Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kỹ thuật trồng cây xoài

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9: Kỹ thuật trồng cây xoài được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới quý độc giả tìm hiểu và tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô học và giảng dạy tốt môn Công nghệ 9 hiệu quả hơn.

I - GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA QUẢ XOÀI

Xoài là cây ăn quả nhiệt đới trồng ở nhiều nơi trong cả nước. Quả xoài chứa các chất dinh dưỡng như: đường, các Vitamin và khoáng chất.

Quả xoài dùng để ăn tươi, làm nước quả, đồ hộp, hoa xoài dùng làm thuốc và là nguồn mật nuôi ong rất tốt.

II - ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Đặc điểm thực vật

Cây xoài là cây thân gỗ, có bộ rễ ăn sâu nên có khả năng chịu hạn tốt.

Phần lớn rễ tập chung ở lớp đất mặt, sâu từ 0 – 50cm. Hoa xoài ra từng chùm ở đầu ngọn cành. Mỗi chùm có từ 2000 – 4000 hoa, gồm có hoa đực và hoa lưỡng tính.

Hoa mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành gồm có hoa đực và hoa lưỡng tính.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

Cây xoài sinh trưởng, phát triển cần các điều kiện ngoại cảnh như sau:

a) Nhiệt độ thích hợp: 240C - 260C.

b) Lượng mưa trung bình: từ 1000 - 1200 mm/năm. Cây xoài cần có mùa khô để giúp phân hóa mầm hoa được thuận lợi.

c) Ánh sáng: Cần đủ ánh sáng.

d) Đất: Trồng được trên nhiều loại đất trừ đất sét, thích hợp với đất phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5,5 - 6,5.

III - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Một số giống xoài trồng phổ biến

Xoài cát, xoài thơm, xoài tượng, xoài bưởi, xoài Thanh Ca; xoài tượng, xoài Yên Châu và một số giống xoài nhập nội của Trung Quốc, Ô-xtray-li-a.

2. Nhân giống cây

Sau khi chọn được giống xoài tốt, tiến hành nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và ghép mắt, ghép cành.

a) Gieo hạt: Chọn hạt của những cây có năng suất cao, chất lượng quả thơm, ngon đem gieo ở vườn ươm. Chú ý: khi gieo, đập cho vỡ vỏ cứng để hạt chóng nảy mầm. Đặt hạt nằm nghiêng.

b) Ghép: là phương pháp phổ biến. Chú ý: lấy mắt ghép ở trên cành một năm tuổi. Vị trí ghép cách mặt đất từ 22 – 25cm. Người ta thường chọn cây muỗm, quéo, xoài rừng làm gốc ghép. Dùng phương pháp ghép áp, ghép mắt theo kiểu chữ T, ghép cửa sổ, mắt nhỏ có gỗ và ghép đoạn cành.

3. Trồng cây

a) Thời vụ

Chọn cây con đủ tiêu chuẩn, cao từ 60 – 100cm, sạch bệnh đem trồng vào mùa xuân (tháng 2 – 4) ở các tỉnh phía Bắc và đầu mùa (tháng 4 – 5) ở các tỉnh phía Nam.

b) Khoảng cách: Tùy theo giống, đất đai mà khoảng cách trồng khác nhau: 10m x 10m hoặc 12m x 12m, 14m x 14m.

c) Đào hố bón phân lót: Hố trồng xoài phải đào to, đường kính từ 80 – 90cm, sâu từ 50 – 60cm vì rễ sâu và rộng. Bón phân lót từ 20 – 30kg phân hữu cơ cùng với 1kg phân lân/1 hố.

4. Chăm sóc

a) Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh hại, bệnh và làm đất tơi xốp.

b) Bón phân thúc: bằng phân chuồng hoai hoặc phân hóa học đảm bảo tỉ lệ N : P K là 1 : 1 : 1 (mỗi cây bón 300 – 500g). Cây càng lớn lượng phân tăng dần. Một năm bón 2 lần vào thời gian trước khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả.

c) Tưới nước: Xoài là cây chịu được hạn nhưng cần tưới nước thường xuyên, nhất là khi cây còn nhỏ và vào mùa hanh khô.

d) Tạo hình, sửa cành: Tiến hành tỉa sớm các cành nhỏ, cành bị sâu, bệnh. Không để cây xoài ra nhiều cành thấp để giữ cho cây xoài được thông thoáng.

e) Phòng trừ sâu, bệnh: Cây xoài bị các loại sâu, bệnh phá hoại như : rầy, rệp, ruồi đục quả, bệnh thán thư, đốm đen vi khuẩn, bệnh thối quả, khô đọt… Trong đó, rầy nhảy hút chích lá và bệnh thán thư là nguy hiểm, vì chúng gây thiệt hại vào lúc ra hoa, đậu quả.

IV - THU HOẠCH, BẢO QUẢN

1. Thu hoạch

Cây trồng bằng hạt được từ 4 – 6 năm cho lứa quả đầu tiên. Trồng bằng cây ghép 3 năm sẽ cho quả. Cần thu hoạch đúng độ chín khi vỏ quả có màu vàng da cam, có mùi thơm, thịt quả màu vàng.

2. Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng, nhiệt độ thấp để đưa quả đến nơi tiêu thụ hoặc các nhà máy chế biến đồ hộp, nước giải khát.

Với nội dung bài Kỹ thuật trồng cây xoài các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững giá trị dinh dưỡng, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh, kĩ thuật trồng và chăm sóc, cách thu hoạch và bảo quản cây xoài....

Trên đây VnDoc xin giới thiệu tới các bạn nội dung bài lý thuyết Công nghệ 9: Kỹ thuật trồng cây xoài. Các bạn học sinh cùng quý thầy cô có thể tham khảo một số tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9, Giải vở bài tập Công nghệ 9, Giải bài tập Công nghệ 9, Tài liệu học tập lớp 9VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 9

    Xem thêm