Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Góp ý sách giáo khoa lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Mẫu phiếu Góp ý sách giáo khoa lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các thầy cô tổ chức góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 7 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết các phiếu nhận xét cho từng môn học.

>> Tham khảo: Danh mục SGK lớp 7 mới năm 2022 - 2023

1. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Toán

Chủ đề Đại số: Bài đại lượng tỉ lệ thuận

* Về mặt hình thức: Đẹp, gọn hơn so với toán 6 nhưng kênh hình giảm nhiều so với phiên bản cũ. thiếu sự phong phú

* Về mặt cấu trúc:

· Phần khởi động giới thiệu một loại củ tốt cho sức khỏe (hay) nhưng nếu thêm một vài thông tin về món ăn hoặc thức uống được chế biến từ nó thì sẽ kĩ hơn.

· So với phiên bản sách hiện hành đưa ra đến 2 ví dụ nhưng ở đây vẫn đưa ra chỉ một ví dụ nhưng nổi bật được công thức trong tính toán.

· Cách xây dựng phần chú ý đơn giản, nhẹ nhàng.

· So với sách cánh diều và CTST thì KNTT lại gộp chung phần tính chất vào định nghĩa. Nếu như không để ý kĩ thì khó nhận biết (cái này chắc có lẽ ý đồ tác giả đưa ra mỗi mục một tiết hay chăng. Tuy nhiên mình vẫn thích sự tường minh hơn. (KNTT mất điểm phần này)

* Về tính chất: Trình bày gọn gàng và sau đó đưa ra hai bài toán thực tế luôn. Tuy nhiên trong cả 3 sách thì chỉ có anh Cánh diều mới trình bày cách nhận biết tính chất 2. còn 2 sách còn lại thì lại không trình bày kĩ. (Chắc do bữa giờ đứt cáp quang nên anh KNTT bị mất tín hiệu đến tận Chân trời)

* Về giới thiệu dạng toán: Đã đưa ra được 2 bài toán áp dụng dãy tỉ số rất thực tế, nhưng ưu điểm ở KNTT là có 1 dòng giới thiệu về dạng toán chia một số theo tỉ lệ cho trước và sau đó cho luôn bài tập áp dụng ngay. (chỉ 1 dòng nhưng hơn hẳn 2 anh kia)

* Bài tập: Lượng bài tập đưa ra không nhiều, tuy nhiên mỗi bài mỗi dạng khác nhau để giới thiệu

KL chung: Có sự phối hợp được nhiều phương pháp tích cực trong hoạt động lĩnh hội tri thức với trẻ. Bài tập tuy ít nhưng phong phú về các dạng toán. Cách trình bày một số nội dung chưa hợp lí

Đánh giá 7.5đ

Chủ đề Hình học: Bài Tam giác cân

* Về mặt hình thức: Đẹp, gọn hơn so với toán 6 hình ảnh rõ ràng.

* Về mặt cấu trúc:

· Phần khởi động giới thiệu hình ảnh về bản vẽ một ngôi nhà nhưng Gv soạn thì lại thay thế thành một hình ảnh chân thật về nhà Rông (một biểu tượng văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng tây nguyên) nhằm giới thiệu và quảng bá thêm nét đẹp truyền thống của các dân tộc VN. Gv tự thêm vào phần vẽ hình theo cách diễn đạt để rèn thêm kĩ năng vẽ hình cho Hs.

· Từ phần khởi động trên là đi thẳng vào giới thiệu định nghĩa tam giác cân, tên gọi của các yếu tố trong tam giác cân và củng cố ngay bằng bài tập áp dụng định nghĩa để nhận biết tam giác cân như SGk cũ.

· Cách xây dựng phần tính chất nhẹ nhàng hơn so với sách cũ bằng cách hoàn thành một chứng minh hình học đồng thời qua đó nhận biết tính chất và dấu hiệu nhận biết. hoàn toàn tương tự như phiên bản sgk cũ. Cuối hoạt động là một bài tập theo mức độ thông hiểu và qua đó giới thiệu được khái niệm tam giác đều. (tam giác vuông cân thì không được giới thiệu trong phần kiến thức của sách này - mà lại giới thiệu trong phần bài tập 4.26) nhưng về mặt trình bày phần định nghĩ và tính chất có sự phân định rạch ròi là hơn CTST rồi.

