Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật liệu và dụng cụ cắt may

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9: Vật liệu và dụng cụ cắt may được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tìm hiểu và tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô học và giảng dạy tốt môn Công nghệ 9 hiệu quả hơn.

Bài: Vật liệu và dụng cụ cắt may

I - VẬT LIỆU MAY

Vật liệu may gồm các loại vải và phụ liệu dùng để may áo, quần và các sản phẩm may mặc khác.

1. Các loại vải

a) Phân loại vải dựa theo nguồn gốc sợi dệt

lý thuyết công nghệ 9

b) Phân loại vải dựa theo kiểu dệt

* Vải dệt thoi: hình thành do hai hệ thống sợi dọc và sợi ngang đan liên kết với nhau theo một quy luật nhất định như kiểu dệt vân điểm: vải phin, pôpơlin; theo kiểu dệt vân chéo: lụa chéo, kaki,…

* Vải dệt kim: hình thành từ một hoặc nhiều hệ thống sợi đan ngang hoặc đan dọc thành vải nhờ kim tạo vòng sợi.

- Vải đan ngang theo kiểu dệt trơn: mỗi hàng vòng do một sợi tạo nên: vòng nọ nối tiếp vòng kia.

- Vải đan dọc theo kiểu dệt trico: mỗi hàng vòng do nhiều hệ thống sợi tạo nên; trên mỗi hàng, mỗi sợi chỉ tạo một vòng sợi.

Ngoài hai loại vải trên còn có loại vải không dệt như vải “nỉ”, được tạo thành bằng cách nén nguyên liệu dưới nhiệt độ và áp suất cao.

lý thuyết công nghệ 9

lý thuyết công nghệ 9

Em hãy quan sát một số mẫu vải dệt kim để nhận biết kiểu dệt.

2. Phụ liệu

Vật liệu liên kết: chỉ, vải dựng

Vật liệu dựng: vải dựng, keo dựng (mếch).

Vật liệu để gài: khuy, khóa, móc, dây kéo, dây chun.

Vật liệu để trang trí: đăng ten, ruy băng, hạt cườm.

II - DỤNG CỤ CẮT MAY

1. Các loại dụng cụ cắt may

lý thuyết công nghệ 9

Dụng cụ đoThước dây (150cm), thước gỗ thợ may (50cm).
Dụng cụ vẽ, sang dấu

Phấn thợ may, bút chì vạch.

Dụng cụ sang dấu

Dụng cụ cắtKéo to, kéo nhỡ, kéo nhỏ, kéo răng cưa.
Dụng cụ khâu tayKim khâu, gối cắm kim, đê; Dụng cụ xâu kim, tháo chỉ.
Dụng cụ làBàn là, gối là, cầu là hoặc chân là.

2. Bảo quản dụng cụ cắt may

Cần bảo quản dụng cụ cắt may cẩn thận, đặt ở nơi quy định để sử dụng tốt và đảm bảo an toàn lao động.

Theo em, cần bảo quản từng loại dụng cụ cắt may như thế nào?

* Dụng cụ đo:

- Thước gỗ đẹp: Giữ thước thật thẳng; tránh làm rơi, thước dễ mẻ, gãy.

- Thước dây: Dùng xong phải treo ở nơi cố định, tránh làm thước bị xoắn dãn do nóng, ẩm.

* Dụng cụ vẽ, sang dấu: để phấn ở nơi quy định, tránh làm vỡ phấn.

* Dụng cụ cắt: cần giữ cho lưỡi kéo luôn sắc, hai mũi kéo khít để cắt vải gọn và chính xác, không dùng kéo để cắt giấy và các loại dây. Làm xong để đúng nơi quy định.

* Dụng cụ khâu tay: phải giữ mũi kim sắc, không gỉ, tránh rơi vãi gây nguy hiểm.

* Dụng cụ là (ủi): khi là nhớ điều chỉnh nấc nhiệt độ cho phù hợp với loại vải. Khi ngừng là phải đựng bàn là và đặt vào nơi quy định để tránh cháy chăn, cầu là…

Với nội dung bài Vật liệu và dụng cụ cắt may các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững các loại vải, vật liệu may mặc, thiết bị hỗ trợ...

Trên đây VnDoc xin giới thiệu tới các bạn nội dung bài lý thuyết Công nghệ 9: Vật liệu và dụng cụ cắt may. Để có một kết quả học tập và giảng dạy tốt các bạn học sinh cùng quý thầy cô có thể tham khảo một số tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9, Giải vở bài tập Công nghệ 9, Giải bài tập Công nghệ 9, Tài liệu học tập lớp 9VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 90
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 9

    Xem thêm