Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khi nào giáo viên bị cắt phụ cấp ưu đãi?

Khi nào giáo viên bị cắt phụ cấp ưu đãi? Những quy định về chế độ phụ cấp đối với nhà giáo? Thời gian không được hưởng phụ cấp đứng lớp? Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết sau đây.

Phụ cấp ưu đãi nhà giáo là phụ cấp mà Nhà nước dành cho những người lao động thuộc các lĩnh vực đặc biệt, trong đó có giáo dục. Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng được hưởng trợ cấp

“- Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

- Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

- Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.”

>> Chi tiết: Chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo

2. Khi nào giáo viên bị cắt phụ cấp ưu đãi?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giao duc công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định những đối tượng được quy định tại khoản 1 Mục I thông tư này không được tính phụ cấp ưu đãi trong các trường hợp sau:

+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP);

+ Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành;

+ Thời gian bị đình chỉ giảng dạy, công tác.

Như vậy, trong trường hợp các số tiết dạy thiếu của bạn có nguyên nhân từ các trường hợp được quy định như trên thì bạn sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi dành cho cán bộ quản lý trường thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn.

3. Câu hỏi về phụ cấp ưu đãi nghề đối với giáo viên

Tôi hiện tại là giáo viên của trường THPT, hình thức là giáo viên hợp đồng. Hiện tại tỉnh tôi đang tổ chức thi tuyển viên chức nên tôi đăng kí tham gia và thi vào vị trí viên chức ngay tại trường tôi đang dạy. Hiện tại tôi vẫn đi dạy bình thường và đúng với số tiết giảng dạy theo quy định của trường. Tôi đang chờ đến ngày thi viên chức. Thế nhưng tiền phụ cấp giảng dạy hàng tháng của tôi là 30% đã bị cắt, bên Sở GD&ĐT họ nói là cắt tạm thời, nhưng tôi đã bị cắt khoảng 3 tháng rồi. Tôi không biết điều này có đúng với quy định hay không?

Giải đáp 

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục a mục 1 phần I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng phụ cấp ưu đãi nhà giáo đang giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập như sau:

“a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật)”.

Theo đó, nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm,…được nhà nước cấp kinh phí hoạt động thì sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề. Do đó, hiện nay bạn vẫn đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT thì phải được hưởng khoản phụ cấp này.

Mức phục cấp thì căn cứ theo quy định tại tiểu mục b mục 1 Phần II Thông tư này quy định như sau:

“b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh”.

Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong trường THPT là 30%. Trường hợp bạn đang trong quá trình đợi thi viên chức nhưng vẫn trực tiếp tham gia giảng dạy bình thường mà bị cắt khoản phụ cấp này là không đúng quy định của pháp luật. Bạn có quyền gửi đơn đề nghị yêu cầu đơn vị nêu rõ căn cứ cắt giảm khoản phụ cấp ưu đãi nghề của bạn.

Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Tham khảo các chế độ của giáo viên sau đây:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm