Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
Mọi người đều có thể nhận thấy hiện tượng: viên gạch nằm ngang rất ổn định, dựng nó đứng thẳng lên thì rất dễ bị đổ nhào; cái chai đựng nửa chai nước đặt đứng trên mặt đất bằng phẳng thì rất ổn định, chai không hoặc chai đựng đầy nước thì tương đối dễ bị lật nhào. Từ hai sự việc kể trên, có thể thấy, muốn cho một vật thể ổn định, không dễ bị lật đổ thì cần phải thoả mãn hai điều kiện: một là diện tích đáy của nó phải lớn; hai là sức nặng của nó phải cố tập trung vào phần dưới, nói cách khác là trọng tâm của nó phải thấp. Trọng tâm của vật thể có thể xem là điểm tác động hợp lực của trọng lực đặt lên đấy.
Đối với bất kì vật thể nào, nếu diện tích đáy của nó càng lớn, trọng tâm càng thấp thì nó càng ổn định, càng khó bị đổ nhào. Ví dụ: các kiến trúc hình tháp bao giờ cũng là bên dưới phình, bên trên nhọn, khi xếp hàng hoá vận chuyển bao giờ cũng đặt vật nặng xuống dưới, vật nhẹ lên trên.
Nắm được các kiến thức đó rồi, chúng ta hãy quay lại xem xét con lật đật. Toàn bộ thân mình con lật đật đều rất nhẹ, song ở đáy của nó có một cục chì hoặc cục sắt hơi nặng, vì vậy trọng tâm của nó rất. Mặt khác, mặt đáy của con lật đật lớn mà tròn nhẵn, dễ đung đưa. Khi con lật đật nghiêng lệch về một phía, do điểm tựa (điểm tiếp xúc của nó và mặt bàn) bị chuyển động, trọng tâm và
điểm tựa không còn ở cùng trên đường thẳng góc nữa. Lúc ấy, dưới tác động của trọng lực, con lật đật sẽ đung đưa quanh điểm tựa cho đến khi khôi phục lại vị trí bình thường của nó. Mức độ nghiêng lệch của con lật đật càng lớn, khoảng cách ngang giữa trọng tâm và điểm tựa lại càng lớn, hiệu quả đung đưa do trọng lực sinh ra cũng càng lớn, xu thế khiến nó phục hồi về vị trí cũ cũng càng rõ rệt. Vì vậy, con lật đật có xô cũng không thể nhào đổ được.
Hiện tượng những vật thể vốn đứng yên, như kiểu con lật đật, sau khi bị những nhiễu động nhỏ mà có thể tự động phục hồi lại trạng thái thăng bằng ở vị trí cũ, trong vật lí người ta gọi đó là sự thăng bằng ổn định (cân bằng bền). Còn những vật thể hình cầu như quả bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền, v.v. sau khi chịu ngoại lực tác động, có thể tiếp tục giữ thăng bằng ở bất kì vị trí nào thì loại trạng thái đó gọi là thăng bằng phiếm định (cân bằng phiếm định). Vật thể ở trạng thái thăng bằng phiếm định thì trọng tâm và điểm tựa của nó luôn luôn nằm trên cùng một đường thẳng và độ cao của trọng tâm không bao giờ biến đổi. Cây bút đặt nằm ngang trên bàn là một loại thăng bằng phiếm định, bất kể nó lăn tới đâu, độ cao của trọng tâm vẫn không biến đổi.
Xem thêm...
Công của lực điện không phụ thuộc dạng đường đi của điện tích. Đây là tính chất đặc trưng có ở công của lực điện.
Đối với một lực bất kỳ thì không có tính chất này. Trong cơ học công của lực ma sát, của lực mà công nhân đẩy xe chiếc xe goong phụ thuộc vào độ dài của đường đi. Có thể thấy có rất nhiều trường hợp công của lực phụ thuộc vào đường đi.
(Bài tập cần áp dụng công thức tính công: A = q.E.d thì việc xác định d cần phải được thực hiện chính xác
+ Nếu vật chuyển động cùng chiều vectơ cường độ điện trường thì d > 0.
+ Nếu vật chuyển động ngược chiều vectơ cường độ điện trường thì d < 0).
