Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 38
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 bài 38: Hệ nội tiết ở người có nội dung chi tiết và các câu trắc nghiệm trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Hệ nội tiết ở người
I. Các tuyến nội tiết trong cơ thể người
Tuyến yên
- Tuyến yên gồm nhiều loại hormone có tác dụng kích thích hoạt động của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể, đồng thời ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ và xương, sự trao đổi nước ở thận, sự co thắt cơ trơn ở tử cung, tiết sữa ở tuyến vú.
Tuyến giáp
-Tuyến giáp tiết ra hormone thyroxine (TH) có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào, cũng như hormone calcitonin tham gia điều hòa calcium và phosphorus trong máu.
Tuyến tụy
-Tuyến tuy vừa tiết dịch tiêu hóa vào tá tràng (chức năng ngoại tiết), vừa tiết các hormone (chức năng nội tiết), tiết hai loại hormone là insulin và glucagon. Hormone insulin giúp chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ ở gan, dẫn đến giảm đường huyết khi đường huyết tăng, còn hormone glucagon có tác dụng ngược lại.
Tuyến trên thận
-Tuyến trên thận tiết ra adrenaline và noradrenaline giúp làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dẫn phế quản và góp phần làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Ngoài ra, tuyến trên thận còn tiết các loại hormone khác có vai trò điều hòa nồng độ glucose, muối sodium và potassium trong máu; điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.
Tuyến sinh dục
-Tuyến sinh dục là tinh hoàn (ở nam) và buồng trứng (ở nữ). Tinh hoàn tiết ra hormone testosterone kích thích sự sinh tinh trùng ở nam; buồng trứng tiết ra hormone estrogen kích thích sự phát triển và rụng trứng ở nữ. Cả hai hormone này đều gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của cả nam và nữ.
II. Một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết
Bệnh đái tháo đường
- Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose trong máu do thiếu hormone insulin hoặc insulin không tác dụng điều hòa đủ lượng đường trong máu.
- Triệu chứng của bệnh bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân,... Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, tổn thương dây thần kinh, hoại tử đáy chân.
Bệnh bướu cổ do thiếu iodine
- Bướu cổ là tình trạng phì đại tuyến giáp do cơ thể thiếu iodine dẫn đến hormone thyroxine (TH) không được tiết ra.
- Người mắc bệnh có triệu chứng chậm lớn, trí tuệ phát triển chậm, giảm sút trí nhớ và hoạt động thần kinh suy giảm.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 39
Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết KHTN lớp 8 bài 38: Hệ nội tiết ở người sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 8 Chân trời sáng tạo và KHTN lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.