Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài tập Chủ đề 1 trang 46

Giải Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài tập Chủ đề 1 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

Bài tập Chủ đề 1

Bài tập 1 trang 46 KHTN 8:

a) Hiện nay, gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu, quá trình nào có sự biến đổi hoá học xảy ra trong các quá trình diễn ra dưới đây?

(1) Các khí (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hoá lỏng và tích trữ ở bình gas.

(2) Khi mở khoá bình gas, gas lỏng trong bình chuyển lại thành khí.

(3) Gas bắt lửa và cháy trong không khí chủ yếu tạo thành khí carbon dioxide và nước.

b) Gas thường rất dễ bắt cháy lại không mùi lên rất nguy hiểm nếu bị rò gỉ. Để dễ nhận biết, các nhà sản xuất thường bổ sung một khí có mùi vào bình gas. Theo em, cần làm gì nếu ngửi thấy có mùi gas trong nhà?

Trả lời:

a) Quá trình có xảy ra sự biến đổi hoá học:

(3) Gas bắt lửa và cháy trong không khí chủ yếu tạo thành khí carbon dioxide và nước.

b) Nếu ngửi thấy mùi gas trong nhà, chứng tỏ đã có khí gas rò gỉ. Do đó cần phải tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Khóa van bình gas để tránh gas thoát ra nhiều có thể dẫn đến cháy nổ cao.

Bước 2: Mở hết tất cả các cửa (cửa sổ, cửa ra vào …) để khí gas thoát ra ngoài

Chú ý: Có thể sử dụng bìa carton hoặc quạt tay để lùa khí gas ra môi trường nhưng không được bật quạt điện hoặc bật/tắt các công tắc, thiết bị điện, dùng diêm hay bật lửa …  trong nhà bởi dễ phát ra tia lửa điện gây cháy một cách dễ dàng.

Bước 3: Thông báo đến các thành viên đang có trong nhà, di dời trẻ em, người già ra khỏi nhà và báo người lớn (bố, mẹ, …) để có biện pháp xử lí phù hợp tiếp theo.

Bài tập 2 trang 46 KHTN 8: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam kim loại magnesium trong oxygen thu được 15 gam magnesium oxide.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Viết phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng.

c) Tính khối lượng oxygen đã phản ứng.

Trả lời:

a) Phương trình hoá học của phản ứng:

2Mg + O2 → 2MgO.

b) Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:

mMg + mO2 = mMgO

c) Khối lượng oxygen đã phản ứng là:

mO2 = mMgO−mMg = 15 – 9 = 6 (gam).

Bài tập 3 trang 46 KHTN 8: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

a) Na + O2 → Na2O

b) P2O5 + H2O → H3PO4

c) Fe(OH)3 →Fe2O3 + H2O

d) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + NaCl

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử/ số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Trả lời:

a) 4Na + O2 → 2Na2O

Tỉ lệ:

Số nguyên tử Na : Số phân tử O2 : Số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2.

b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Tỉ lệ:

Số phân tử P2O5 : Số phân tử H2O : Số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2.

c) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Tỉ lệ:

Số phân tử Fe(OH)3 : Số phân tử Fe2O3 : Số phân tử nước = 2 : 1 : 3.

d) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl

Tỉ lệ:

Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử CaCl2 : Số phân tử CaCO3 : Số phân tử NaCl = 1 : 1 : 1 : 2.

Bài tập 4 trang 46 KHTN 8: Khí A có tỉ khối đối với H2 là 22.

a) Tính khối lượng mol khí A.

b) Một phân tử khí A gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxygen. Xác định công thức hoá học của phân tử khí A.

Trả lời:

a) Khối lượng mol khí A:

b)

Công thức hóa học của khí A có dạng: XO2.

Ta có: MX + 2 × MO = 44 Þ MX = 12.

Vậy X là carbon (C).

Công thức hoá học khí A là: CO2.

Bài tập 5 trang 46 KHTN 8: Đồ thị hình 1 biểu thị sự phụ thuộc của độ tan (S) của các chất (a), (b), (c) và (d) theo nhiệt độ (toC).

D. (a), (b), (d).

b) Ở 30oC, chất có độ tan lớn nhất là

A. (a).                            B. (b).

C. (c).                             D. (d).

c) Chất có độ tan giảm khi nhiệt độ tăng là

A. (d).                            B. (c).

C. (b).                             D. (a).

Trả lời:

a) Đáp án đúng là: C

Các chất có đồ thị hướng lên trên là a, c, d Þ Các chất này có độ tan tăng theo nhiệt độ.

b) Đáp án đúng là: D

Dựa vào đồ thị xác định được, ở 30oC chất có độ tan lớn nhất là d.

c) Đáp án đúng là: C

Chất có độ tan giảm khi nhiệt độ tăng là b (do đồ thị hướng xuống).

Bài tập 6 trang 46 KHTN 8: Viết công thức hóa học của hai chất khí nhẹ hơn không khí, hai chất khí nặng hơn không khí.

Trả lời:

- Hai chất khí nhẹ hơn không khí là: H2 (M = 2 g/ mol) và He (M = 4 g/ mol).

- Hai chất khí nặng hơn không khí là: CO2 (M = 44 g/ mol) và SO2 (M = 64 g/ mol).

Bài tập 7 trang 46 KHTN 8: Có hai ống nghiệm, mỗi ống đều chứa một mẩu đá vôi (thành phần chính là CaCO3) có kích thước tương tự nhau. Sau đó, cho vào mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch HCl có nồng độ lần lượt là 5% và 15%.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng, biết rằng sản phẩm tạo thành gồm: CaCl2, CO2 và H2O.

b) Ở ống nghiệm nào phản ứng hóa học sẽ xảy ra nhanh hơn? Giải thích.

Trả lời:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

CaCO+ 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

b) Ở ống nghiệm chứa HCl 15% phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn. Do nồng độ các chất càng lớn, tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh.

-------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Khoa học tự nhiên 8 bài tập Chủ đề 1 CD.

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, VnDoc sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bơ

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 15/05/23
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 15/05/23
      • Bé Cún
        Bé Cún

        🙂🙂🙂🙂🙂

        Thích Phản hồi 15/05/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 8

        Xem thêm