Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 39

Với nội dung bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 bài 39: Hệ bài tiết ở người chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 8.

Bài: Hệ bài tiết ở người

Mở đầu trang 167 Bài 39 KHTN lớp 8: Mỗi ngày cơ thể liên tục lọc và thải ra ngoài môi trường các chất cặn bã, dư thừa hoặc các chất độc gây hại cho cơ thể. Quá trình đó được thực hiện nhờ những cơ quan nào trong cơ thể?

Trả lời:

Quá trình lọc và thải ra ngoài môi trường các chất cặn bã, dư thừa hoặc các chất độc gây hại cho cơ thể được thực hiện nhờ các cơ quan trong hệ bài tiết chủ yếu là: da, phổi, gan, thận.

1. Chức năng hệ bài tiết

Câu hỏi thảo luận 1 trang 167 KHTN lớp 8: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng về chức năng của hệ bài tiết đối với cơ thể sống?

A. Giúp cơ thể điều hòa chức năng tiêu hóa và bài tiết.

B. Giúp cơ thể hấp thụ lại các chất dinh dưỡng.

C. Giúp cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất.

D. Giúp cơ thể lọc và thải các chất cặn bã, dư thừa và chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Hệ bài tiết giúp cơ thể lọc và thải các chất cặn bã, dư thừa và chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể không bị nhiễm độc, đồng thời giữ được cân bằng môi trường trong cơ thể.

Luyện tập trang 167 KHTN lớp 8: Từ thông tin và Bảng 39.1, hãy cho biết nếu một trong các cơ quan bài tiết chủ yếu của cơ thể hoạt động bất thường thì hệ bài tiết sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.

Trả lời:

Nếu một trong các cơ quan bài tiết chủ yếu của cơ thể hoạt động bất thường thì các chất độc hại sẽ tích tụ trong cơ thể gây mất cân bằng nội môi, gây tổn thương tế bào, cơ quan. Kết quả dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động của hệ bài tiết nói riêng và hoạt động sống của toàn cơ thể nói chung, dẫn đến bệnh tật hoặc thậm chí tử vong.

2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

Câu hỏi thảo luận 2 trang 168 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 39.1 và nêu tên các cơ quan cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.

Trả lời:

Các cơ quan cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang và niệu đạo.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 168 KHTN lớp 8: Trong hệ bài tiết, cơ quan nào thực hiện chức năng lọc máu, tạo nước tiểu? Kể tên một số thành phần cấu tạo chính của cơ quan này.

Trả lời:

- Trong hệ bài tiết, cơ quan thực hiện chức năng lọc máu, tạo nước tiểu là thận.

- Một số thành phần cấu tạo chính của thận gồm: Vỏ thận, tủy thận, bể thận và ống dẫn nước tiểu.

3. Một số bệnh về hệ bài tiết nước tiểu. Vận dụng hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khoẻ

Câu hỏi thảo luận 4 trang 169 KHTN lớp 8: Đọc thông tin trong Bảng 39.2, nêu một số thói quen sinh hoạt không có lợi cho thận của chúng ta.

Trả lời:

Một số thói quen sinh hoạt không có lợi cho thận của chúng ta như:

- Uống ít nước.

- Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn hoặc có gas; chế độ ăn quá nhiều muối, đạm.

- Không vệ sinh cá nhân đúng cách; không vệ sinh môi trường sống.

- Nhịn đi tiểu.

- Không vận động thể dục, thể thao.

- Sử dụng thuốc bừa bãi, không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Luyện tập trang 169 KHTN lớp 8: Vận dụng hiểu biết về hệ bài tiết, hãy đưa ra lời khuyên cho các thành viên trong gia đình về thói quen sinh hoạt và ăn uống để có hệ bài tiết khỏe mạnh.

Trả lời:

Lời khuyên cho các thành viên trong gia đình về thói quen sinh hoạt và ăn uống để có hệ bài tiết khỏe mạnh:

- Cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, lành mạnh: uống đủ nước, hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống thuốc giải khát có gas, hạn chế uống rượu, bia.

- Không tự ý uống thuốc, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Không nhịn tiểu.

- Vận động thể dục, thể thao phù hợp.

- Vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ.

4. Một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo

Câu hỏi thảo luận 5 trang 170 KHTN lớp 8: Vì sao phải ghép thận, chạy thận nhân tạo?

Trả lời:

Phải ghép thận, chạy thận nhân tạo vì: Khi bệnh nhân mắc các bệnh lí về thận mà cả hai quả thận không còn khả năng thực hiện chức năng và không có khả năng hồi phục hoặc thận bị suy giảm chức năng. Điều này khiến cơ thể không thể đào thải được các chất thải, chất dư thừa, chất độc ra khỏi cơ thể dẫn đến mất cân bằng nội môi và nguy cơ tử vong cao cho bệnh nhân. Do đó, trong những trường hợp này, ghép thận, chạy thận nhân tạo là phương pháp giúp bệnh nhân duy trì sự sống.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 170 KHTN lớp 8: Bạn A cho rằng ghép thận là cắt quả thận bị hỏng và thay vào đúng vị trí đó một quả thận mới, khỏe mạnh. Đọc thông tin SGK, quan sát Hình 39.2 và cho biết ý kiến của bạn A đúng hay sai. Tại sao?

Trả lời:

Ý kiến của bạn A là sai. Vì ghép thận thực chất là ghép thêm thận mới khỏe mạnh vào vị trí mới thường là vùng hộ chậu bên phải (hoặc bên trái) của người bệnh. Người ta chỉ cắt bỏ một hoặc hai thận bệnh lí trong một số trường hợp đặc biệt như thận đa nang quá to, thận bị viêm mãn tính nặng,...

Câu hỏi thảo luận 7 trang 170 KHTN lớp 8: Sau khi ghép thận cần lưu ý điều gì để tuổi thọ thận ghép được kéo dài?

Trả lời:

Để tuổi thọ thận ghép được kéo dài, sau khi ghép thận cần lưu ý:

- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lí; hạn chế sử dụng các chất có hại cho hệ bài tiết như đồ ăn quá nhiều muối, đạm,…

- Thực hiện lối sống lành mạnh, vận động thể lực phù hợp.

- Cần uống thuốc đầy đủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ; tái khám định kì theo yêu cầu của bác sĩ.

Câu hỏi thảo luận 8 trang 170 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 39.3 và mô tả khái quát sơ đồ chạy thận nhân tạo.

Trả lời:

Mô tả sơ đồ chạy thận nhân tạo: Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máy bơm sẽ từ từ rút máu chưa lọc của bệnh nhân ra ngoài (lấy từ vị trí tĩnh mạch cánh tay), sau đó được bổ sung máu loãng. Tại máy lọc máu, máu được xử lí để loại bỏ chất thải, chất độc, chất dư thừa rồi đưa đến nơi giữ bọt khí. Sau đó, máu đã được lọc sạch được đưa trở lại tĩnh mạch cánh tay vào cơ thể của người bệnh.

Câu hỏi thảo luận 9 trang 170 KHTN lớp 8: Chạy thận nhân tạo giúp ích gì cho bệnh nhân?

Trả lời:

Chạy thận nhân tạo giúp cho bệnh nhân:

- Loại bỏ các chất thải, chất độc, chất dư thừa ra khỏi cơ thể nhằm đảm bảo kéo dài sự sống cho bệnh nhân khi chức năng thận của người bệnh suy giảm không thể thực hiện được nhiệm vụ này.

- Đồng thời, chạy thận cũng là giải pháp tình thế cho những bệnh nhân không đáp ứng được chi phí ghép thận hoặc chưa tìm được nguồn cho thận thích hợp.

Vận dụng trang 170 KHTN lớp 8: Bạn A có thói quen uống ít nước và ăn mặn. Gần đây, bạn cho biết mình đi tiểu ít và nước tiểu thường có màu vàng đậm. Trong trường hợp này, em sẽ đưa ra lời khuyên gì dành cho bạn A?

Trả lời:

Thói quen uống ít nước và ăn mặn là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh về hệ bài tiết như sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, suy giảm chức năng của thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Do vậy cần khuyên bạn nên thay đổi thói quen này để hạn chế các bệnh về hệ bài tiết và nâng cao sức khỏe của cơ thể, cụ thể, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, lành mạnh: uống đủ nước, hạn chế thức ăn chứa nhiều muối. Đồng thời, cần vận động thể dục, thể thao phù hợp; vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ. Ngoài ra, khi tình trạng này xảy ra kéo dài mà không được cải thiện cần đi thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ.

Luyện tập trang 171 KHTN lớp 8: Những khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về ghép thận, chạy thận nhân tạo?

A. Ghép thận là cắt bỏ quả thận hư và thay thế vào vị trí đó một quả thận khỏe mạnh.

B. Chạy thận nhân tạo sử dụng hệ thống lọc máu nhân tạo, thay thế thận bị hư để loại bỏ chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể.

C. So với ghép thận thì chạy thận nhân tạo duy trì sự sống lâu dài hơn.

D. Ghép thận là một phương pháp điều trị tốt nhất để đưa người bệnh suy thận mạn tính trở về cuộc sống sinh hoạt và lao động bình thường.

Trả lời:

Khẳng định đúng khi nói về ghép thận, chạy thận nhân tạo là: D

A – Sai. Ghép thận là lấy thận khỏe mạnh của người ghép cho người nhận, vị trí để đặt thận mới thường là vùng hố chậu bên phải (hoặc bên trái), chỉ cắt bỏ thận hư trong một số trường hợp đặt biệt.

B – Sai. Chạy thận nhân tạo không thay thế thận bị hư, mà chỉ sử dụng hệ thống lọc máu nhân tạo để loại bỏ các chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể.

C – Sai. Cả hai phương pháp ghép thận và chạy thận nhân tạo đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, để so sánh về khả năng duy trì sự sống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không thể xác định chính xác phương pháp nào sẽ duy trì sự sống dài hơn.

D – Đúng. Ghép thận là một phương pháp điều trị tốt nhất để đưa người bệnh suy thận mạn tính trở về cuộc sống sinh hoạt và lao động bình thường. Do bệnh nhân đã có thận mới có khả năng thực hiện chức năng, bệnh nhân không cần thường xuyên đến bệnh viện để lọc máu và điều trị như các phương pháp khác.

-------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 39: Hệ bài tiết ở người CTST.

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, VnDoc sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    😉😉😉😉😉😉

    Thích Phản hồi 08:44 19/05
    • Gấu Đi Bộ
      Gấu Đi Bộ

      👍👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 08:44 19/05
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        🤠🤠🤠🤠🤠🤠

        Thích Phản hồi 08:46 19/05
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 8

        Xem thêm