Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài tập Chủ đề 2 trang 72

Giải Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài tập Chủ đề 2 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

Bài tập Chủ đề 2

Bài tập 1 trang 72 KHTN 8: Trong các chất sau, chất nào là acid, base, kiềm?

HCl, CuO, KOH, CaCO3, H2SO4, Fe(OH)2.

Trả lời:

- Chất là acid: HCl, H2SO4.

- Chất là base: KOH, Fe(OH)2.

- Chất là kiềm: KOH.

Bài tập 2 trang 72 KHTN 8: Trong các chất sau, chất nào là muối, oxide base, oxide acid: CuSO4, SO2, MgCl2, CaO, Na2CO3. Viết tên gọi các muối.

Trả lời:

- Chất là muối: CuSO4; MgCl2; Na2CO3.

Tên gọi các muối:

CuSO4: copper(II) sulfate.

MgCl2: magnesium chloride.

Na2CO3: sodium carbonate.

- Chất là oxide base: CaO.

- Chất là oxide acid: SO2.

Bài tập 3 trang 72 KHTN 8: Chất nào trong dãy chất sau: CuO, Mg(OH)2, Fe, SO2, HCl, CuSO4 tác dụng được với:

a) dung dịch NaOH.

b) dung dịch H2SO4loãng.

Viết phương trình hóa học của các phản ứng (nếu có).

Trả lời:

a) Các chất tác dụng được với dung dịch NaOH là: SO2, HCl, CuSO4.

Phương trình hóa học minh họa:

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

HCl + NaOH → NaCl + H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.

b) Các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: CuO, Mg(OH)2, Fe.

Phương trình hóa học minh họa:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2↑.

Bài tập 4 trang 72 KHTN 8: Viết các phương trình hoá học theo các sơ đồ sau:

a) HCl + ? − − − → NaCl + H2O

b) NaOH + ? − − − → Cu(OH)2↓ + ?

c) KOH + ? − − − → K2SO4+ ?

d) Ba(NO3)2+ ? − − − → BaSO4↓ + ?

Trả lời:

a) HCl + NaOH → NaCl + H2O

b) 2NaOH + CuCl2→ Cu(OH)2↓ + 2NaCl

c) 2KOH + CuSO4→ K2SO4+ Cu(OH)2

d) Ba(NO3)2+ Na2SO4→ BaSO4↓ + 2NaNO3.

Bài tập 5. Viết các phương trình hóa học theo các sơ đồ chuyển hóa sau:

a) CuO \overset{+ ?}{\rightarrow}  CuSO4 \overset{+ ?}{\rightarrow}  Cu(OH)2

b) Mg \overset{+ ?}{\rightarrow} MgCl2 \overset{+ ?}{\rightarrow}  Mg(OH)2

c) NaOH \overset{+ ?}{\rightarrow}  Na2SO4 \overset{+ ?}{\rightarrow} NaCl

d) K2CO3 \overset{+ ?}{\rightarrow} CaCO3 \overset{+ ?}{\rightarrow} CaCl2

Trả lời:

a)

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.

b)

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl.

c)

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓.

d)

K2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2KCl

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O.

Bài tập 6 trang 72 KHTN 8: Cho 100 mL dung dịch Na2SO4 0,5 M tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thì thu được m gam kết tủa.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Tính m.

c) Tính nồng độ mol của dung dịch BaCl2, biết thể tích dung dịch BaCl2 đã dùng là 50 mL.

Trả lời:

a) Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

b) Đổi 100 mL = 0,1 lít.

Theo bài ra: nNa2SO4 = 0,1 × 0,5 = 0,05 (mol)

Theo phương trình hóa học: nBaSO4 = nNa2SO4 = 0,05 (mol) .

Vậy m = 0,05 × (137 + 32 + 16 × 4) = 11,65 (gam).

c) Theo phương trình hoá học: nBaCl2 = nNa2SO4 = 0,05 (mol) .

Đổi 50 mL = 0,05 lít.

Nồng độ mol của dung dịch BaCl2 là:

C_M=\frac{n}{V}=\frac{0,05}{0,05}=1M

Bài tập 7 trang 72 KHTN 8: Viết các phương trình hoá học điều chế MgCl2 trực tiếp từ NgO, Mg(OH)2, MgSO4.

Trả lời:

Các phương trình hóa học:

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓.

Bài tập 8 trang 72 KHTN 8: Biết dung dịch NaCl có pH bằng 7. Chỉ dùng quỳ tím, nêu cách nhận biết các dung dịch không màu, đựng trong ba ống nghiệm riêng rẽ: NaOH, HCl và NaCl.

Trả lời:

Cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu quỳ tím:

- Quỳ tím chuyển sang màu xanh → dung dịch NaOH.

- Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → dung dịch HCl.

- Quỳ tím không chuyển màu → dung dịch NaCl.

Bài tập 9* trang 72 KHTN 8: Việc bón phân NPK cho cây cà phê sau khi trồng bốn năm được chia thành bốn thời kì như sau:

a) Tính lượng N đã cung cấp cho cây trong cả bốn thời kì.

b) Nguyên tố dinh dưỡng potassium được bổ sung cho cây nhiều nhất ở thời kì nào?

Trả lời:

Chú ý: Các số sau chữ NPK, ví dụ NPK 10 – 12 – 5 cho biết hàm lượng dinh dưỡng có trong phân.

a) Lượng N cung cấp cho cây trong thời kì bón thúc ra hoa là:

\frac{0,5\times10}{100}=0,05(kg)

Lượng N cung cấp cho cây trong thời kì bón đậu quả, ra quả là:

\frac{0,7\times12}{100}=0,084(kg)

Lượng N cung cấp cho cây trong thời kì bón quả lớn, hạn chế rụng quả là:

\frac{0,7\times12}{100}=0,084(kg)

Lượng N cung cấp cho cây trong thời kì bón thúc quả lớn, tăng dưỡng chất cho quả là:

\frac{0,6\times16}{100}=0,096(kg)

Lượng N đã cung cấp cho cây trong cả bốn thời kì là:

0,05 + 0,084 + 0,084 + 0,096 = 0,314 (kg).

b) Nguyên tố dinh dưỡng potassium được bổ sung cho cây nhiều nhất ở thời kì bón thúc quả lớn, tăng dưỡng chất cho quả.

-------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Khoa học tự nhiên 8 bài tập Chủ đề 2 CD.

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, VnDoc sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

Đánh giá bài viết
1 714

KHTN 8 Cánh diều

Xem thêm