Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 30 trang 123, 124
Giải Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 30: Khái quát về cơ thể người được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học
Bài: Khái quát về cơ thể người
Mở đầu trang 123 Bài 30 KHTN 8: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng để phân biệt với người khác như màu da, chiều cao, nhóm máu,… Ngoài sự khác nhau đó, cấu tạo cơ thể người có những đặc điểm chung nào?
Trả lời:
Cấu tạo cơ thể người có những đặc điểm chung là:
- Cơ thể người được cấu tạo gồm các phần: đầu, cổ, thân, hai tay và hai chân. Toàn bộ cơ thể được bao bọc bên ngoài bởi một lớp da, dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương.
- Các hệ cơ quan trong cơ thể người gồm: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh và các giác quan, hệ nội tiết, hệ sinh dục. Mỗi hệ cơ quan lại được cấu tạo bởi các cơ quan và thực hiện các vai trò nhất định.
B/ Câu hỏi giữa bài
Giải KHTN 8 trang 124
Hoạt động trang 124 KHTN 8: Đọc thông tin trong Bảng 30.1 và thảo luận để trả lời các câu hỏi ở phần khởi động.
Trả lời:
Cấu tạo cơ thể người có những đặc điểm chung là:
- Cơ thể người được cấu tạo gồm các phần: đầu, cổ, thân, hai tay và hai chân. Toàn bộ cơ thể được bao bọc bên ngoài bởi một lớp da, dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương.
- Các hệ cơ quan trong cơ thể người gồm: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh và các giác quan, hệ nội tiết, hệ sinh dục. Mỗi hệ cơ quan lại được cấu tạo bởi các cơ quan và thực hiện các vai trò nhất định.
Em có thể trang 124 KHTN 8: Kể tên và nêu được vai trò chính của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể mình.
Trả lời:
Cơ quan/ Hệ cơ quan | Các cơ quan trong từng hệ cơ quan | Vai trò chính trong cơ thể |
Hệ vận động | Cơ, xương, khớp | Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển |
Hệ tuần hoàn | Tim và mạch máu | Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,… đến các tế bào và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài |
Hệ hô hấp | Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và hai lá phổi | Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể |
Hệ tiêu hóa | Ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và các tuyến tiêu hóa | Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và loại chất thải ra khởi cơ thể |
Hệ bài tiết | Phổi, thận, da | Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường. |
Hệ thần kinh | Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh | Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường |
Các giác quan | Thị giác, thính giác,… | Giúp cơ thể nhận biết được các vật và thu nhận âm thanh |
Hệ nội tiết | Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục,… | Điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết một số loại hormone tác động đến cơ quan nhất định |
Hệ sinh dục | Ở nam: tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật,… Ở nữ: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo,… | Giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống |
-------------------------------------
Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 30: Khái quát về cơ thể người KNTT.
Bắt đầu năm học 2023 - 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, VnDoc sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới: