Mở bài và kết bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Mở bài kết bài Chữ người tử tù
Để giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn 11 và làm bài phân tích tác phẩm Chữ người tử tù hay hơn, VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Mở bài Chữ người tử tù. Mời các bạn học sinh tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
I. Cách mở bài Chữ người tử tù
1. Mở bài trực tiếp phân tích Chữ người tử tù (4 mẫu)
Mở bài trực tiếp phân tích Chữ người tử tù mẫu 1
Nguyễn Tuân là 1 trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Cả cuộc đời ông luôn khao khát đi tìm cái đẹp để sáng tạo những kiệt tác văn học bất hủ. Và tác phẩm truyện ngắn "chữ người tử tù" cũng mang những nét đẹp đó. Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công nhân vật... (Huấn Cao, Viên quản ngục) hoặc tác phẩm (truyện ngắn) đã được xây dựng bởi 1 cốt truyện vô cùng độc đáo chỉ có ở ông.
Mở bài trực tiếp phân tích Chữ người tử tù mẫu 2
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nghệ sĩ tài hoa. Mỗi lời văn của Nguyễn Tuân đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ (Tạ Tỵ). Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tù. Nối bật lên trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Mở bài trực tiếp phân tích Chữ người tử tù mẫu 3
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987, là một trong những nhà văn xuất sắc nhất Việt Nam thế kỉ XX. Ông quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học khi Hán học đã tàn. Dấu ấn Nho học in đậm trong các tác phẩm của ông. Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ được mệnh danh “suốt đời đi tìm cái đẹp”. Ông là người đã góp phần thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.
Mở bài trực tiếp phân tích Chữ người tử tù mẫu 4
Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông mĩ là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng kho ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Trong cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện. Ông lại còn kết hợp mĩ với dũng. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (1939) trong tập “Vang bóng một thời” là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên cai ngục.
2. Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù (6 mẫu)
Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù mẫu 1
Băng qua những mảng màu không gian tiềm thức,nhấn chìm mọi cái xấu xa độc ác hèn mọn, vượt lên khoảng không tối tăm u uất, cái đẹp mang trong mình sức sống thiện lương soi sáng lương tâm con người. Là một con người suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã rót vào những trang văn tất thảy những điều đẹp nhất trên cõi trần. "Chữ người tử tù“ đã mang trọn nét tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao – sáng bừng lên vẻ đẹp tài hoa, khí phách và thiên lương sáng trong tựa như ngọc.
Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù mẫu 2
Ta vẫn ca ngợi biết mấy những con người “biệt nhỡn liên tài”,những con người vẫn hằng mang trong mình khí phách ngạo nghễ, hiên ngang mà còn có một tấm lòng biết trân trọng cái đẹp,trân trọng giá trị con người. Đó còn có thể là ai khi không phải là Huấn Cao – hình tượng nhân vật mang đậm nét tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù”. Sống trong xã hội ngột ngạt, bất công, vẻ đẹp thiên lương tỏa ra thứ ánh hào quang sáng ngời như chính phẩm chất của con người Huấn Cao.
Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù mẫu 3
Hình như đâu đó vẫn hắt lại ánh sáng đỏ rực của ngọn đuốc tẩm dầu, rọi lên trên tấm lụa bạch trắng tinh con nguyên vẹn lần hồ. Trong khung cảnh ngục tù tăm tối, lại diễn ra một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” – cảnh tượng cho chữ của Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của con người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Tuân. Và từ giây phút đó, vẻ đẹp của tâm hồn thiện lương đã lên ngôi và tỏa sáng, xóa nhòa mọi sự dơ bẩn, dung tục và tầm thường nơi ngục tù đầy rẫy những tội lỗi. Tác phẩm đã làm nổi bật lên một chân lí giữa chốn uy quyền và bạo lực này: cái đẹp luôn chiến thắng cái ác, cái thiêng liêng, thánh thiện không tồn tại trong một môi trường dung tục, tầm thường.
Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù mẫu 4
Nhà văn Pauxtopki từng khẳng định: “Nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là bước vào thế giới của cái đẹp”. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có một lí tưởng riêng. Nếu Thạch Lam đưa người đọc đến với thế giới cái đẹp dịu dàng, êm đềm mà u buồn, man mác thì Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ tận hiến suốt đời cho cái đẹp lại dẫn ta đến thế giới thanh cao, sang trọng, lịch lãm mà cổ kính. Trong thế giới nghệ thuật độc đáo ấy của Nguyễn Tuân nổi bật lên hình tường Huấn Cao – nhân vật chính của “Chữ người tử tù”, một nét son chói lọi trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân.
Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù mẫu 5
Nguyễn Tuân là nhà thơ "suốt đời đi tìm cái đẹp", bởi vậy qua mỗi trang văn của ông ta đều bắt gặp những vẻ đẹp lộng lẫy, kì vĩ mà cũng đầy bí ẩn của thiên nhiên, đó còn là vẻ đẹp trí dũng, tài hoa nghệ sĩ bên trong chính những con người bình thường, trong những công việc bình thường. Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tuân viết trước cách mạng tháng 8, truyện đã khắc họa thành công vẻ đẹp của tài năng, phẩm chất và bản lĩnh phi thường của người tử tù Huấn Cao, vẻ đẹp ấy vẫn tỏa rạng ngay trong điều kiện gian khổ, ngặt nghèo nhất.
Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù mẫu 6
Nhà thơ Mỹ Ralph Emerson từng khẳng định: "Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính". Câu nói này rất đúng với nhà văn Nguyễn Tuân. Là nhà văn yêu đến say đắm với cái đẹp, trân trọng và tôn thờ cái đẹp trong cuộc đời, Nguyễn Tuân đã không ngừng tìm tòi và dùng ngòi bút và vốn ngôn ngữ phong phú của mình để tái hiện lại chân dung những con người tài hoa, nghệ sĩ hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm như vậy. Thông qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi cái tài, cái đẹp mà còn khẳng định sức mạnh của nghệ thuật đối với cuộc đời.
3. Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao (6 mẫu)
Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 1
Con người và những phẩm chất tốt đẹp luôn là đề tài có chiều sâu mà nhiều tác giả tập trung khai thác trong thơ văn của mình. Có rất nhiều tác giả thành công khi viết về đề tài này, một trong số đó, ta không thể không nhắc đến nhà văn Nguyễn Tuân với truyện ngắn Chữ người tử tù. Dưới ngòi bút tài tình của ông, nhân vật Huấn Cao hiện lên với thiên lương trong sáng gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ với độc giả.
Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 2
“Cái nết đánh chết cái đẹp”, xưa nay ông bà ta vẫn luôn dạy con cháu phải lấy cốt cách, nhân phẩm đặt lên hàng đầu và phải coi trọng nó trong xã hội. Ngay cả trong thơ văn, các tác giả đều tập trung khai thác vẻ đẹp nội tâm của nhân vật, giúp họ tỏa sáng với nhân phẩm của mình. Một trong số đó ta không thể bỏ qua nhà văn Nguyễn Tuân cùng truyện ngắn Chữ người tử tù. Câu chuyện đã làm nổi bật vẻ đẹp nhân phẩm thanh cao của người anh hùng Huấn Cao.
Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 3
Người xưa thường nói: có tài, có đức ắt sẽ có thành công, sẽ được hưởng hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được như vậy. Có không ít nhân vật tuy có tài, có đạo đức nhưng họ phải chịu một cái kết bi thương cho cuộc sống của mình, thậm chí là cái chết. Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chính là nhân vật điển hình cho việc vừa có tài, vừa có thiên lương nhưng phải lãnh bản án cao nhất - tử hình.
Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 4
Là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dành trọn đời mình để viết nên những trang văn mà ở đó có một nguồn mỹ cảm dạt dào dành cho tất thảy những gì đẹp nhất trên đời. Viết rất hay về những thú chơi đẹp, Nguyễn Tuân cũng không bỏ quên cái đẹp ngời ngời như ngọc sáng trong nhân cách con người. Có người nói sự nghiệp Nguyễn Tuân sẽ không thể toàn vẹn nếu thiếu đi “Vang bóng một thời” và “Vang bóng một thời” cũng sẽ khiếm khuyết nếu không có sự góp mặt của thiên truyện “Chữ người tử tù”. Huấn Cao trong tác phẩm là một nhân cách sáng và đẹp mà Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên bằng cả niềm trân trọng và tài năng của mình, gửi vào đó nhân sinh quan về cái đẹp một cách sâu sắc.
Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 5
Nguyễn Tuân là một con người rất mực tài hoa, là bậc thầy về truyện ngắn. Sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Ở giai đoạn trước ông được coi là nhà văn “duy mĩ” say mê cái đẹp và coi cái đẹp là đỉnh cao của nhân cách con người. “Vang bóng một thời” là tập truyện tiêu biểu cho sáng tác thời kì này của Nguyễn Tuân, không tin tưởng ở hiện tại và tương lai ông đi tìm vẻ đẹp quá khứ của một thời vang bóng xa xưa với những phong tục, thú vui tao nhã lành mạnh trong đó có thú chơi chữ của Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Hai con người có nhân cách cao đẹp, thiên lương trong sáng và cảnh cho chữ lạ lùng được hiện lên trong tác phẩm làm nổi bật cho tài năng văn chương và tư tưởng của Nguyễn Tuân.
Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 6
Nguyễn Tuân, một trong những tác gia vĩ đại của văn học Việt Nam, đã dành cả cuộc đời mình để tìm kiếm cái đẹp và sáng tạo ra những kiệt tác văn học bất hủ. Truyện ngắn "Chữ Người Tử Tù" của ông là một minh chứng rõ ràng cho tài năng và sự độc đáo trong sáng tạo văn học của ông. Tác phẩm "Chữ Người Tử Tù" được xây dựng thành công với việc khắc họa những nhân vật quan trọng như Huấn Cao và Viên quản ngục. Huấn Cao, như một nhân vật tượng trưng, đại diện cho sự đấu tranh và khát vọng tự do. Ông là người tử tù bị giam giữ trong ngục tối, nhưng tâm hồn ông vẫn tự do và không bị kìm hãm bởi những gian khổ vật chất. Huấn Cao thể hiện sự bất khuất và kiên trì trong việc giữ vững niềm tin và tri thức, và ông đã sử dụng "chữ" như một phương tiện mạnh mẽ để thể hiện sự tự do tinh thần.
Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 7
Nhà thơ lừng danh người Mỹ Ralph Emerson từng có câu nói rất hay rằng: “Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính. ” Có lẽ từ lâu nhà văn Nguyễn Tuân đã sớm thấm nhuần tư tưởng trên mà cả cuộc đời ông là một chặng đường say mê đi tìm cái đẹp thanh cao, cái đẹp của chuẩn mực tạo hoá. Tác phẩm Chữ người tử tù của ông đã khắc hoạ rất thành công chân dung vẻ toàn mỹ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì nó vẫn luôn toả sáng và trường tồn với thời gian.
Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 8
Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn tài hoa, giàu cá tính. Ông đã niệm và theo đuổi suốt đời quan niệm “. . . mà thầy rằng yêu đẹp có nghĩa là quyết tâm bảo vệ đến cùng những gì mình đã nhận là đẹp”. Và trong rất nhiều cái đẹp mà ông cảm khái, theo đuổi ấy ta thấy có cái đẹp ngời sáng giữa cảnh lao tù tăm tối, cái đẹp của lụa trắng tinh bay những nét mực, cái đẹp từ sâu thẳm lòng người. Cái đẹp toát ra từ người tử tù Huấn Cao và “Chữ người tử tù”.
4. Mở bài phân tích cảnh cho chữ
Mở bài phân tích cảnh cho chữ - Mẫu 1
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân - thiện - mỹ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân - một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam - là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Mở bài phân tích cảnh cho chữ - Mẫu 2
Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù người tử tù. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng.
Mở bài phân tích cảnh cho chữ - Mẫu 3
Nguyễn Tuân là một trong năm tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Ông có đóng góp không nhỏ đối với nền văn học hiện đại. Suốt cả cuộc đời Nguyễn Tuân luôn khát khao đi tìm cái đẹp, cái tinh hoa của đất trời để sáng tạo nên những kiệt tác văn học độc đáo. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời”của ông cũng chứa đựng những nét đẹp đó.
Mở bài phân tích cảnh cho chữ - Mẫu 4
Nguyễn Tuân được sinh ra trong 1 gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn, thơ văn của ông luôn viết về cái đẹp, ông dành cả cuộc đời của mình để đi săn tìm cái đẹp. Ông có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm “Chữ người tử tù" được in trong tập “Vang bóng một thời" đánh dấu tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám và được coi như là 1 văn phẩm đạt gần đến độ hoàn mĩ. Ở cuối truyện, cảnh cho chữ là cảnh được tác giả tập trung miêu tả, tô đâm vẻ đẹp lãng mạn của người anh hùng Huấn Cao, qua đó khẳng định được sự chiến thắng của thiên lương, của ánh sáng trước bóng tối và cái xấu. Có thể nói, cảnh cho chữ là cảnh tượng đắt giá nhất, cảnh mà xưa này chưa từng có.
Mở bài phân tích cảnh cho chữ - Mẫu 5
Trong một không khí khói tỏa như cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại khúm núm cắt những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực…”.
5. Mở bài phân tích nhân vật Viên quản ngục
Mở bài phân tích Viên quản ngục - Mẫu 1
“Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. Mang trong mình niềm đam mê cái đẹp, các sáng tác của ông luôn tập trung khám phá, khai thác con người ở khía cạnh tài hoa, nghệ sĩ. Viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một nhân vật điển hình cho bút pháp sáng tạo và tư duy nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Mở bài phân tích Viên quản ngục - Mẫu 2
Một nền văn học lớn là một nền văn học có nhiều phong cách, một nhà văn lớn là một nhà văn xây dựng cho mình một phong cách riêng độc đáo. Nguyễn Tuân là một nhà văn như thế. Phong cách nghệ thuật nổi bật của ông chính là tài hoa uyên bác và là một người suốt đời đi tìm cái đẹp. Chính bởi phong cách ấy mà những tác phẩm của ông mang đậm sự tài hoa uyên bác. Đặc biệt là chữ người tử tù, trong tác phẩm ấy ngoài nhân vật Huấn Cao ta cũng không thể nào không nhắc đến nhân vật Viên quản ngục. Dưới ngòi bút tài hoa uyên bác, một bậc phù thủy ngôn ngữ chẻ sợi tóc làm tư nhân vật ấy hiện lên cũng thật đáng chú ý.
6. Mở bài phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù
Mở bài phân tích tình huống truyện - Mẫu 1
Tình huống giống như một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc, là nơi mà sự sống hiện lên đậm đặc nhất và cũng là điểm thấy được sáng tạo và tài năng người nghệ sĩ. Với bàn tay tài hoa của mình, Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” đã tạo ra một tình huống độc đáo, hấp dẫn đầy kịch tích: đó là cuộc kì ngộ giữa ba nhân vật quản ngục, Huấn Cao và thầy Thơ lại.
Mở bài phân tích tình huống truyện - Mẫu 2
Mỗi một tác phẩm được xây dựng bởi những tình huống truyện đặc sắc, chi tiết, tình huống truyện càng hấp dẫn thì tạo nên một tác phẩm càng đặc sắc và thành công, trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân đã miêu tả chi tiết những tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm, điều này có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của câu chuyện.
II. Cách kết bài Chữ người tử tù
1. Kết bài gián tiếp Chữ người tử tù
Vẫn là Nguyễn Tuân, vẫn cái chất tài hoa uyên bác sáng ngời trong từng câu chữ, nhà văn đã thực sự thành công khi xây dựng hình tượng mà bấy lâu ông hằng tìm kiếm. Huấn Cao và viên quản ngục - 2 nhân vật, ở 2 tầng lớp khác nhau, thế nhưng lại chung một ý nguyện yêu cái đẹp,nâng niu và say mê cái đẹp. Như vậy, họ lại là tri kỉ. Tác phẩm đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ, đúng như cái tên mà Nguyễn Tuân từng được ví ”cây đại thụ của ngôn ngữ”.
2. Kết bài nâng cao Chữ người tử tù
Tác phẩm “Chữ người tử tù” đã đi vào một cái tài, một nghệ thuật tao nhã của một nho sĩ cuối mùa tài hoa bất đắc chí nhưng vẫn nhất quyết giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn. Đó chính là đạo lí sống của những con người tài tử, khẳng định chân lí sống và vẻ đẹp bất tử của những linh hồn mang cả thời đại vào cõi vĩnh hằng.
3. Kết bài Chữ người tử tù (11 mẫu)
Kết bài Chữ người tử tù mẫu 1
Có thể nói Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là tuyệt bút "gần tới sự toàn diện, tuyệt mĩ" của văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ đơn thuần mang đến một câu chuyện, một cuộc gặp gỡ giữa một người tử tù và viên quản ngục mà qua đó nhà văn Nguyễn Tuân còn khẳng định được giá trị, sức mạnh của cái đẹp, nó không chỉ tạo nên mối đồng cảm giữa những tâm hồn đẹp mà còn "thanh lọc" tâm hồn, hướng con người ta đến cái thiện.
Kết bài Chữ người tử tù mẫu 2
Đọc xong Chữ người tử tù, những cảm xúc như bị lắng đọng lại sau cuộc gặp gỡ và lời khuyên của người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Câu chuyện có kết thúc mở nên không ai biết số phận của Huấn Cao và quyết định của viên quản ngục sau đó như thế nào nhưng nhìn vào sự chân thành của Huấn Cao cùng thái độ trân trọng, sự xúc động của viên quản ngục khi nhận chữ chúng ta có cơ sở để tin rằng cái thiện, cái đẹp đã chiến thắng, rằng viên quản ngục sẽ "lĩnh giáo" lời khuyên của Huấn Cao mà từ bỏ chốn ngục tù, bảo vệ thiên lương trong sáng. Cái hay của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn này là mở ra nhiều liên tưởng, suy ngẫm cho người đọc mà không "đóng khung" câu chuyện trong một giới hạn hay những cảm nhận chủ quan.
Kết bài Chữ người tử tù mẫu 3
Qua việc sáng tạo nên tình huống truyện đặc sắc kết hợp với thủ pháp đối lập, tương phản gay gắt, hình ảnh sống động, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân không chỉ thành công dựng lên hình tượng Huấn Cao - một người nghệ sĩ tài hoa, một người anh hùng khí phách, bản lĩnh mà còn gửi gắm được những thông điệp lớn lao. Chữ người tử tù đã cho thấy được chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, sức mạnh của cái đẹp, cái cao thượng có thể đẩy lùi bóng tối, cái bạo tàn, đó cũng là chiến thắng của tinh thần hiên ngang, bất khuất không cam chịu cuộc sống nô lệ của dân tộc.
Kết bài Chữ người tử tù mẫu 4
Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc, một trong những tác phẩm thành công nhất trong tập "Vang bóng một thời" của nhà văn Nguyễn Tuân. Qua truyện ngắn chúng ta không chỉ bắt gặp hình ảnh đẹp của người anh hùng Huấn Cao tài hoa, khí phách hơn người mà còn cảm nhận được những quan niệm về nghệ thuật sâu sắc của Nguyễn Tuân: trong bất cứ hoàn cảnh nào, cái đẹp nghệ thuật chân chính cũng sẽ ngời sáng, tạo cầu nối giữa những tâm hồn và hướng con người ta đến cái thiện, đến những điều tốt đẹp.
Kết bài Chữ người tử tù mẫu 5
Chữ người tử tù là tác phẩm mà ở đó khắc họa sâu sắc rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Ông luôn nhìn con người và sự vật dưới góc nhìn nghệ thuật, thẩm mỹ. Từ đó, bằng ngòi bút tài hoa nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân đã dẫn người đọc vào xứ sở của cái đẹp, cùng những chiêm nghiệm sâu sắc về cái đẹp.
Kết bài Chữ người tử tù mẫu 6
Qua “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân gửi gắm tư tưởng sâu sắc về cái đẹp: Cái đẹp cứu rỗi nhân loại, cái đẹp đã giúp Huấn Cao và người quản ngục từ hai vị thế đối lập nhau trở thành tri kỉ của nhau, cái đẹp giúp Huấn Cao bất tử, và cái đẹp đã cảm hóa tâm hồn của người quản ngục. Đồng thời, qua tác phẩm này, người đọc thấy được ngòi bút dựng cảnh tài hoa của Nguyễn Tuân và vốn hiểu biết, am tường của nhà văn về nghệ thuật cổ điển.
Kết bài Chữ người tử tù mẫu 7
Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân là một thiên truyện đã đạt “gần tới sự toàn diện, toàn mỹ”. Tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật tài tình của nhà văn, tạo dựng thành công tình huống truyện độc đáo, khắc họa tính cách nhân vật qua thủ pháp đối lập, tương phản gay gắt, ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh sinh động. Qua truyện, tác giả đã khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của cái đẹp, thể hiện lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.
Kết bài Chữ người tử tù mẫu 8
Tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân thực sự là một tác phẩm xuất sắc và đặc sắc, kết hợp nhiều yếu tố văn học để tạo ra một câu chuyện đầy sức mạnh và ý nghĩa. Qua việc sáng tạo tình huống truyện đặc sắc và sử dụng thủ pháp đối lập, tương phản, tác giả đã thành công xây dựng nên hình tượng Huấn Cao - một người nghệ sĩ tài hoa và một anh hùng kiên định trong tình yêu với nghệ thuật và tinh thần tự do. Huấn Cao là biểu tượng của sự cao thượng và tinh thần bất khuất, đại diện cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu. Tác phẩm này còn gửi gắm những thông điệp lớn lao về tình yêu và đam mê, về khả năng của con người trong việc vượt qua khó khăn và thách thức của cuộc sống. Đặc biệt, "Chữ người tử tù" là một tuyên ngôn về tinh thần hiên ngang và bất khuất, sự không cam chịu trước cuộc sống nô lệ và bạo tàn. Tác phẩm này không chỉ là một câu chuyện, mà còn là một bài học về cuộc sống và con người, với những giá trị vô cùng quý báu về tình yêu, tình thần và lòng dũng cảm.
Kết bài Chữ người tử tù mẫu 9
"Chữ người tử tù" là một trong những truyện ngắn nổi tiếng và đặc sắc của nhà văn Nguyễn Tuân, được tìm thấy trong tập "Vang bóng một thời." Trong tác phẩm này, chúng ta không chỉ được chứng kiến hình ảnh của người anh hùng Huấn Cao, một nhân vật tài hoa và khí phách vượt trội, mà còn được khám phá những quan niệm về nghệ thuật sâu sắc của Nguyễn Tuân. Huấn Cao được miêu tả như một người tử tù đặc biệt, có tài hoa và thiên lương sáng trong. Anh không chỉ biết đọc, viết, và sáng tạo mà còn dành thời gian dạy bảo các đồng tù, truyền đạt kiến thức và những giá trị đạo đức. Sự chân thành và tình cảm của Huấn Cao đã tạo cơ hội cho một viên quản ngục nhận thức giá trị của "chữ" và sức mạnh của cái đẹp. Tác phẩm này thể hiện quan điểm của Nguyễn Tuân về nghệ thuật và đạo đức. Ông cho rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cái đẹp nghệ thuật chân chính sẽ tỏa sáng và tạo cầu nối giữa tâm hồn con người, đưa họ đến cái thiện và những điều tốt đẹp. Nguyễn Tuân thông qua tác phẩm này muốn thể hiện sự tương tác giữa nghệ thuật và đạo đức, sự tác động của cái đẹp đối với con người, và khả năng thay đổi tích cực của mỗi cá nhân dưới tác động của những giá trị cao cả.
Kết bài Chữ người tử tù mẫu 10
Tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân thật sự là một kiệt tác nghệ thuật, đánh dấu một sự toàn diện và tuyệt mỹ của văn học Việt Nam. Tác phẩm này không chỉ đơn thuần là một câu chuyện, một cuộc gặp gỡ giữa một người tử tù và viên quản ngục, mà qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định được giá trị và sức mạnh của cái đẹp. Tác phẩm này không chỉ là một bản ký sự về cuộc sống trong nhà tù, mà nó còn là một bài học về lòng nhân ái, lòng clémentia, sự tha thứ và khả năng thay đổi con người. Cuộc gặp gỡ giữa người tử tù Huấn Cao và viên quản ngục Viên không chỉ tạo nên một mối đồng cảm giữa họ mà còn "thanh lọc" tâm hồn của họ, hướng họ đến cái thiện. Nhà văn Nguyễn Tuân đã tạo nên một tác phẩm vĩ đại, với một cốt truyện độc đáo và sâu sắc, đan xen những yếu tố tâm lý và triết học. "Chữ người tử tù" không chỉ là một truyện ngắn thông thường mà còn là một tác phẩm vĩ đại trong văn học thế giới. Tác phẩm này thể hiện sự nhạy bén của Nguyễn Tuân trong việc tìm kiếm và tạo dựng những câu chuyện về con người và cuộc sống, với những thông điệp sâu sắc và ý nghĩa về lòng nhân ái, sự thay đổi, và khả năng của con người trong việc đối diện với khó khăn và thách thức. "Chữ người tử tù" không chỉ là một truyện, mà còn là một bài học về cuộc sống và con người.
Kết bài Chữ người tử tù mẫu 11
Với nghệ thuật vẽ mây, nảy trăng và nghệ thuật đối lập, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật hình tượng Huấn Cao và khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp. Đồng thời nhà văn còn sử dụng hệ thống ngôn ngữ cổ: biệt nhỡn liên tài, thiên lương, bái lĩnh, sở nguyện mang lại cho truyện bầu không khí và nhịp điệu của thời phong kiến xa xưa, giúp nhà văn tái tạo câu chuyện của một thời vang bóng.
4. Kết bài bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù
Kết bài bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù - Mẫu 1
Với tài năng và bút pháp nghệ thuật lãng mạn tác giả đã thể hiện được tài năng cũng như giá trị chính của tác phẩm mà tác giả muốn thể hiện, những tác phẩm đó đã để lại cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn, về nghệ thuật xây dựng hình tượng, và cách tạo dựng nên tính cách của nhân vật, giá trị của nó tô điểm thêm cho chúng ta thấy được phong cách nghệ thuật của ông. Ông tài hoa trong việc tạo dựng nên tình huống cũng như nhân vật trong tác phẩm, với bút pháp sắc sảo của mình, ông làm gia tăng lên giá trị biểu đạt trong chính tác phẩm của mình.
Kết bài bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù - Mẫu 2
“Vang bóng một thời” là một tiếng vọng đầy cuốn hút trong trào lưu văn học lãng mạn 1930 – 1945 và “Chữ người tử tù” là một tiếng nói góp phần làm nên sự thành công của tập truyện này. Có thể nói rằng, những đặc trưng của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa không phải đã tập trung đầy đủ ở đây nhưng nhà văn đã thực sự đem chúng ta đến một thế giới mà trong đó nhân vật lãng mạn vượt lên khỏi hoàn cảnh để sống khác biệt với những tầm thường, tăm tối quanh mình. Cái Đẹp, cái Thiện và sự tài hoa đã cùng nhau châu tuần về đó.