Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều bài 4
Với nội dung bài Lý thuyết Công nghệ 12 bài 4: Cấu trúc hệ thống điện quốc gia sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Bài: Cấu trúc hệ thống điện quốc gia
I. Hệ thống điện quốc gia
- Vai trò:
+ Đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia.
+ Đảm bảo cung cấp điện năng an toàn, kinh tế, chất lượng tốt với độ tin cậy cao cho sản xuất và đời sống.
- Thành phần:
+ Nguồn điện
+ Lưới điện
+ Tải điện
II. Các thành phần trong hệ thống điện quốc gia
1. Nguồn điện
- Là các nhà máy điện
- Vai trò: sản xuất ra điện năng từ các dạng năng lượng khác nhau.
- Các nhà máy điện:
+ Nhà máy thủy điện
+ Nhà máy nhiệt điện
+ Nhà máy điện mặt trời
2. Lưới điện
- Là các đường dây truyền tải điện và các trạm điện.
- Vai trò: truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến các tải điện trong hệ thống điện quốc gia.
- Phân loại:
+ Lưới điện truyền tải:
• Cấp điện áp 220 kV và 500 kV.
• Chức năng: liên kết các nhà máy điện thành hệ thống nguồn thống nhất, điều phối công suất nhà máy điện, phân bố công suất cho lưới điện phân phối theo nhu cầu của tải.
+ Lưới điện phân phối:
• Chuyển đổi điện áp ra từ 110 kV xuống 0,4 kV.
• Chức năng: cấp điện trực tiếp cho hệ thống tải
3. Tải điện
- Vai trò: biến điện năng thành các dạng năng lượng khác nhau để phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Phân loại:
+ Tải trong sản xuất: tải điện ba pha, công suất ít biến động
+ Tải trong sinh hoạt: tải một pha, công suất biến động theo giờ, theo ngày và theo mùa trong năm.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều bài 5