Lễ cúng đất gồm những gì?

Lễ cúng đất gồm những gì? Cúng tạ đất vào ngày nào? Cách chuẩn bị mâm cúng tạ đất - Lễ tạ thổ công với mong muốn gia đình trong năm mới yên lành, may mắn.

Cúng tạ đất đầu năm

1. Lễ cúng tạ đất đầu năm là gì?

Mỗi dịp đầu xuân năm mới, chúng ta thường thấy các gia đình chuẩn bị nhiều lễ cúng khác nhau, trong đó có lễ cúng tạ đất. Vậy lễ cúng tạ đất năm mới là gì? Có nguồn gốc từ đâu?

Theo quan niệm tâm linh của cha ông ta từ xa xưa, mỗi mảnh đất nơi chúng ta đang làm ăn, sinh sống đều sẽ có một vị thần trông coi, cai quản, giữ đất và người ta gọi là thần Thổ Công. Mỗi khi làm bất cứ một công việc nào đó liên quan đến đất đai, chủ đất sẽ phải làm lễ cúng Thổ Công (gọi là cúng tạ đất, cúng đất đai, cúng Thổ Công, Thổ Địa...) để quá trình xây dựng và công việc làm ăn trên mảnh đất sau này được thuận lợi hơn. Ngoài ra, vào những ngày đặc biệt trong năm, trong tháng như mùng 1, ngày rằm, giỗ chạp, lễ, Tết, các gia đình, các chủ đất cũng đều cần phải làm lễ khấn Thổ Công.

Lễ cúng tạ đất trong dịp cuối năm và đầu năm mới tại các gia đình thường là để báo cáo với Thổ Công những công việc mà gia chủ đã làm được trong năm cũ, đồng thời cầu mong cho thần linh phù hộ để gia đình có được nhiều sức khỏe, làm ăn thịnh vượng, gặt hái nhiều thành công trong năm mới.

Nhìn chung, cúng tạ đất cuối năm cũ, đầu năm mới là cách thể hiện sự thành kính, lòng tin của gia chủ đối với Thổ Công. Đây không phải nghi thức bắt buộc nên sau này nhiều gia đình bận rộn, không có thời gian thường nhập vào các lễ khác như lễ cúng ông Công ông Táo, lễ hóa vàng sau Tết, rằm tháng Giêng... nên nhiều người không còn nhớ được lễ này nữa. Vậy lễ cúng tạ đất đầu năm vào ngày nào?

2. Cúng tạ đất đầu năm vào ngày nào?

Thông thường, việc cúng tạ Thổ Công sẽ diễn ra vào đầu năm, cuối năm, cúng đất khi mới mua, lễ Tết… hoặc khi thực hiện các công việc cần đụng chạm tới long mạch như xây dựng công trình, làm nhà, đào giếng… Tùy thuộc vào phong tục tập quán cũng như văn hóa vùng miền, bạn có thể chọn ngày thực hiện lễ cúng vào các ngày khác nhau. Ở đa số các vùng trên cả nước hiện nay, lễ cúng tạ đất đầu năm sẽ diễn ra vào ngày làm lễ hóa vàng hoặc rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu). Riêng một số tỉnh như Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi.... nghi lễ cúng đất đầu năm thường sẽ được tiến hành vào tháng 2 Âm lịch.

3. Văn khấn tạ đất đầu năm

Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là…………………………………Tuổi……………………

Ngụ tại………………………………………………………………

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Cúng tạ đất cuối năm

1. Cúng tạ đất vào ngày nào?

Vào dịp cuối năm, các gia đình thường làm lễ cúng tạ đất để tạ ơn các vị thần linh cai quản đất đai nơi mình sinh sống, cụ thể ở đây là Thổ Công. Thổ Công luôn được coi là vị thần quan trọng nhất trong gia đình, khi cúng lễ, chúng ta đều phải khấn thần Thổ Công trước rồi mới khấn đến ban thờ tổ tiên. Trước kia, lễ tạ đất hay lễ cúng Thổ Công là một lễ riêng, thường được làm trước, rồi mới làm lễ cúng ông Công ông Táo. Nhưng theo nhiều chuyên gia tâm linh, lễ tạ Thổ Công là lòng thành của gia chủ, không bắt buộc nên hiện nay, đa số các gia đình đều nhập lễ tạ đất vào lễ cúng ông Công ông Táo.

Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc không biết cúng tạ đất vào ngày nào thì câu trả lời là nghi thức lễ tạ đất cuối năm có 2 cách làm: Một là làm trùng vào lễ tiễn Táo Quân về trời, nếu không thì cần làm vào một ngày sau rằm tháng Chạp và trước ngày ông Công ông Táo về trời. Lễ cúng tạ đất là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam ta để tạ ơn các vị thần linh cai quản đất đai nơi mình ở. Nhiều gia đình thường làm lễ cúng đất rất long trọng với hy vọng các vị thần cai quản sẽ phù hộ độ trì cho cả gia đình yên ấm thuận lợi.

2. Ý nghĩa cúng tạ đất cuối năm

Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình, đó là lý do khi sắp xếp bát hương khi đứng ở ngoài nhìn vào thì: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia tiên.

Khi cúng lễ, đều phải khấn thần Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về. Trong nhà mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… đều phải cúng xin phép vị thần Thổ Công (còn gọi là thần Thổ Địa, Thổ thần) - vị thần cai quản vùng đất đang ở.

Nhiều chuyên gia tâm linh cho rằng, lễ tạ Thổ Công là lòng thành của gia chủ, không bắt buộc nên sau này nhiều người bận không có thời gian làm nên đã nhập lễ tạ thần vào lễ tạ Táo nên buổi lễ tạ ơn thần linh nhiều người không còn nhớ. Xưa các cụ làm lễ tạ Thần linh trước, rồi mới làm lễ tạ Táo - là 2 nghi thức khác nhau. Ngày nay nghi thức lễ tạ Thần có 2 cách làm: Một là, làm trùng vào lễ tạ Táo cho đỡ phức tạp. Người dân mua 3 bộ quần áo Táo Quân, 1 bộ quần áo Thần linh (bộ cần hóa cho thần Thổ Công dịp lễ tạ thần).

Trong lễ tạ Thần mới có việc cắt tỉa, hóa chân nhang. Nếu nhà nào có dâng vàng hoa đỏ mua bày trên bàn thờ dịp Tết trước, thì trong lễ tạ Thần này hóa hết, tất cả kim bài thái tuế, lệnh phù, tranh ảnh, bài vị, bùa chú bình an, tài lộc, chữ xin đầu năm… của các vị thần theo niên vận như Thái tuế phù, các chữ xin đầu năm có ghi niên vận của năm đó… kể cả nhà mới có trấn trạch hổ phù đều hóa luôn dịp lễ này.

Mỗi vùng miền có cách cúng khác nhau, ở miền Nam và các Hoa kiều khi cúng Thổ Công thường ăn trước một miếng trước bàn thờ Thổ Công (theo tích thần Thổ Công bị đầu độc chết, nên ai cúng phải ăn một miếng trước thì thần mới dám ăn), còn người miền Bắc vẫn cúng như bình thường.

Lễ cúng đất là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam ta, để tạ ơn các vị thần linh cai quản đất đai nơi mình ở. Các gia đình thường làm lễ cúng đất rất long trọng với hy vọng các vị thần cai quản sẽ phù hộ độ trì cho cả gia đình yên ấm thuận lợi. Vậy lễ cúng đất gồm những gì? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của VnDoc để cùng xem cách chuẩn bị mâm cúng tạ đất cuối năm nhé.

3. Cách sắm lễ cúng tạ đất cuối năm

Lễ cúng đất gồm những gì

Trong ban thờ gia đình có 3 lư hương thờ quan đương xứ Thổ Địa chính Thần, Hội đồng gia tiên và bà cô Tổ dòng họ. Lễ tạ thần làm ngay tại ban thờ nhà mình, nghi thức cúng ở gia đình, lễ vật gồm: Hương thơm, hoa tươi (cúc vàng, hoặc bình hoa ngũ sắc, hoa hồng đỏ) 10 bông chia ra hai lọ hai bên (nếu là ban thờ lớn); Trầu 3 lá, cau 3 quả dài đẹp, đĩa ngũ quả gồm 5 loại quả, 5 màu hoa, quả 2 đĩa bày ở hai bên, xôi trắng 2 đĩa to bày hai bên.

Lễ mặn cúng tạ đất

Gà luộc nguyên con bày vào 1 đĩa (gà giò, gà trống thiến), hoặc 1 cái chân giò lợn luộc (chân giò trước, trái hay phải đều được), cút rượu trắng (với 3 chén đựng rượu), 10 lon bia, 6 lon nước ngọt bày ở hai bên ban thờ; Thuốc lá, chè, bánh kẹo… bày vào 1 đĩa to. 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối.

Một số gia đình thường có đèn thờ thì không cần phải dùng nến cốc, nếu không có đèn thờ thì phải dùng đôi nến khi thắp hương làm lễ.

Vàng mã cúng thổ công

Phần mã thì tùy từng gia đình, có thể tham khảo như sau:

Bộ Ngũ phương gồm: 5 ông ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, tím, kèm theo 5 bộ mũ áo (loại nhỏ), cờ lệnh, kiếm, trên lưng mỗi ông ngữa đặt 10 lễ tiền vàng.

