Hóa 10 bài 21: Khái quát về nhóm halogen

Hóa 10 bài 21: Khái quát về nhóm halogen được VnDoc biên soạn là toàn bộ nội dung bài 21 hóa 10, nội dung tài liệu giúp các bạn học sinh khái quát trọng tâm nôi dung bài từ đó có thể dàng học thuộc. Mời các bạn tham khảo. 

A. Tóm tắt lý thuyết hóa 10 bài 21

I. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn

Gồm các nguyên tố flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I) và atatin (At). Atatin không gặp trong tự nhiên, là nguyên tố phóng xạ.

Thuộc nhóm VIIA, đứng ở cuối các chu kì, ngay trước các nguyên tố khí hiếm.

II. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử

Cấu hình electron dạng tổng quát: ns2np5

Do có 7 electron ở lớp ngoài cùng, chỉ còn thiếu 1 electron là đạt được cấu hình electron bền như khí hiếm, nên ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một đôi electron để tạo ra phân tử có liên kết cộng hoá trị không cực.

Phân tử có dạng X2 (X – X)

Liên kết của phân tử X2 không bền, dễ bị tách thành 2 nguyên tử X.

Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử này rất hoạt động vì chúng dễ thu thêm 1 eleetron, do đó tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh.

Do flo không có chứa phân lớp d => chỉ có thể nhận e nên chỉ mang số OXH là -1 khi ở trong hợp chất

Cl, Br, I có chứa phân lớp d, nên có khả năng nhường e nên còn có thể mang các số OXH khác -1 là : +1, +3, +5, +7.

III. Sự biến đổi tính chất

1. Sự biến đổi tính chất vật lý của các đơn chất

Từ flo đến iot thì

Trạng thái: chuyển từ thể khí sang thể lỏng và rắn

Màu sắc: đậm dần

Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy: tăng dần

2. Sự biến đổi độ âm điện

Đô âm điện tương đối lớn. Từ flo đến iot thì độ âm điện giảm dần

3. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất

Do các halogen có lớp electron ngoài cũng có cấu tạo tương tự nhau nên các đơn chất của haogen

giống nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành

Tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot

Đơn chất halogen oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo ra muối halogen, oxi hóa khí hiđro tạo ra những hợp chất khí không màu, chất khí này tan trong nược tạo dung dịch axit halogenhidric.

B. Giải bài tập hóa 10 bài 21

Để giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn cũng như có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa hóa 10. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải chi tiết bài tập tại: Giải Hóa 10 Bài 21: Khái quát về nhóm halogen

C. Trắc nghiệm hóa 10 bài 21

Câu 1: Những nguyên tố halogen thuộc nhóm

A. IA

B. VA

C. VIA

D. VIIA

Đáp án: D

Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là

A. ns2np4

B. ns2np5

C. ns2np3

D. ns2np6

Đáp án: B

Câu 3: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là

A. clo

B. brom

C. flo

D. iot

Đáp án: C

Câu 4: Trong nhóm halogen, sự biến đổi tính chấ nào sau đây của đơn chất đi từ flo đến iot là đúng?

A. Ở điều kiện thường, trạng thái tập hợp chuyển từ thể khí sang thể lỏng và rắn.

B. Màu sắc nhạt dần.

C. Nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

D. Tính oxi hóa tăng dần.

Đáp án: A

Câu 5: Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) :

A. ở điều kiện thường là chất khí.

B. tác dụng mãnh liệt với nước.

C. vừa cso tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.

Đáp án: D

Câu 6: Dung dịch muối không tác dụng với dung dịch AgNO3

A. NaF

B. NaCl

C. NaBr

D. NaI

Đáp án: A

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.

B. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo.

C. Trong các hợp chất, flo và clo có các số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7.

D. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.

Đáp án: C

Câu 8: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là

A. 47,2 %

B. 52,8

C. 58,2%

D. 41,8%

Đáp án: D

Giả sử Y không phải Flo

Gọi CTTB của X và Y là X

NaX → AgX

23 + X → 108 + X (g)

6,03 → 8,61 (g)

8,61.(23 + X) = 6,03. (108 + X)

X = 175,3 (Loại)

X là Clo, Y là Flo

Kết tủa chỉ gồm AgCl; nAgCl = nNaCl = 8,61 : 143,5 = 0,06 mol

% mNaCl = 0,06.58,5 : 6,03. 100% = 58,2% ⇒ % mNaF = 41,2%

Câu 9: Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Thể tích khí clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên (đo ở đktc) là

A. 4,48 lít.

B. 3,36 lít.

C. 2,24 lít.

D. 1,12 lít.

Câu 10: Cho 4 đơn chất F2; Cl2; Br2; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :

A. F2.

B. Cl2.

C. Br2.

D. I2.

Đáp án: D

Câu 11: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2?

A. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2

B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

C. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O

D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Đáp án: D

Câu 12: Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Cho hỗn hợp X tan trong nước thu được dung dịch A. Nếu cho brom dư vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn thấy khối lượng muối khan thu được giảm 7,05 gam. Nếu sục khí clo dư vào dung dịch A, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan giảm 22,625 gam. Thành phần % khối lượng của một chất trong hỗn hợp X là:

A. 64,3%.

B. 39,1%.

C. 47,8%.

D. 35,9%

Đáp án: C

Câu 13: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác:

A. Tất cả muối AgX (X là halogen) đều không tan trong nước.

B. Tất cả các hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường.

C. Tất cả các hiđro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit.

D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại.

Đáp án: A

Câu 14: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

A. 8,96 lít.

B. 6,72 lít.

C. 17,92 lít.

D. 11,2 lít.

Đáp án: A

Bảo toàn khối lượng: mCl2 = mmuối – mkim loại = 28,4g

⇒ VCl2 = (28,4:71). 22,4 = 8,96l

Câu 15: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?

A. Nhận thêm 1 electron.

B. Nhận thêm 2 electron.

C. Nhường đi 1 electron.

D. Nhường đi 7 electron.

Đáp án: A

Mời các bạn xem chi tiết đáp án bộ đề trắc nghiệm Hóa 10 bài 21 tại: Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 5

......................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hóa 10 bài 21: Khái quát về nhóm halogen. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 1.525
Sắp xếp theo

Hóa 10 - Giải Hoá 10

Xem thêm