· Thua so với sách cánh diều và sgk hiện hành ở chỗ chưa giới thiệu được cách vẽ tam giác cân, tam giác đều (chưa hiểu ý đồ tác giả). Dành cho các cháu về nhà tự tìm hiểu vậy (mục 4)

* Khác với Cánh diều và KNTT thì nội dung đường trung trực của một đoạn thẳng lại lồng ghép vào đây như thể vừa giới thiệu định nghĩa đường trung trực và vừa áp dụng kiến thức của tam giác cân vào đường trung trực của đoạn thẳng. (ở chủ đề này đang so sánh về tam giác đặc biệt nên tớ sẽ không đánh giá nội dung trên để tính điểm)

* Bài tập: Lượng bài tập đưa ra không nhiều nhưng đã thể hiện được nhiều dạng toán. Chỉ có điều thua so với Cánh diều và CTST thì KNTT chưa đưa ra được 2 dạng bài tập tính góc ở đỉnh và góc ở đáy (không hiểu ý đồ tác giả là gì?) Chưa có dạng toán áp dụng kiến thức vào thực tế (cái này theo mình đoán là do không đưa 2 dạng toán trên vào nên khó để ra được dạng toán thực tế).

KL chung: Sách viết theo lối nhẹ nhàng, dễ tiếp cận với người học và người dạy có thể linh hoạt trong quá trình truyền đạt với từng đối tượng hs. Giới thiệu được những dạng toán chứng minh hình học qua hệ thống bài tập nhưng chưa có bài toán thực tế. Tuy có rõ ràng về nội dung nhưng lại mang tính chất giới thiệu nặng về kiến thức hơn là chú trọng đến rèn luyện kĩ năng cho Hs.

Đánh giá: 6.5 đ

Chủ đề Thống kê xác xuất: Bài Làm quen với biến cố

* Về mặt hình thức: Màu mè và chữ chưa đẹp, chưa rõ - chắc là nguyên nhân do bản mẫu để điều chỉnh nhưng phần hình ảnh minh họa thì khá nghèo nàn.

* Về mặt cấu trúc:

· Phần khởi động giới thiệu một câu trích dẫn cụt ngủn làm dễ quê độ chỗ này. Vì lí do đây là phần kiến thức khá mới với HS THCS và với người lâu năm quen và thuộc lòng với sách THCS mà quất câu lấp lửng cũng hơi chênh vênh xíu nhưng lấy lại thăng bằng ngay để tiếp tục soi.

· Mở đầu khái niệm là đi vào 2 hoạt động khám phá mà nhìn vào và tinh ý một chút là thấy ngay hoạt động được thiết kế theo PP khăn trải bàn roài nên sẵn đó tớ quất luôn cái hình ảnh cho người đọc dễ hiểu. thông qua hai hoạt động là giới thiệu ngay khái niệm. và có một bài tập trả lời câu hỏi để củng cố khái niệm cho hoạt động 1 như vậy là khá ổn.

· Hoạt động 2 đi sâu vào củng cố cho Hs về các khái niệm biến cố ngẫu nhiên/chắc chắn/không thể thông qua hai ví dụ và hai bài tập thực tế khá gần gũi như vậy là ổn.

· Bài tập phần thử thách nhỏ sai đề.

* Bài tập: Với mức độ kiến thức của bài này thì chỉ dừng lại cấp độ nhận biết và thông hiểu nên với 3 bài tập sgk là khá ổn (chưa có thời gian giải)

KL chung: Sách viết khéo léo chèn vào PPDH hiện đại bên trong hoạt động và bố trí các hoạt động khá hợp lí. Lỗi kiến thức khi ra đề bài tập (cục sạn chà bá lửa - nhưng không đáng bị mất điểm phần này vì chỉ là bản mẫu còn góp ý và điều chỉnh.)