Bộ Thần linh gồm 1 ông ngựa đỏ, cùng kèm theo mũ, áo hia, cờ kiếm.

1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng), 1 cây vàng ngũ phương.

1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (để dâng gia tiên).

4. Cúng tạ đất cuối năm theo đạo Phật

Theo sư thầy Thích Trí Hóa (chùa Bằng A, Hà Nội), nhà chùa không khuyến khích cúng mã, vì tốn kém. Khuyên người dân không nên tổ chức tiệc tùng linh đình, giết nhiều gà vịt để cúng cho thần linh, như thế là sát sinh.

Nhiều gia đình theo đạo Phật đã lễ tạ Thần bằng tụng kinh Địa Tạng, lợi lạc và lễ nghĩa không cầu kỳ, cụ thể:

Hoa tươi, trái cây, các món đồ chay, hương đèn trên ban thờ Phật, hoặc trên chiếc bàn nhỏ đặt ở gần cửa đi, hay giữa nhà - nơi sạch sẽ. Gia chủ ăn mặc chỉnh tề (quần dài, áo dài tay), sạch sẽ.

Kinh Địa Tạng dù là giấy hay trong điện thoại nên kê đặt, chứ không nên để dưới nền nhà để đọc. Sau khi lên hương thì ngồi bán già, khoanh chân đọc nghi thức kinh Địa Tạng, quá trình đọc cần giữ tâm thái cho trang nghiêm, thành kính vì theo quan niệm đạo Phật như thế mới có nhiều lợi lạc, bởi trong lúc trì tụng kinh sẽ có nhiều chư Thiên, Long Thần, Hộ Pháp đến dự lễ.

Cách lễ tạ Thần này cần nhiều thời gian hơn cách thông thường khác (vì 1 bộ kinh Địa Tạng 3 cuốn Thượng, Trung, Hạ) và phải đọc 3 giờ mới hết, nhưng lợi lạc thì rất lớn, các thiện thần và thần Thổ Công sẽ bảo hộ nơi đất sinh sống của gia chủ bình an, may mắn, âm phù, dương trợ đến với gia đình. Nhưng để được các thiện thần bảo hộ, thì người sống trên mảnh đất đó cần sống hướng thiện, phù hợp với tâm chí của các ngài.

(Những lễ nghi cơ bản này có thể được gia giảm tùy theo phong tục và điều kiện của từng gia đình).

5. Một số lưu ý khi thực hiện lễ cúng đất đai thổ công

Theo quan điểm của các nhà sư thì không nên cúng mã để thực hiện lễ cúng thổ công thần linh. Chủ yếu là gia chủ thể hiện được tấm lòng thành kính của mình dành cho thần thổ công thần linh.

Theo các sư thầy thì không nên giết mổ gia súc, gia cầm trong ngày lễ cúng thần linh thổ công vì như vậy là sát sinh.

Trước khi tiến hành cúng bái tổ tiên người thực hiện lễ cúng cần thay rửa sạch sẽ đồng thời mặc quần áo chỉn chu thể hiện sự tôn trọng và lịch sự dành cho tổ tiên.

Đối với Kinh Địa Tạng dù là được chép ra giấy hoặc cầm điện thoại để đọc thì bạn cũng không nên để kinh ở dưới đất. Bởi vì như vậy sẽ thể hiện một sự không tôn trọng dành cho tổ tiên của mình.

Bạn nên đặt bài khấn lên một chiếc kệ vừa mang lại sự thoải mái khi đọc mà còn thể hiện được sự tôn kính dành cho lễ cúng đất đai thổ công này.

Trong quá trình đọc kinh cần giữ một trạng thái tôn nghiêm, thành kính vì như vậy mới có nhiều lợi lạc cho gia đình của gia chủ.

Do đó, bạn nên lưu ý những chi tiết nhỏ này để có một lễ cúng gia tiên thần linh một cách hoàn hảo nhất.

6. Văn khấn lễ tạ đất

>>> Văn khấn lễ tạ đất

Lễ cúng tạ đất, thổ công thường được tổ chức trước lễ cúng táo quâncúng tất niên. Sau khi cúng táo quân xong các gia đình sẽ chuẩn bị cho lễ cúng tất niên và cúng giao thừa sao cho trang trọng thành kính để tiễn các vị quan hành khiển năm cũ về trời và đón ông bà tổ tiên về ăn tết nguyên đán cùng con cháu. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.

Đánh giá bài viết
48 209.470
Sắp xếp theo

    Phong thủy & Đời sống

    Xem thêm