhận biết nên em đã đổi thành bài toán khác mang tính thời sự hơn và dễ hiểu hơn
- So với phiên bản sách hiện hành đưa ra đến 2 ví dụ nhưng ở cánh diều chỉ 1 ví dụ về đại lượng nên chưa đủ sự phong phú và thuyết phục người học để tổng quát thành định nghĩa.
* Về tính chất: Trình bày gọn gàng, dễ nhận biết tính chất và đưa ra được 2 ví dụ khá sát, dễ hiểu, dễ áp dụng vào phần bài tập
* Về giới thiệu dạng toán: Đã đưa ra đc 2 dạng toán áp dụng tính chất và áp dụng dãy tỉ số rất thực tế.
KL chung: Có sự thay đổi đẹp về hình thức và chất lượng hơn so với bộ toán 6 cùng loại.
Đánh giá: 8đ
Chủ đề Hình học: Bài Tam giác cân
* Về mặt hình thức: Đẹp, gọn hơn so với toán 6 hình ảnh rõ ràng.
* Về mặt cấu trúc:
Phần khởi động giới thiệu hình ảnh về cầu Long Biên nhưng em đổi thành cầu Nhật Tân cho nó hoành tráng. Gv tự thêm vào phần vẽ hình theo cách diễn đạt để rèn thêm kĩ năng vẽ hình cho Hs.
- So với phiên bản sách hiện hành là giới thiệu ngay định nghĩa nhưng sách mới thì cho Hs nhận biết một cách trực quan qua hình ảnh hoặc qua đo đạc (gv tự yêu cầu) để nhận biết định nghĩa. tuy nhiên sách cũ vẫn tường minh hơn ở cách giới thiệu tên gọi các yếu tố trong tam giác.
- Cách xây dựng phần tính chất nhẹ nhàng hơn so với sách cũ (hay). Mục giới thiệu định nghĩa tam giác vuông cân và tính chất của tam giác vuông cân nhẹ nhàng hơn sgk bằng một ví dụ vì nếu đối tượng Hs khá giỏi thì Gv yêu cầu Hs tự thực hiện còn với Hs tb yếu thì chỉ cần hướng dẫn Hs đọc hiểu, phân tích để xây dựng. Cũng qua ví dụ này, tác giả đã giới thiệu dạng toán tính số đo của góc ở đỉnh khi biết số đo góc ở đáy (Đánh giá cao ở điểm này)
- Tương tự như tính chất thì dấu hiệu nhận biết cũng nhẹ nhàng và lồng ghép được dạng toán tính số đo của góc ở đáy khi biết số đo của góc ở đỉnh trong ví dụ 3 sgk và giới thiệu định nghĩa và dấu hiệu nhận biết tam giác đều qua ví dụ 4.
- Giới thiệu gọn gàng cách vẽ tam giác cân (để người học dễ quan sát hơn, người soạn đã edit lại hình ảnh cho tường minh hơn)
* Bài tập: Giới thiệu được nhiều dạng bài tập khác nhau và có 1 bài toán thực tế.
KL chung: Sách viết theo lối nhẹ nhàng, dễ tiếp cận với người học và người dạy có thể linh hoạt trong quá trình truyền đạt với từng đối tượng hs. Giới thiệu một cách khéo léo 2 dạng toán thông qua từng hoạt động học. Chưa có nhiều bài tập ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Đánh giá 8.5 đ
Chủ đề Thống kê xác xuất: Bài Làm quen với biến cố
* Về mặt hình thức: Đẹp, rõ chữ.
* Về mặt cấu trúc:
- Phần khởi động giới thiệu một tình huống về trò chơi rút thẻ từ trong hộp để dẫn dắt vào bài giống như cho có. Thua xa so với sách CTST là tạo được tình huống động não thật sự.
- Khác hẳn so với 2 bộ sách viết về chủ đề cùng loại trước đó thì anh cánh diều lại chỉ tập trung vào giới thiệu về biến cố ngẫu nhiên chứ không động chạm đến biến cố chắc chắn và biến cố không thể (cái này thì không rõ lắm về mục tiêu của chương trình nên k dám quánh giá ở đây)
- Cả 2 hoạt động (2 trò chơi) được sắp xếp giống nhau về mặt phương pháp và bố cục. Thông qua nhận xét 2 hoạt động khám phá để nhận biết thế nào là biến cố ngẫu nhiên, củng cố bằng 1 ví dụ sgk và 1 bài tập cho mỗi hoạt động.
* Bài tập: Với mức độ kiến thức của bài này thì chỉ tập trung vào rèn kĩ năng liệt kê ra tập hợp các kết quả sự kiện và xác định biến cố ngẫu nhiên nên có phần nhẹ hơn so với hai bộ sách có cùng chủ đề.
KL chung: Không đặt nặng về giới thiệu nhiều khái niệm như 2 bộ sách trước mà chỉ tập trung vào rèn kĩ năng liệt kê tập hợp và xác định biến cố ngẫu nhiên thôi nên cũng tạm chấp nhận được
Đánh giá: 8.0 đ
2. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Ngữ Văn
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 6- Truyện ngụ ngôn và tục ngữ | Trang 3 | Phần yêu cầu cần đat: Không có yêu cầu nào về thành ngữ | Bổ sung yêu cầu nhận biết về đặc điểm thành ngữ, nội dung phân biệt tục ngữ, thành ngữ | Học sinh có thể phân biệt tục ngữ, thành ngữ. |
Bài 9- Tùy bút và tản văn | Trang 53, dòng 11, 15, 16, 17 | Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí | - … là tiểu loại của kí (nếu đúng) - Khái niệm: Tản văn là loại văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. | Khái niệm chưa thống nhất với 2 bộ sách hiện hành. |
Bài 10- VĂN BẢN THÔNG TIN | Trang 75, dòng 7 | Yêu cầu cần đạt: Nhận biết thuật ngữ và nghĩa của thuật ngữ | Yêu cầu cần đạt: Nhận biết thuật ngữ và đặc điểm của thuật ngữ | - Phần nội dung nêu khái niệm và đặc điểm thuật ngữ. - Chưa thống nhất yêu cầu cần đạt với 2 bộ sách hiện hành |
3. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Sử Địa
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất | ||
Phụ lục | Phụ lục để phần cuối sách | Phụ lục bố trí chuyển lên đầu sách | Thuận lợi cho việc sử dụng sách | |||
Các bài | Phần Luyện tập và vận dụng không có tiêu đề, để trong ô có màu rất nhạt | Phần Luyện tập và vận dụng nên đặt tiêu đề, tăng thêm màu trong ô đó lên | Tạo sự rõ ràng và nổi bật so với các nội dung khác | |||
Các bài | Hệ thống câu hỏi trong phần Hình thành kiến thức mới: 2 màu xanh khác nhau | Hệ thống câu hỏi trong phần Hình thành kiến thức mới: cần chọn 1 màu xanh đậm | Do không đồng nhất về màu sắc trong cùng một nội dung. |
4. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Tiếng Anh
* Ưu điểm
- Chủ đề bài học phong phú, sinh động, thiết thực với cuộc sống mang lại nhiều hiểu biết cho học sinh về thế giới.
- Hình ảnh sống động, bố cục sách đẹp, khoa học
* Hạn chế:
- Các dạng bài tập trong sách chưa đa dạng để học sinh rèn luyện
- Những bài đọc rèn kĩ năng reading còn hơi ngắn.
* Một số góp ý điều chỉnh
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do |
Chưa có tiết ôn tập sau 3 bài | Thêm bài ôn tập sau mỗi 3 bài | Giúp học sinh khắc sâu và nắm vững nội dung hơn | ||
Unit 2 và Unit11 | Trang 23 và trang 114 | Phần pronunciation có 4 âm trong 1tiết nhiều | 2 âm cho mỗi bài | Học sinh sẽ không nắm chắc |
Unit 4 | Trang 46 | Phần Critical thinking yêu cầu cao so với học sinh | Thêm địa điểm hoặc từ gợi ý | Học sinh không đủ kiến thức và từ vựng để nói về vấn đề này |
Unit 6 | Trang 66 | Phần writing yêu cầu học sinh phải hiểu biết về lĩnh vực âm nhạc mới viết được | Thêm gợi ý | Học sinh không đủ từ và kiến thức để viết |
Unit 7 | Trang 72,73 | Phần Language focus có nhiều điểm ngữ pháp trong phần này trong bài tập ứng dụng trang 73 không có bài tập áp dụng phần conjunctions | Bỏ bớt phần conjunctions | Nếu chỉ giới thiệu sơ qua học sinh sẽ dễ quên, không nhớ |
5. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Âm nhạc
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất | ||
Thường thức âm nhạc | Trang 8 - 9 | Một số thể loại bài hát. | Bổ sung thể loại ca khúc thiếu nhi, vui chơi. | Chưa giới thiệu đầy đủ các thể loại bài hát. | ||
Thường thức âm nhạc | Trang 14 -15 | Dân ca một số vùng miền. | Bổ sung ví dụ tên một số bài dân ca ở mục 1,2. | Thiếu dữ liệu thông tin. | ||
Lí thuyết âm nhạc | Trang 20 - 21 | Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc. | Đưa vào nội dung. | Đưa vào nội dung. | ||
Bài đọc nhạc số 6 | Trang 42 - 43 | Để hai bè. | Để 1 bè. | Nặng kiến thức. | ||
Lí thuyết âm nhạc: Một số thuật ngữ, kí hiệu về nhịp độ, sắc thái cường độ | Trang 48 | Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ. | Để 1 nội dung thuật ngữ về nhịp độ. | Nặng kiến thức. | ||
Bài đọc nhạc số 8 | Trang 55 - 56 | Để hai bè. | Để 1 bè. | Nặng kiến thức. |
6. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Công nghệ
STT | Bộ sách | Ưu điểm nổi bật | Nội dung chưa phù hợp |
1 | Cánh diều | - Thể hiện đầy đủ yêu cầu cần đạt trong chương trình GDPT 2018. - Nội dung sách giáo khoa có các chủ đề, nội dung chú trọng việc thực hiện tích hợp kiến thức liên môn, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học gắn kết với thực tiễn cuộc sống. - Nội dung sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục. | - Nội dung kiểm tra đánh giá ở một số bài chưa phát huy được năng lực học tập của học sinh. - B ộ sách có tính ‘mở’ khá cao nên giáo viên tốn nhiều thời gian cho việc định hướng. |
7. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Công dân
Nội dung góp ý:
- Nhìn chung cả ba bộ sách nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phù hợp, chính xác, khoa học.
- Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.
SÁCH CÁNH DIỀU, Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (tổng chủ biên), NXB Đại học Huế.
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương. | Trang 7 | Trường hợp 1 | Thay thế bằng tình huống việc làm hay hình ảnh minh hoạt gây ảnh hưởng đến truyền thống quê hương. | Chưa làm rõ được những việc làm cụ thể ảnh hưởng đến truyền thống quê hương. |
Bài 2. Bảo tồn di sản văn hóa | Trang 12 | Hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi. | Bổ sung thêm hình ảnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với thế giới như lễ hội Festival huế hoặc áo dài Việt Nam được các nguyên thủ quốc gia mặc áo dài dự APEC. | Thông tin chưa làm nổi bậc giá trị của việc kế thừa, giữ gìn và phát triển các di sản văn hóa của dân tộc. |
Bài 3. Quan tâm, thông cảm và chia sẻ. | Trang 18 | Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. | Bổ sung những hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, thông cảm và chia sẽ. | Hoạt động khám phá chưa thấy những hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, thông cảm và chia sẽ để giáo dục học sinh. |
Bài 5. Giữ chữ tín | Trang 26 | Ý nghĩa của việc giữ giữ chữ tín. | Bổ sung thêm một số tranh ảnh về giữ chữ tín trong kinh doanh. Phân biệt vai trò quan trọng của giữ chữ tín ảnh hưởng về mặt tin thần và về mặt vật chất. | Cần mở rộng thêm vai trò của giữ chữ tín để học biết được giữ chư tín có ý nghĩa rất quan trọng. |
Bài 9. Ứng phó với bạo lực học đường. | Trang 47 | Mục b. Ứng phó với bạo lực học đường. Tại hình ảnh 1 | Cần thay đổi hình ảnh theo hướng có giải quyết. | Hình ảnh gây khó cho học sinh. Vì nếu bạn muốn đánh thì dù đi hay ở lại cũng sẽ có bạo lực xảy ra. |
Bài 10. Phòng chống tệ nạn xã hội | Trang 53 | Hậu quả của tệ nạn xã hội. | Cần bổ sung những quy định của pháp luật; ngày phòng, chống ma túy. | Tệ nạn xã hội cũng liên quan đến những quy định của pháp luật. |
Bài 11: Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội | Trang 57 Thông tin 3 | Pháp lệnh phòng chống mại dâm… | Có thể thay bằng quy định về quyền trẻ em… | HS còn nhỏ mà nói đến vấn đề mua dâm, bán dâm… không phù hợp |
8. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Tin học
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng | - Thứ tự bài 1,2 chưa hợp lý(Bài 1 học về TB vào-ra của máy tính cá nhân, bài 2 mới học về khái niệm TB vào-ra) - Nội dung kiến thức giới thiệu về TB vào-ra được chia quá nhỏ, không cần thiết | - Có thể đổi thứ tự 2 bài 1 và 2. - Có thể gộp bài 1,2 thành 1 bài. |
9. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Khoa học tự nhiên
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ đề 1: Nguyên tử. Nguyên tố hóa học | Trang 10 | Nội dung bài chi tiết, hướng dẫn tỉ mỉ, dễ cho người học tiếp thu. Hình thức trình bày chưa mang tính thống nhất giữa các trang. | Nên để phần kiến thức bên lề trái thống nhất giữa các trang |
|
10. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Mĩ thuật
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 6: Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trung đại thế giới | 24 | - Hình ảnh minh họa hơi nhỏ - Tranh minh họa của nghệ thuật phương Đông còn ít. | - Hình ảnh minh họa cần to hơn - Thêm tranh minh họa của nghệ thuật phương Đông | - Làm cho bài học sinh động hơn. |