Đánh giá: 8.5 đ

2. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Ngữ Văn

Mẫu nhận xét 1

Tên bài

SGK Tập 1-2

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 1:

Bầu trời tuổi thơ

Tập 1

Tr10, dòng 19

Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ

Dùng từ, cụm từ mở rộng thành phần câu:

-Mở rộng thành phần chính của câu

-Mở rộng thành phần trạng ngữ của câu

Nội dung hiện tại thiếu tính khái quát ( thiếu trường hợp dùng TỪ mở rộng câu )

Bài 6:

Bài học cuộc sống phần Tri thức Ngữ văn

Tập 2

Tr5, dòng 12

Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu ngắn gọn, nhịp nhàng…

Tục ngữ thuộc loại sáng tác dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng…

Nội dung hiện tại thiếu tính khái quát, không rõ ràng ( “là những câu ngắn gọn” ) dẫn đến khó hiểu, khó nhớ.

Bài 6:

Bài học cuộc sống

Tập 2

Tr5, dòng 16

Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy…

Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh…

Nội dung hiện tại sử dụng cách diễn đạt mơ hồ gây khó hiểu cho học sinh ( có nghĩa bóng bẩy ). Đây là khái niệm về thành ngữ nên cần nêu khái quát và dễ hiểu.

Mẫu nhận xét 2

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 2 - Khúc nhạc tâm hồn

Trang 43/dòng 10

Gặp lá cơm nếp ( Thanh Thảo )

chú thích lá cơm nếp

Học sinh không hiểu, biết về lá cơm nếp

Bài 5 - Màu sắc trăm miền, phần thực hành tiếng Việt

Trang 116, dòng 15

Từ địa phương: Tía, Từ toàn dân: Bố

Từ toàn dân: Cha

Cả từ tía bố đều là từ địa phương

Bài 5- Màu sắc trăm miền, phần chú thích

Trang 108, dòng cuối

Nhuy.

Nhụy

Sai vị trí dấu nặng

Bài 5- Màu sắc trăm miền, Chuyện cơm hến

Trang 111, dòng 4

mướp đắng

chú thích

(khổ qua)

Học sinh dễ hiểu

Bài 6- Bài học cuộc sống, thực hành tiếng Việt

Trang 11, dòng 29

Thành ngữ chuyển núi dời sông

Thay ví dụ khác

- Thành ngữ có nghĩa lạ cho dù đúng trong trường hợp cấu trúc của thành ngữ có thể bị phá vỡ (… dời sông ) đúng là lấp sông, lấp bể…

- Là văn bản dịch

Bài 8 - Trải nghiệm để trưởng thành

Trang 60, dòng 6, 7

Con người và con đường. Đôi bạn này có chung một từ “con”.

(Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)

Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác.

( hoặc một ví dụ khác)

Tính liên kết vẫn đảm bảo, chỉ ra được phép liên kết thế. Tuy nhiên, hai câu ở nội dung hiện tại, khi tách khỏi văn bản khó hiểu, không hay

( xét về nghĩa), câu 1 là câu chưa đủ thành phần (xét về cấu trúc)

3. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Sử Địa

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Các bài

Tên đầu bài và các đề mục: màu tím nhạt

Chọn sang màu đỏ

Màu tím tối và mờ nhạt, không nổi bật được tên bài và đề mục

Các bài

Các câu hỏi trong phần hình thành kiến thức mới: chữ in đứng và màu xanh nhạt

Chọn sang mẫu chữ in nghiêng và chọn màu xanh đậm

Tạo sự nổi bật và khác biệt so với các nội dung khác

4. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Công dân

Nội dung góp ý:

- Nhìn chung cả ba bộ sách nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phù hợp, chính xác, khoa học.

- Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.

SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG, tác giả Nguyễn Thị Toan (tổng chủ biện), NXB Giáo Dục Việt Nam.

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương.

Trang 6, 7

Tại mục 1. Một số truyền thống của quê hương.

Bổ sung thêm hình ảnh về truyền thống quê hương. Hạn chế kênh chữ quá nhiều.

Kênh thông tin về truyền thống quê hương còn ít.

Bài 2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trang 10

Đọc câu chuyện

Thay thế bằng câu chuyện có thật của Việt Nam.

Việt Nam có rất nhiều tấm gương về sự quan tâm, cảm thông và chia sẽ.

Trang 11, 12

Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẽ.

Bổ sung thêm ca dao, tục ngữ, danh ngôn.

Cho hs biết thêm về ý nghĩa của ca dao, tục ngữ, danh ngôn.

Bài 3. Học tập tích cực, tự giác

Trang 14

Biểu hiện của học tập tích cực, tự giác.

Bổ sung thêm một số hình ảnh chưa thể hiện học tập tự giác.

Phần biểu hiện chưa thấy làm rõ tinh thần chưa tự giác để giáo dục học sinh trong thực tế.

Bài 4. Giữ chữ tín.

Trang 21

Ý nghĩa của giữ chữ tín.

Bổ sung hình ảnh giữ chữ tín trong kinh doanh.

Qua đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của giữ chữ tín ảnh hưởng về tinh thần và kinh tế của bản thân và người khác.

Bài 5. Bảo tồn di sản văn hóa.

Trang 24

Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.

Bổ sung thêm thời gian di sản văn hóa được Unesco công nhận.

Chỉ đưa hình ảnh nhưng không nghi cụ thể thời gian được công nhận để cho học sinh biết.

Quản lí tiền

Trang 45

Tình huống phần 2: Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả: tác giả sử dụng từ “vay tiền”

Thay bằng “mượn tiền”

Dùng từ vay tiền đề ăn uống hằng ngày của HS là không hợp lí.

5. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Tin học

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng

Hình minh họa 1 số các thiết bị máy tính bằng các hình vẽ màu đen.

Thay bằng: Ảnh chụp các thiết bị máy tính thực tế đang được sử dụng.

- Thẩm mỹ hơn

- Học sinh dễ quan sát.

- Sử dụng hình ảnh thật giúp HS nhận biết các thiết bị ngoài thực tế.

6. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Âm nhạc

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Mục 2

Trang 6

Chữ không đều đậm nhạt

Chỉnh đậm nhạt

Chữ chưa đồng bộ

Bản nhạc bài: Tuổi đời mênh mông

Trang 8

Chữ không đều đậm nhạt

Chỉnh đậm nhạt

Chữ chưa đồng bộ

Hát: Lí kéo chài

Trang 31

Chú thích

Bổ xung chú thích nghĩa từ” xịa”

Bổ xung chú thích nghĩa từ” xịa”

Nhạc cụ

Trang 35

Luyện tập

Chọn nội dung đơn giản hơn

Nặng kiến thức với HS cả 2 nội dung kèn phím và Recorder

Hát: Mùa xuân ơi

Trang 38

Chữ không đều đậm nhạt

Chỉnh đậm nhạt

Chữ chưa đồng bộ

Lí thuyết âm nhạc

Trang 42

Dấu luyến để phần chú thích

Đưa vào nội dung

Đưa vào nội dung

Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ

Trang 48

Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ

Để 1 nội dung thuật ngữ về nhịp độ

Nặng kiến thức

Nhạc cụ

Trang 49

Luyện tập kèn phím và Recorder

Chọn nội dung đơn giản hơn

Nặng kiến thức với HS cả 2 nội dung kèn phím và Recorder

Luyện tập bài đọc nhạc

Trang 60

Đọc nhạc 2 bè

Bỏ bè

Nặng kiến thức

Nghe nhạc: Hè về

Trang 64

Chữ không đều đậm nhạt

Chỉnh đậm nhạt

Chữ chưa đồng bộ

7. Mẫu nhận xét SGK lớp 7 môn Tiếng Anh

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Unit 2. Health

Lesson 5. Skills 1

23 - 24

- Hình thức: Đảm bảo tính thẩm mĩ; hấp dẫn thu hút người đọc.

- Nội dung: Kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh khối 7, nội dung chi tiết, hướng dẫn tỉ mỉ dễ cho người học tiếp thu.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm