Khi đốt củi để tăng tốc độ cháy người ta sử dụng biện pháp nào sau đây
Tốc độ phản ứng hóa học và Cân bằng phản ứng hóa học
Khi đốt củi để tăng tốc độ cháy người ta sử dụng biện pháp nào sau đây được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tốc độ phản ứng hóa học cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan đến tốc độ phản ứng và cân bằng phản ứng hóa học lớp 10. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi bài tập sẽ giúp bạn đọc củng cố, nâng cao kĩ năng giải bài tập. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
A. Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. thổi không khí khô
B. xếp củi chặt khít
C. thổi hơi nước
D. đốt trong lò kín
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
A. Đúng vì khi thổi không khí khô vào lò sẽ giúp tăng nồng độ O2, củi sẽ cháy dễ dàng hơn
B. Loại, xếp củi chặt làm diện tích tiếp xúc của củi với không khí giảm lượng O2 từ không khí vào sẽ giảm khả năng cháy của củi
C. Loại, thổi hơi nước vào sẽ làm giảm nhiệt độ cháy dẫn đến mất khả năng cháy của củi
D. Loại, đốt trong lò kín giúp hạn chế sự tiếp xúc với oxi trong không khí, củi sẽ khó cháy hơn.
Đáp án A
B. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
2. Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng
Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
.Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
Khi tăng diện tích của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
C. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Chất xúc tác sau khi tham gia phản ứng có bị thay đổi về phương diện hóa học, về lượng và chất hay không?
A. không bị thay đổi về phương diện hoá học.
B. không bị thay đổi về phương diện hoá học, bị thay đổi về lượng.
C. không bị thay đổi về phương diện hoá học và lượng.
D. bị thay đổi hoàn toàn cả về lượng và chất.
Chất xúc tác sau khi tham gia phản ứng không bị thay đổi về phương diện hoá học, bị thay đổi về lượng.
Câu 2. Cho một số hoạt động diễn ra trong sinh hoạt và đời sống:
(a) Bảo quản hoa quả trong tủ lạnh.
(b) Dùng kem dưỡng đa chống lão hoá.
(c) Quét sơn chống gỉ lên bề mặt kim loại.
(d) Tẩy trắng áo bằngBnước Javel.
Số hoạt động nhằm mục đích làm chậm tốc độ của quá trình oxi hoá là bao nhiêu?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
(a) Đúng: Bảo quản hoa quả trong tủ lạnh chính là làm giảm quá trình tốc độ oxi hóa của hoa quả tránh hỏng
(b) Đúng: Dùng kem dưỡng đa chống lão hoá.
(c) Đúng vì Quét sơn chống gỉ lên bề mặt kim loại làm giảm quá trình oxi hóa, ăn mòn của kim loại
(d) Sai: Tẩy trắng áo bằng nước Javel làm tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn
Câu 3. Cho một số hoạt động diễn ra trong sinh hoạt và đời sống:
(a) Ngâm quần áo với xà phòng.
(b) Giặt quần áo bằng nước ấm.
(c) Nấu thức ăn trong nồi áp suất.
(d) Dấm hoa quả xanh bằng đất đèn.
Số hoạt động nhằm mục đích làm tăng tốc độ của quá trình mong muốn là bao nhiêu?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng vì nguyên nhân nào sau đây?
A. chất xúc tác làm tăng nồng độ các chất phản ứng.
B. chất xúc tác làm tăng nhiệt độ phản ứng.
C. chất xúc tác làm tăng tần số va chạm hiệu quả giữa các chất phản ứng.
D. chất xúc tác làm giảm nhiệt độ phản ứng.
Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng vì chất xúc tác làm tăng tần số va chạm hiệu quả giữa các chất phản ứng.
Câu 5. Cho phản ứng sau: I2 + Hồ tinh bột ⇔ Dung dịch màu xanh. Biết khi tăng nhiệt độ của hệ thì màu xanh biến mất, khi giảm nhiệt độ thì màu xanh lại xuất hiện. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, phản ứng nghịch thu nhiệt
B. Phản ứng thuận thu nhiệt, phản ứng nghịch tỏa nhiệt
C. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều thu nhiệt
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều tỏa nhiệt
Câu 6. Tiến hành thí nghiệm sau: thả kẽm ở dạng bột khi tác dụng với dung dịch HCl 1,5M ở thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn so với khi thả viên kẽm ở dạng hạt. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên:
A. nhiệt độ.
B. áp suất.
C. nồng độ.
D. diện tích tiếp xúc.
Ở thí nghiệm trên, khi chúng ta thay đổi kích thước của kẽm, từ dạng bột sang dạng hạt thì nồng độ dung dịch và nhiệt độ của phản ứng không thay đổi
Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là diện tích tiếp xúc
Câu 7. Cho cân bằng hóa học: 2NO (k) + O2 (k) ⇔ 2NO2 (k) (ΔH < 0). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ NO2
A sai: Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt (tức là phản ứng nghịch)
B Sai: Khi giảm áp suất hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số phân tử khí, tức là chiều nghịch
C sai: Khi giảm nồng độ NO2, cân bằng chuyển dịch theo chiều chống lại sự giảm đó, tức là chiều thuận
D đúng: Khi giảm nồng độ O2, cân bằng chuyển dịch theo chiều chống lại sự giảm đó, tức là chiều nghịch
------------------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Khi đốt củi để tăng tốc độ cháy người ta sử dụng biện pháp nào sau đây. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.