Hoá học 8 bài 42: Nồng độ dung dịch
Hóa 8 Bài 42 Nồng độ dung dịch
Hoá học 8 Bài 42 Nồng độ dung dịch được VnDoc biên soạn tóm tắt trong tâm lí thuyết bài 42, đi kèm là ví dụ giải bài tập bài 42 hóa 8, giúp các em vận dụng tốt lí thuyết vào làm các dạng bài tập.
- Tổng hợp công thức Hóa học 8 cần nhớ
- Đề kiểm tra Hóa 8 học kì 2 năm học 2019-2020 (số 2)
- Đề kiểm tra Hóa 8 học kì 2 năm học 2019-2020 (số 1)
HÓA 8 BÀI 42: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
I. Trọng tâm lí thuyết
1. Nồng độ phần trăm
Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan trong 100g dung dịch
\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\)
Trong đó: mct là khối lượng chất tan
mdd là khối lượng dung dịch
\(\begin{array}{l} {m_{dd}} = {m_{ct}} + {m_{{H_2}O}}\\ \end{array}\)
2. Nồng độ mol dung dịch
Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan trong 1 lit dung dịch
\({C_M} = \frac{{{n_A}}}{{{V_{dd}}}}\)
Trong đó : nA là số mol
V là thể tích
II. Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Hòa tan 20g đường vào 40g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch
Ta có:
=>\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\)
\({m_{NaOH}} = \frac{{{m_{dd}} \times C\% }}{{100}} = \frac{{200 \times 15}}{{100}} = 30g\)
Ví dụ 2: Tính khối lượng NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%
Ta có: \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\)
\({m_{NaOH}} = \frac{{{m_{dd}} \times C\% }}{{100}} = \frac{{200 \times 15}}{{100}} = 30g\)
Ví dụ 3: 200 ml dung dịch có thể hòa tan 0,1 mol H2SO4. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch axit
Đổi 200ml = 0,2 lít
Ta có \({C_M} = \frac{{{n_A}}}{{{V_{dd}}}} = \frac{{0,1}}{{0,2}} = 0,5M\)
Ví dụ 4: 400ml dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch bazo
Ta có : =>\({n_{NaOH}} = \frac{m}{M} = \frac{{20}}{{40}} = 0,5mol\) => \({C_M} = \frac{{{n_{}}}}{{{V_{dd}}}} = \frac{{0,5}}{{0,4}} = 1,25M\)
III. Bài tập vận dụng
Bài 1. Tìm thể tich của dung dịch NaOH 2,5M để trong đó có hòa tan 40g NaOH.
A. 0,4 ml
B. 4 ml
C. 40 m
D. 400 ml
Bài 2. Số mol trong 300 ml NaOH 0,5M là
A. 0,15 mol
B. 0,075 mol
C. 0,6 mol
D. 0,3 mol
Bài 3. Hòa tan 200 ml Ca(OH)2 0,2M. Tính khối lượng cuả Ca(OH)2
A. 2,97 gam
B. 2,96 gam
C. 7,4 gam
D. 14,8 gam
Bài 4. Tìm khối lượng chất tan có 200ml dung dịch HCl 0,2M
A. 7,3 gam
B. 3,65 gam
C. 2,92 gam
D. 1,46 gam
Bài 5. Tính thể tích dung dịch HCl 2,5M để trong đó có hòa tan 0,5 mol HCl
A. 200 lít
B. 0,2 lít
C. 400 ml
D. 0,4 lít
Bài 6. Công thức nào sau đây biểu diễn đúng mối quan hệ giữa C% và CM
A. \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{V \times {m_{dd}}}} \times 100\%\)
B. \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{D \times {m_{dd}}}} \times 100\%\)
C. \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{V \times D}} \times 100\%\)
D.\(C\% = \frac{{{m_{dd}}}}{{V \times D}} \times 100\%\)
Bài 7. Dung dich HCl 25% (D = 1,198 g/ml). Tính nồng độ mol
A. 8M
B. 8,2M
C. 7,9M
D. 6,5M
Bài 8. Trộn 50g dung dịch muối ăn có nồng độ 20% với 50g dung dịch muối ăn có nồng độ 15%
Bài 9. Cho 6,2 gam Na2O vào 73,8 gam nước thu được dung dịch A. Tính nồng độ của chất có trong dung dịch A?
Bài 10. Cho 6,5 g kẽm tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch axit clohidric.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng
b) Tính nồng độ mol của dung dịch axit HCl đã dùng?
Câu 11: Hòa tan 23,4 gam NaCl vào nước thu được 200ml dung dịch NaCl aM. Giá trị của a là
A. 3M.
B. 1M.
C. 4M.
D. 2M.Đáp án: D
Câu 12: Hòa tan 20 gam muối ăn vào nước thu được 80 gam dung dịch. Khối lượng nước đã dùng để pha loãng lượng muối ăn trên là
B. 70 gam.
C. 40 gam.
D. 80 gam.
Đáp án: A
Câu 13: Hoà tan 40g BaCl2 vào 100g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là
B. 36,68%.
C. 56,57%.
D. 26,87%.
Đáp án: A
Câu 14: Hòa tan m gam NaOH vào nước thu được 200ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 4.
B. 6.
C. 10.
D. 8.Đáp án: D
Câu 15: Để thu được 500 g dung dịch CaCl2 10% cần phải
A. Hòa tan 10 g CaCl2 trong 490 g nước.
B. Hòa tan 200 g CaCl2 trong 300 g nước.
C. Hòa tan 450 g CaCl2 trong 10 g nước.
D. Hòa tan 50 g CaCl2 trong 450 g nước.Đáp án: D
Câu 16: Hòa tan m gam muối ăn vào 100 gam nước thu được 125 gam dung dịch. Giá trị của m là
A. 125.
B. 100.
C. 225.
D. 25.Đáp án: D
Câu 17: Nồng độ mol của 0,2 mol HCl trong 100ml dung dịch là
A. 1M.
B. 0,2M.
C. 2M.D. 0,1M.
Đáp án: C
Câu 18: Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết điều gì?
A. Phần trăm khối lượng chất tan trong 100 gam dung dịch.
B. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.C. Số mol chất tan có trong dung dịch.
D. Độ tan của một chất có trong 100 gam dung dịch.
Đáp án: B
Đáp án bài tập vận dụng
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
D | A | B | D | A | C | B |
Bài 8.
+ Khối lương muối ăn có trong 150g dung dịch nồng độ 20% là:
\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\% = > mct = \frac{{20\% \times 150}}{{100}} = 30g\)
+ Khối lương muối ăn có trong 75g dung dịch nồng độ 15% là:
\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\% = > mct = \frac{{15\% \times 75}}{{100}} = 11,25g\)
mdd= mdd1 + mdd2 = 150 + 75 = 225 g
\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\% = \frac{{30 + 11,25}}{{225}} \times 100 = 18,4\%\)
Bài 9.
Số mol Na2O = 0,1 mol
Số mol H2O = 3,5 mol
Na2O + H2O → 2NaOH
0,1 → 0,2
Nhận thấy H2O dư
mNaOH = 8g
\({m_{dd}} = {m_{{H_2}O }} + {m_{N{a_2}O}} = 69,2g\)
\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\% = \frac{8}{{69,2}} \times 100 = 11,56\%\)
Bài 10.
Số mol kẽm là 0,1 mol
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
0,1 → 0,2 → 0,1
\({C_M} = \frac{{{n_{}}}}{{{V_{dd}}}} = \frac{{0,1}}{{0,2}} = 0,5M\)
Nồng độ mol của axit đã dùng
\({C_M} = \frac{{{n_{}}}}{{{V_{dd}}}} = \frac{{0,2}}{{0,2}} = 1M\)
VnDoc đã giới thiệu Hoá học 8 Bài 42 Nồng độ dung dịch gồm nội dung lí trong tâm của bài, thêm vào là các bài tập ví dụ, bài tập củng cố giúp các em nắm vững lí thuyết, vận dụng làm bài tập dung dịch tốt hơn.