Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 9 trang 46, 47, 48, 49
VnDoc xin giới thiệu bài Giải Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 9: Acid được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học
Mở đầu trang 46 Khoa học tự nhiên 8: Một trong những hoá chất được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cũng như trong các ngành công nghiệp sản xuất đó là acid. Các acid khác nhau nhưng vẫn có những tính chất hoá học giống nhau, đó là những tính chất gì? Acid có những ứng dụng nào trong đời sống, sản xuất?
Trả lời:
- Tính chất chung của acid:
+ Các dung dịch acid làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ.
+ Nhiều kim loại (ngoại trừ Cu, Ag, Au, Pt …) khi phản ứng với dung dịch acid sẽ tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.
- Ứng dụng của một số acid:
+ Acetic acid được dùng để: chế tạo dược phẩm, sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo chất dẻo, sản xuất phẩm nhuộm, sản xuất thuốc diệt côn trùng, pha chế giấm ăn …
+ Acid H2SO4 và HCl được dùng để: sản xuất phẩm nhuộm, sản xuất chất tẩy rửa, chế biến dầu mỏ, sản xuất acid, chế tạo acquy, chế tạo thuốc nổ, sản xuất tơ sợi, sản xuất phân bón, sản xuất giấy …
1. Khái niệm acid
Câu hỏi thảo luận 1 trang 46 Khoa học tự nhiên 8: Khi phân tử hydrogen chloride tan trong nước đã xảy ra quá trình gì?
Trả lời:
Khi phân tử hydrogen chloride tan trong nước đã xảy ra quá trình:
HCl → H+ + Cl-
Câu hỏi thảo luận 2 trang 46 Khoa học tự nhiên 8: Thành phần phân tử của các chất trong Hình 9.1 có điểm gì giống nhau?
Trả lời:
Điểm chung của các chất: đều có nguyên tử H liên kết với gốc acid.
Luyện tập trang 46 Khoa học tự nhiên 8: Phân tử nào trong các phân tử sau đây là acid và có thể tạo ra ion H+ khi tan trong nước: KCl, H2SO3, HClO4?
Trả lời:
Các phân tử là acid và có thể tạo ra ion H+ khi tan trong nước: H2SO3, HClO4.
2. Tính chất hóa học của acid
Câu hỏi thảo luận 3 trang 47 Khoa học tự nhiên 8: Cho biết sự đổi màu của giấy quỳ tím trong Thí nghiệm 1.
Trả lời:
Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Luyện tập trang 47 Khoa học tự nhiên 8: Bằng cách đơn giản nào ta có thể nhận biết dung dịch có tính acid?
Trả lời:
Bằng cách sử dụng giấy quỳ tím có thể nhận biết dung dịch có tính acid.
Vận dụng trang 47 Khoa học tự nhiên 8: Dùng mẩu quỳ tím có sẵn, hãy thử nghiệm tính acid đối với nước vắt từ quả chanh và giấm ăn.
Trả lời:
Học sinh tự làm thí nghiệm.
Chú ý: Cả hai trường hợp giấy quỳ tím đều chuyển sang màu đỏ
Câu hỏi thảo luận 4 trang 47 Khoa học tự nhiên 8: Hãy nêu hiện tượng quan sát được ở Thí nghiệm 2 và cho biết sản phẩm tạo thành của phản ứng đó.
Trả lời:
Hiện tượng: Mẩu kẽm tan dần, có khí thoát ra.
Sản phẩm tạo thành: ZnCl2, H2.
Luyện tập trang 48 Khoa học tự nhiên 8: Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hoá học khi cho một lá nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng.
Trả lời:
Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có khí thoát ra.
Phương trình hoá học: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.
Vận dụng trang 48 Khoa học tự nhiên 8: Acid dạ dày rất cần cho việc tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên nếu dư thừa acid có thể tăng nguy cơ gây các vấn đề khác như trào ngược, viêm loét, xuất huyết dạ dày, … thậm chí là ung thư dạ dày. Vì sao người mắc bệnh dạ dày thường được các bác sĩ khuyên không nên sử dụng thức ăn có vị chua?
Trả lời:
Thức ăn có vị chua có môi trường acid, do đó người mắc dạ dày thường được các bác sĩ khuyên không nên sử dụng thức ăn có vị chua.
3. Ứng dụng của một số acid thông dụng
Câu hỏi thảo luận 5 trang 48 Khoa học tự nhiên 8: Quan sát Hình 9.4 và 9.5, cho biết một số ứng dụng của acid.
Trả lời:
- Ứng dụng của một số acid:
+ Acetic acid được dùng để: chế tạo dược phẩm, sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo chất dẻo, sản xuất phẩm nhuộm, sản xuất thuốc diệt côn trùng, pha chế giấm ăn …
+ Acid H2SO4 và HCl được dùng để: sản xuất phẩm nhuộm, sản xuất chất tẩy rửa, chế biến dầu mỏ, sản xuất acid, chế tạo acquy, chế tạo thuốc nổ, sản xuất tơ sợi, sản xuất phân bón, sản xuất giấy …
Vận dụng trang 49 Khoa học tự nhiên 8: Hãy tìm hiểu trong sách báo hay internet, cho biết thành phần của giấm ăn có chứa acid nào và một số ứng dụng của giấm ăn trong đời sống?
Trả lời:
Thành phần của giấm ăn có chứa: Acetic acid.
Một số ứng dụng của giấm ăn trong đời sống:
+ Khắc phục bong gân, máu bầm ...
+ Kiểm soát lượng đường trong máu.
+ Hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
+ Lưu giữ mùi vị và màu sắc món ăn.
+ Tẩy vết cặn ở bồn rửa, ấm đun nước …
-------------------------------------
Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 9: Acid CTST.
Bắt đầu năm học 2023 - 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, VnDoc sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới: