Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch

Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hidrosunfua vào dung dịch nào sau đây

Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của H2S. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi liên quan đến muối sunfua. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch

A. Pb(NO3)2

B. FeCl

C. Ca(OH)2

D. ZnSO4

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hidrosunfua vào dung dịch Pb(NO3)2

Pb(NO3) + H2S → PbS + 2HNO3

Các muối sunfua của các kim loại còn lại như Fe, Zn thì tan trong axit loãng nha

Đáp án A

Một số muối sunfua

Muối sunfua được chia thành 3 loại

+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.

+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS...

+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S...

Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Dẫn khí H2S vào dung dịch muối Pb(NO3)2, hiện tượng quan sát được là

A. dung dịch có màu vàng.

B. có kết tủa màu vàng.

C. có kết tủa màu đen.

D. có kết tủa màu trắng.

Xem đáp án
Đáp án C

H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3

Vậy hiện tượng quan sát được là có kết tủa màu đen (PbS) xuất hiện.

Câu 2. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. Hiện tượng quan sát thấy là

A. Có xuất hiện kết tủa xanh

B. Không thấy hiện tượng gì

C. Dung dịch từ màu xanh chuyển sang không màu

D. Xuất hiện kết tủa đen

Xem đáp án
Đáp án D

Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. Hiện tượng quan sát thấy là Xuất hiện kết tủa đen

H2S + CuCl2 → CuS đen + H2S

 Câu 3. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt khí H2S và SO2 đựng trong hai lọ riêng biệt?

A. Dung dịch H2SO4 loãng

B. Dung dịch Br2

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch Ba(OH)2

Xem đáp án
Đáp án D

Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 vì:

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3↓ + H2O

Ba(OH)2 + H2S → BaS(tan) + 2H2O

Câu 4. Cho sơ đồ của phản ứng: H2S + KMnO4 + H2SO4 → H2O + S + MnSO4 + K2SO4 Hệ số nguyên nhỏ nhất của các chất tham gia phản ứng là dãy số nào trong các dãy sau?

A. 3, 2, 5

B. 5, 2, 3

C. 2, 2, 5

D. 5, 2, 4

Xem đáp án
Đáp án D

Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron:

1. Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi.

2. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

3. Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.

4. Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học

5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 8H2O + 5S + 2MnSO4 + K2SO4

Câu 5. Các đồ vật bằng bạc để lâu trong không khí thường bị xỉn màu đen. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do

A. Bạc tác dụng với O2 trong không khí.

B. Bạc tác dụng với hơi nước.

C. Bạc tác dụng đồng thời với khí O2 và H2S trong không khí.

D. Bạc tác dụng với khí CO2.

Xem đáp án
Đáp án C

Trong không khí có chứa các chất O2, H2S, hơi nước… Vì vậy Ag tác dụng đồng thời với O2 và H2S tạo muối Ag2S màu đen gây ra hiện tượng xỉn màu.

4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm