Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mở bài và kết bài Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Mở bài và kết bài Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Bài viết được tổng hợp gồm có các mẫu mở bài và kết bài tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây.

I. Mở bài tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

1. Mở bài gián tiếp hạnh phúc của một tang gia

Bước qua những trang cổ tích nhẹ nhàng êm ái của Thạch Lam,đắm chìm trong nỗi bi thương khuất tất của cuộc đời như những tấm vải rách chẳng chút vẹn nguyên trong những trang truyện của Nam Cao, ta quay trở về với hiện thực lố lăng của xã hội Việt Nam những năm 1930-1940. Một xã hội vặn mình trong lớp vỏ văn minh “Âu – hóa “bao trùm lên những trò đời kệch cỡm, dị hợm, nhảm nhí. Trong cái xã hội nhiễu phương, Tây – Ta lẫn lộn ấy, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo của mình, Vũ Trọng Phụng đã tung ra hàng loạt những tiếng cười mang đậm sắc thái phê phán giấu sau những tình huống đầy mâu thuẫn của “Số đỏ” mà điển hình là tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia”.

2. Mở bài nâng cao hạnh phúc của một tang gia

“Rong chơi“ trên cõi trần thế chỉ 27 năm ít ỏi, đã 78 năm sau ngày ông rời xa cõi tạm, nhà văn Vũ Trọng Vụng vẫn kịp cho hậu thế những nhân vật thật đặc biệt, thật ấn tượng qua những trang văn đậm màu sắc trào phúng sâu sắc. Được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, Vũ Trọng Phụng đã gắn tâm huyết cả cuộc đời mình vào tình yêu với nghề, với nghệ, ông đã mang những đóng góp thật to lớn vào nền văn xuôi Việt Nam, đặc biệt là những tác phẩm trào phúng đả kích sâu cay vào cái xã hội tư sản Việt Nam nhố nhăng, đồi bại, thối nát mà tác giả gọi là xã hội “chó đểu”, xã hội qua “Số đỏ” thấu đến “Hạnh phúc của một tang gia”.

3. Mở bài phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia mẫu 3

Sinh ra trong một gia nghèo truyền thống, thừa hưởng trong mình những nét bình dị, khuôn phép, gia phong, Vũ Trọng Phụng có một cuộc đời khác với những nhân vật mà ông sáng tác. Sống giữa đất Hà Thành, ngày ngày được chứng kiến xã hội thành thị trụy lạc, nhố nhăng nên ông vô cùng căm ghét xã hội tư sản thực dân thối nát, xấu xa đương thời. Vũ Trọng Phụng đã ném toàn bộ khối căm hờn vào cái xã hội “chó đểu” thối nát qua những trang văn hiện thực trào phúng xuất sắc. Quyển tiểu thuyết mang tên “Số đỏ” không chỉ vạch trần cái lố lăng, kệch cỡm lúc bấy giờ, còn là tiếng kêu cứu lấy một xã hội của tác giả mà cao trào là chương thứ 15 mang tên ”Hạnh phúc của một tang gia”.

4. Mở bài Hạnh phúc của một tang gia mẫu 4

Mỗi khi nhắc tới Vũ Trọng Phụng người ta đều nhớ tới ông là "ông vua phóng sự của đất Bắc Kì". Đúng vậy, ông có một công trình đồ sộ về phóng sự và tiểu thuyết, với các tác phẩm bất hủ như: Cạm Bẫy Người (1993), Giông tố (1936)...Nhưng có lẽ bạn đọc nhớ nhất đến tiểu thuyết "Số Đỏ" của ông. Với những sự thật xã hội bấy giờ được tác giả thêu dệt lại qua lăng kính của mình. Đặc biệt đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đã nêu lên được những nét chủ đạo của câu chuyện và thấy được bút pháp trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng.

5. Mở bài Hạnh phúc của một tang gia mẫu 5

Số đỏ là cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm đã phát huy cao độ tài năng châm biếm, đả kích sắc sảo của Vũ Trọng Phụng trước những thói xấu xa, giả dối của xã hội thực dân, phong kiến nửa đầu thế ki XX. Dưới ngòi bút kì tài của Vũ Trọng Phụng, chương nào, đoạn nào cũng thú vị, hấp dẫn như một màn hài kịch trọn vẹn. Đặc biệt gây ấn tượng là chương Hạnh phúc của một tang gia.

6.  Mở bài cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia mẫu 6

Năm 1939, Vũ Trọng Phụng bước sang tuổi 24. "Ông vua phóng sự đất Bắc" liền cho ra đời năm tác phẩm lừng danh: "Giông tố", "Số đỏ", "Làm đĩ", "Vỡ đê'' và "Cơm thầy cơm cô". Tác phẩm của ông được đánh giá là "vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam từ khi có chữ quốc ngữ". Trong đó, "Số đỏ" với nghệ thuật trào phúng bậc thầy, nó được coi là một kiệt tác bất hủ trong văn chương đương thời. Vũ Trọng Phụng đả kích cực kì cay độc với xã hội trường giả tư sản thành thị đang chạy theo lối sống "Âu hóa" văn minh rởm, hết sức đồi bại và lố lăng đương thời.

7. Mở bài cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia mẫu 7

Vũ Trọng Phụng được tôn vinh là " ông vua phóng sự đất Bắc" và mỗi tác phẩm của ông được ví như một quả bom ném vào cái xã hội lố lăng, ô trọc của Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Tiêu biểu cho nghệ thuật trào lộng, châm biếm sâu cay của ông có thể kể đến tiểu thuyết " Số đỏ" - cuốn tiểu thuyết mà mỗi chương truyện sinh động, sắc sảo, nhạy bén như một thiên phóng sự. Đoạn trích " Hạnh phúc của một tang gia" (thuộc chương XV của tác phảm "Số đỏ") là đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật trào phúng sắc sảo của Vũ Trọng Phụng trong tác phẩm này

8. Mở bài cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia mẫu 8

Số đỏ cuốn tiểu thuyết thể hiện sự trào phúc với nghệ thuật đặc sắc nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Mỗi chương của tiểu thuyết lại là một hài kịch. Tại chương XV Hạnh phúc của một tang gia được coi như là một trong những màn hài kịch hay nhất và thành công nhất của cuốn tiểu thuyết. Qua việc miêu tả về đám tang của cụ cố tổ, Vũ Trọng Phụng đã phơi bày được cái bộ mặt xấu xa của con cháu cũng như ngoài gia đình. Cho thấy được một xã hội giả tạo, khốn nạn như cách nói của nhà văn.

II. Kết bài tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

1. Kết bài trực tiếp hạnh phúc của một tang gia

Với “Số đỏ”, mỗi chương truyện là một màn hài kịch,mỗi nhân vật là một chân dung biếm họa. Bước vào “Hạnh phúc của một tang gia” ta như bước vào một thế giới của những điều hài hước đến kệch cỡm. Mượn tiếng cười làm vũ khí sắc bén để phê phán, Vũ Trọng Phụng đã thực sự thành công trên con đường trào phúng mang ý vị thật sâu cay.

2. Kết bài gián tiếp hạnh phúc của một tang gia

Trước cái chết của bậc sinh thành, là một người con,người cháu có hiếu, thay vì tiếc thương, lo lắng tang gia cho chu toàn thì trớ trêu thay, những kẻ ấy lại mong chờ cái chết như một niềm vui lớn. Ta thấy đáng buồn thay cho một xã hội bị băng hoại về đạo đức truyền thống của lũ người đại bất hiếu, đại bất nhân. Tác phẩm một lần nữa khẳng định tài năng và vai trò của Vũ Trọng Phụng trong giới trào phúng đặc sắc.

3. Kết bài phân tích Hạnh phúc của một tang gia mẫu 3

Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng và tác phẩm Số đỏ nói chung đã vạch trần bộ mặt của nền văn minh phương Tây và phong trào Âu hóa, nhưng thực chất đây là sự ăn chơi đồi bại của bọn trưởng giả ở thành thị. Mặt khác tác phẩm cũng phơi bày hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng, một xã hội nhốn nháo thật giả lẫn lộn. Kẻ vô học nhưng giỏi bịp thì trở thành vĩ nhân, một mệnh phụ đồi bại dâm đãng thì được cọi là một tấm gương về đức hạnh, một gia đình băng hoại về đạo đức thì được coi là mẫu mực về nền nếp.

4. Kết bài phân tích Hạnh phúc của một tang gia mẫu 4

Như vậy, qua đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" cho người đọc thấy hiện thực xã hội lúc đương thời, sự đáng cười nhưng cũng chính là sự đáng thương của một bộ phận con người trong xã hội lúc bấy giờ. Những tiếng cười ra nước mắt vì đạo đức con người bị suy thoái, sự âu hóa tây ta lẫn lộn làm nên sự lố bịch. Từ đó, đáng lên án, phê phán gay gắt bộ phận này trong xã hội. Đồng thời, cũng qua đây cho ta thấy được sự tinh tế, đặc sắc trong việc lột tả hiện thực xã hội của Vũ Trọng Phụng bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo.

5. Kết bài phân tích Hạnh phúc của một tang gia mẫu 5

Qua chương Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng bộc lộ xuất sắc tài kể chuyện của mình. Bút pháp của Vũ Trọng Phụng giỏi ở chỗ phóng đại mà như không phóng đại, làm cho mọi việc đều như thật và hơn thật, ông chú ý đến các mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất, khai thác triệt để nhằm gây nên những tràng cười có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Cảnh đám ma hiện ra như một màn hài kịch sinh động, một bức biếm hoạ khổng lồ và chi tiết về cái xã hội tự xưng là thượng lưu, sang trọng ở Hà Nội thời đó đang phơi bày tất cả cái bản chất lố lăng và đồi bại trước mắt mọi người.

6. Kết bài Hạnh phúc của một tang gia mẫu 6

Như vậy, qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia ta thấy được tấn bi hài kịch lố lăng, kệch cỡm, giả nhân giả nghĩa mà diễn viên chính của vở hài kịch ấy chính là gia đình con cháu cụ cố Hồng. Có thể thấy được bản chất bịp bợm, đểu cáng trong các tầng lớp xã hội, nó tồn như những ung nhọt đòi hỏi các nghệ sĩ không ngại dấn thân để phá vỡ lớp vỏ hào nhoáng ấy, trả lại sự thật, công lý cho xã hội. Tác phẩm một lần nửa khẳng định được bút pháp tài năng của Vũ Trọng Phụng trong giới văn học trào phúng đặc sắc.

7. Kết bài Hạnh phúc của một tang gia mẫu 7

Số đỏ là lời lên án sâu sắc cái đen tối của xã hội thực dân nửa phong kiến, cũng là tiếng khóc xót thương cho sự ra đi của những giá trị đạo đức. “Hạnh phúc của một tang gia” là tấn bi hài cười ra nước mắt mà Vũ Trọng Phụng đã tái dựng đầy thành công.

----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Mở bài và kết bài Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết đã gửi tới bạn đọc các mẫu mở bài kết bài về hạnh phúc của một tang gia. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm nhiều tài liệu để có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mở bài - Kết bài Ngữ văn 11

    Xem thêm