Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mã và thông tin trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Mã trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh Mã và thông tin trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung tài liệu đã được tổng hợp chi tiết và chính xác. Mời các bạn tham khảo.

Ký hiệu: QHF

Loại hình: Công lập

Địa chỉ: Số 2 Đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 37547269

Website: www.ulis.vnu.edu.vn

Tên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội bằng tiếng anh: University of Foreign Languages ​​- Hanoi National University

1. Đối tượng tuyển sinh

- Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

2. Phạm vi tuyển sinh: Toàn quốc

3. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển

- Xét tuyển dựa vào (1) kết quả bài thi THPT quốc gia; (2) chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (chứng chỉ A-Level); xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và của ĐHQGHN.

- Thời gian nhận ĐKXT và XT theo kế hoạch của Bộ GD & ĐT và của Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển: trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT và Hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2018 của ĐHQGHN;

4. Chỉ tiêu tuyển sinh

Mã và thông tin trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà NộiMã và thông tin trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà NộiMã và thông tin trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà NộiMã và thông tin trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà NộiMã và thông tin trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT:

a) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia bằng hoặc cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD & ĐT quy định trong năm tuyển sinh.

b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level để tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.

6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:

7. Tổ chức tuyển sinh

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học Quốc Gia Hà Nội

- Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). HĐTS căn cứ vào kết quả thi để xét tuyển vào tất cả các nguyện vọng của thí sinh đăng ký. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

- Xét tuyển theo từng tổ hợp bài thi/môn thi THPT quốc gia đã công bố trên cơ sở nguyên tắc lấy tổng điểm (bao gồm cả ưu tiên khu vực và đối tượng) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định Điều 7 của Quy chế tuyển sinh (ban hành theo Thông tư 07/2018/TT-BGD ĐT ngày 01 tháng 03 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo điểm môn chính, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

- Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến trong thời hạn quy định. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung.

8. Chính sách ưu tiên

Tuyển thẳng và xét tuyển thẳng

Đối tượng tuyển thẳng và xét tuyển thẳng

Đối tượng 1: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kì thi chọn Học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia và đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT.

Đối tượng 2: Học sinh THPT Chuyên thuộc ĐHQGHN được tuyển thẳng và xét tuyển thẳng vào bậc đại học tại ĐHNN phải đỗ tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

Là thành viên chính thức đội tuyển dự kì thi Olympic hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kĩ thuật khu vực, Quốc tế.

Đạt giải chính thức trong kì thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN.

Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia

- Đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT và có tổng điểm 4 bài thi/ môn thi tốt nghiệp THPT đạt tối thiểu 28,0 điểm, trong đó không có điểm bài thi / môn thi nào dưới 5,0 điểm.

Đối tượng 3: Thí sinh là học sinh các lớp chuyên thuộc các trường chuyên (trong danh mục các trường THPT chuyên tại phụ lục đính kèm), đạt danh hiệu học sinh giỏi và có hạnh kiểm tốt từng năm học trong cả 3 năm THPT, có tổng điểm 4 môn thi tốt nghiệp THPT tối thiểu 28 điểm, trong đó không có môn thi tốt nghiệp THPT dưới 5,0 điểm và điểm trung bình chung môn Ngoại ngữ từng năm học đạt từ 8,0 trở lên.

Đối tượng 4: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level): Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level để tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUMrange ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.

Ghi chú:

Học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức hoặc kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả và được tuyển thẳng vào trường ĐHNN - ĐHQGHN khi đáp ứng đủ các tiêu chí hạnh kiểm Tốt từng năm trong 3 năm THPT và thi đỗ tốt nghiệp THPT.

9. Lệ phí xét tuyển

Theo quy định của Bộ GD & ĐT và ĐHQGHN

10. Học phí dự kiến

Căn cứ Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đỗi với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2025.

Hiện nhà trường đang thu học phí là 220.000 đ/1 tín chỉ đối với SV các ngành Ngôn ngữ nước ngoài.

Chương trình đào tạo chất lượng cao (CTĐT CLC) đáp ứng Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD & ĐT: các ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật. Kinh phí đào tạo dự kiến khoảng 35 triệu đồng/sinh viên/năm.

Tổng số tín chỉ ngành Sư phạm Ngoại ngữ là 136 tín chỉ, ngành Ngôn ngữ nước ngoài là 134 tín chỉ, các Chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23 của Bộ GD & ĐT là 152 tín chỉ.

Lộ trình tăng:

- Năm học 2018-2019: 240.000 đ/1 tín chỉ

- Năm học 2019-2020: 265.000 đ/1 tín chỉ

- Năm học 2020-2021: 290.000 đ/1 tín chỉ

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thông tin Trường Đại học, Học viện, CĐ

    Xem thêm