Xem thêm...Bạn tham khảo lý thuyết bài: https://vndoc.com/cach-de-tinh-van-toc-trung-binh-205993
Bạn tham khảo bài: https://vndoc.com/mau-sac-cac-vat-duoi-anh-sang-trang-va-duoi-anh-sang-mau-184160
Bạn tham khảo bài: https://vndoc.com/ly-thuyet-tinh-tuong-doi-cua-chuyen-dong-cong-thuc-cong-van-toc-178632
a) Chân đèn phải nặng và mặt chân đế rộng.
b) Xe phải rất nặng và phải có mặt chân đế rất rộng bằng cách bố trí các cánh tay và điểm tựa di động.
c) Ô tô đua phải có trọng tâm thấp, mặt chân đế rộng.
a) Cân bằng không bền. Vì khi trọng tâm của nghệ sĩ xiếc bị lệch khỏi vị trí cân bằng, nó sẽ không trở về vị trí cũ nữa.
b) Cân bằng bền. Vì trọng tâm của hệ lúc này đặt gần sát ngón tay nên nếu đẩy nhẹ bút chì lệch một ít thì nó vẫn trở về được vị trí cân bằng ban đầu.
c) + Quả cầu bên trái: Cân bằng phiếm định. Vì nếu đẩy quả cầu ra vị trí mới thì nó thiết lập vị trí cân bằng ngay tại đó, khác vị trí lúc đầu.
+ Quả cầu trên cao: Cân bằng không bền. Vì nếu đẩy nhẹ quả cầu ra thì nó sẽ lăn xuống dưới, không trở về vị trí cân bằng ban đầu được.
+ Quả cầu bên phải: Cân bằng bền. Vì khi cho quả cầu lệch khỏi vị trí cân bằng thì nó lăn trở lại vị trí cân bằng ban đầu.
Xem thêm...Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm rơi trên mặt chân đế).
a) Cân bằng không bền: Trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận của chính nó.
b) Cân bằng bền: Trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận của chính nó.
c) Cân bằng phiếm định: Trọng tâm không thay đổi vị trí.
=> Trọng tâm càng thấp, diện tích mặt chân đế càng rộng thì mức vững vàng của vật càng cao.
1. Cân bằng không bền
- Trọng tâm của vật nằm cao hơn trục quay.
- Một vật bị lệch ra khỏi VTCB không bền thì không thể tự trở về VT đó.
2. Cân bằng bền
- Trọng tâm của vật ở thấp hơn trục quay.
- Một vật bị lệch ra khỏi VTCB bền thì tự trở về VT đó.
3. Cân bằng phiếm định
- Trục quay đi qua trọng tâm của vật.
- Một vật bị lệch ra khỏi VTCB phiếm định thì sẽ ở VTCB mới.
Xem thêm...+ Khi chất trên nóc ô tô nhiều hàng, sẽ làm cho trọng tâm của toàn bộ ô tô nâng cao hơn, giá của trọng lực sẽ dễ đi ra ngoài mặt chân đế khi ô tô qua chỗ đường nghiêng, do đó ô tô dễ bị lật.
+ Ở con lật đật, trọng tâm nằm gần sát mặt đáy. Toàn bộ khối lượng của con lật đật coi như tập trung ở trọng tâm, do đó không lật đổ được con lật đật.
Vị trí 1: Mặt chân đế là mặt cắt AB (mặt ABA'B')
Vị trí 2: Mặt chân đế là mặt cắt AC (mặt ACA'C')
Vị trí 3: Mặt chân đế là cạnh AD (mặt ADA'D')
Vị trí 4: Mặt chân đế là cạnh AA'
Với A', B', C', D' là các điểm ứng với A, B, C , D ở trên hình hộp.
Trong bài https://vndoc.com/giai-bai-tap-vat-ly-10-bai-19-quy-tac-hop-luc-song-song-cung-chieu-134760 có lời giải bạn ơi
Mình thấy trong bài https://vndoc.com/giai-bai-tap-vat-ly-10-bai-19-quy-tac-hop-luc-song-song-cung-chieu-134760 có lời giải này bạn ơi