Hãy đề xuất một dự án nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường mình trong năm 2022

Thầy/cô hãy đề xuất một dự án nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường mình trong năm 2022 là câu hỏi có trong cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho Giáo viên THCS, nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết khi tham gia giao thông cho quý thầy cô. Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 03/01 - 21/01/2022.

Câu hỏi: Thầy/cô hãy đề xuất một dự án nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường mình trong năm 2022

Trả lời:

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh:

1. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ

  • Giáo dục học sinh nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, trọng tâm là: các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với từng cấp học; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; quy định về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy.
  • Phổ biến cho học sinh các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả phải gánh chịu khi vi phạm.
  • Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh.
  • Nếu đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ
    Đi xe đạp không không lạng lách, không đi hàng hai, hàng ba, không chở quá số người quy định khi tham gia giao thông

2. Một số khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông trong các nhà trường, cụ thể như sau:

  • “Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”;
  • “An toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người”;
  • “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”;
  • “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”;
  • “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”;
  • “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”;
  • “Ứng xử thân thiện và văn hóa khi tham gia giao thông”;
  • “Chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật về giao thông”.

3. Trách nhiệm của GVCN

  • Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh.
  • Tổ chức họp phụ huynh học sinh cho ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe đạp điện tham gia giao thông.
  • Đưa các tình huống xảy ra khi tham gia giao thông để học sinh thảo luận và đề ra phương án giải quyết trong các giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa.
  • Căn cứ vào những quy định về an toàn giao thông nếu học sinh lớp vi phạm căn cứ vào mức độ nặng nhẹ để xếp loại hạnh kiểm cuối năm.

 >> Tham khảo: Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022

................................................

“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” là chương trình đào tạo kiến thức ATGT và kỹ năng Lái xe an toàn dành cho đối tượng học sinh THCS và THPT do Công ty Honda Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo và Ủy ban ATGT Quốc gia thực hiện nhằm xây dựng và chia sẻ giáo trình giáo dục ATGT cho học sinh THCS & THPT mang tên “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” sát với thực tiễn, sinh động và dễ hiểu.

Xem thêm các câu hỏi tự luận:

Ngoài câu hỏi Hãy đề xuất một dự án nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường mình trong năm 2022, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo và tìm hiểu về Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2022, Câu hỏi an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2022 để trang bị thêm kiến thức tốt nhất về Luật giao thông Việt Nam.

Đánh giá bài viết
3 4.790
Sắp xếp theo

    Cuộc thi An toàn giao thông

    Xem thêm