Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kinh nghiệm giúp học sinh Tiểu Học học yếu môn Toán học tốt hơn

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu Học

Từ nhiều năm nay, đối tượng học sinh học tập yếu kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục. Vậy làm thế nào để giúp các em tiến bộ hơn? Thầy cô cùng tham khảo bài viết về kinh nghiệm giúp học sinh Tiểu Học học yếu môn Toán học tốt hơn như sau.

I. Giải pháp chung

1/Phân loại học sinh:

Trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên theo dõi, điều tra để phân loại học sinh trong lớp, thường là năm loại: Giỏi – khá – trung bình – yếu – kém, từ đó có những yêu cầu khác nhau, vận dụng phương pháp dạy học đối với từng loại, mức độ khó, dễ thích hợp cho từng loại trong đàm thoại, trong tập đợt nghiên cứu và yêu cầu bài tập ở nhà.

Với các em học sinh yếu kém toán không nắm được kỹ năng và kiến thức cơ bản, trước tiên là tìm ra các nguyên nhân yếu, kém toán của các em là do năng lực về môn toán có hạn hay vì hoàn cảnh gia đình không có điều kiện học tập hay về tình cảm còn vướng mắc… nên chưa yên tâm, chưa tập trung tư tưởng để học tập, hay vì ham chơi, vì yêu thích hoạt động khác nên chưa chú tâm vào học toán…để từ đó có những biện pháp giáo dục thích hợp, kịp thời.

2. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh

- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.

- Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.

3. Kèm cặp học sinh yếu kém

- Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.

- Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em. Trong các buổi này, giáo viên chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc cần tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn, nói chuyện để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở nhà

- Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.

II. Giải pháp cụ thể

1. Lập danh sách học sinh yếu kém thông qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm và quá trình học tập trên lớp.

- Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu kém bộ môn mình, qua phần kiểm tra khảo sát đầu năm hoặc ở năm học trước để nắm rõ các đối tượng học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết học như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời, khen ngợi khi các em trả lời đúng…

2. Điểm danh học sinh mỗi buổi học

- Ghi nhận và báo với giáo viên chủ nhiệm những trường hợp học sinh bỏ học phụ đạo để có biện pháp khắc phục.

3. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ

- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.

- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ bản, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hoặc làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.

- Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp tiểu học mà các em đã hỏng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu.

III. Về soạn bài:

Chuẩn bị chu đáo phần soạn bài đặc biệt là hệ thống câu hỏi, câu hỏi gợi ý, tìm giảng giải những ý trọng tâm trong khái niệm, định lí, tính chất, đề bài…ví dụ sự khác nhau giữa “chia hết” và “chia hết cho”, “điểm nằm giữa” và “trung đểm” có sự giống nhau và khác nhau như thế nào? … có khi dùng lời giảng gắn với đời sống thực tế hàng ngày để các em dễ nhớ, dễ hiểu.

IV. Về giảng dạy:

Khi được nhà trường phân công lớp dạy tôi theo dõi và xếp loại thành năm đối tượng học sinh và xem những em yếu kém là do mất căn bản kiến thức nào, ở lớp nào, có thuộc bảng cửu chương, các phép tính cộng trừ nhân chia số nguyên, phân số, các công thức tính lũy thừa…có nắm vững khái niệm, định nghĩa, định lí, tính chất như: điểm nằm giữa, trung điểm, các góc so le trong, đồng vị, các đường trong tam giác… Nếu không nắm được những tính chất ấy thì không thể vẽ hình, chứng minh được. Em nào chưa nắm được phần nào yêu cầu bắt buộc phải học kỹ lí thuyết phần đó, phải nhận biết được mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức cũ và mới… có thể yêu cầu các em tự soạn lại những kiến thức đã học mà các em chưa thuộc để các em nhớ lại bổ sung chỗ hổng.

Ví dụ:

Nói về góc thì cần nắm được các khái niệm về góc (góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, góc so le trong, góc đồng vị…) và hiểu kỹ nó.

Khi giảng dạy tôi tìm cách giảng mà các em thấy gần gủ dể hiểu nhất đặc biệt là những em học yếu cũng có thể hiểu được bài ngay và biết vận dụng làm bài tập chẳng hạn khi dạy về cách cộng các “Đơn thức đồng dạng” thì tôi đưa ra ví dụ để học sinh làm như sau:

2 cái bút + 5 cái bút = ? cái bút. Các em học sinh sẽ hiểu và trả lời ngay được là:

2 cái bút + 5 cái bút = 7 cái bút.

Nếu ta đặt số cái bút là x thì ta có:

2x + 5x = ?

Tương tự ví dụ trên học sinh dễ dàng trả lời được

2x + 5x = 7x.

Giáo viên nói: Ta thấy 2x và 5x là hai đơn thức đồng dạng, khi cộng hai đơn thức đồng dạng này ta lấy hệ số 2 của đơn thức 2x cộng với hệ số 5 của đơn thức 5x còn phần biến giữ nguyên thì được kết quả là 7x (cũng là đơn thức đồng dạng với hai đơn thức ban đầu): 2x + 5x = (2+5)x = 7x

V. Đề kiểm tra:

Đề kiểm tra khi ra cho học sinh yếu kém thì các phép tính phải dễ dàng, các con số trong các phép toán phải đơn giản.

VI. Hướng dẫn học ngoài giờ:

Ngoài việc người thầy quan tâm giúp đỡ đến đối tượng học sinh yếu kém còn tổ chức các nhóm học tập, đôi bạn học tập để các em tự giúp đỡ lẫn nhau, khuyên những em học khá giỏi giúp đỡ những em yếu kém: Chỉ cho người khác tức là mình học lại một cách vững chắc hơn và tạo ra tình bạn tuổi thơ thêm sâu sắc. Từ đó lớp học sẽ gắn bó đoàn kết, yêu thương nhau hơn để cùng vươn tới tiếp thu giải quyết những kiến thức những bài toán khó hơn.

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Kinh nghiệm giúp học sinh Tiểu Học học yếu môn Toán học tốt hơn. Trên đây là kinh nghiệm giúp học sinh Tiểu Học học yếu môn Toán học tốt hơn chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo khác dành riêng cho giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học.

Đánh giá bài viết
1 798
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học

    Xem thêm