Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mở bài và kết bài Tràng Giang của Huy Cận

Mở bài và kết bài Tràng Giang của Huy Cận đuộc VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

I. Mở bài Tràng giang

1. Mở bài phân tích tác phẩm Tràng giang

1.1. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 1

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của những nhà thơ, nhà văn bao đời nay. Có rất nhiều tác phẩm viết về thiên nhiên, về ngọn núi, về dòng sông. Trong số đó sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến tác giả Huy Cạn. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm tiêu biểu trong suốt sự nghiệp sáng tác văn học của mình mà trong đó chúng ta phải nhắc đến đó chính là bài thơ Tràng giang.

1.2. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 2

Mỗ nhà thơ, nhà văn viết được những tác phẩm của mình thì cần có nguồn cảm hứng bất tận. Mỗi cái cây, nhành hoa, ngọn cỏ đều có thể trở thành nguồn cảm hứng để họ bộc lộ cảm xúc, tài năng văn học. Dòng sông cũng không ngoại lệ, đứng trước dòng chảy miên man của con nước, có rất nhiều tác giả đã sáng tác ra những bài thơ, bài văn, bút kí hay mà trong đó nổi bật ta phải nhắc đến chính là tác giả Huy Cận với bài thơ Tràng giang.

1.3. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 3

Tất cả những gì chúng ta được thừa hưởng từ nền văn học hiện nay chính là những tinh hoa văn hóa đã được lựa chọn, chắc lọc tỉ mỉ, chi tiết. Trong hàng ngàn bài thơ, bài văn của kho tàng văn học, những tác phẩm tiêu biểu nhất sẽ được lựa chọn để đưa vào chương trình sách giáo khoa nhằm truyền tải những thông điệp tốt đẹp nhất đến các em học sinh. Trong những tác phẩm đã được học, em thực sự ấn tượng với bài thơ Tràng giang của tác giả Huy Cận.

1.4. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 4

Huy Cận được biết đến là nhà thơ với chất thơ phong phú, đa dạng ở nhiều thể loại khác nhau. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng khác nhau. Một trong những bài thơ tiêu biểu của ông với nội dung “tả cảnh ngụ tinh” chính là bài thơ Tràng Giang. Bài thơ đã khắc họa một bức tranh dòng sông mang một vẻ đẹp riêng vô cùng đặc biệt, từ đó làm nổi bật tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình trước cảnh thiên nhiên đó.

1.5. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 5

Dòng sông - đề tài khơi nguồn cảm hứng cho bao nhà văn nhà thơ. Nếu Nguyễn Tuân khắc họa dòng sông Đà bằng tài năng, nghệ thuật và vốn từ uyên bác của mình thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ ra trước mắt bạn đọc một dòng sông nhẹ nhàng, êm ái, dịu dàng vô cùng nên thơ. Nhưng chúng ta không thể không nhắc đến nhà thơ Huy Cận với bài thơ Tràng Giang. Bài thơ đã mở ra cho chúng ta một vẻ đẹp đượm buồn của một dòng sông bao la, bát ngát làm xao xuyến lòng người.

1.6. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 6

Tràng giang là một kiệt tác của nhà thơ Huy Cận nói riêng và của phong trào Thơ mới nói chung. Đây là một bài thơ với xúc cảm của vũ trụ không những chan chứa một nỗi buồn mênh mông xa vắng mà còn thấm đượm tình yêu quê hương đất nước sâu lắng. Con sông hiện lên qua những vần thơ của nhà thơ Huy Cận như khắc họa lên vẻ đẹp của một thiên nhiên kỳ. Nhận xét về bài thơ này, nhà thơ Xuân Diệu viết: Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc. Tuy là khổ thơ cuối cùng của bốn khố thơ trong bài thơ nhưng bốn dòng thơ sau đây đã thể hiện được một cách khái quát tâm trạng cũng như bút pháp nghệ thuật của nhà thơ.

1.7. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 7

Tập thơ Lửa thiêng (1940) đã đưa tác giả Huy Cận lên thành một trong những cây bút tiêu biểu cho phong trào Thơ mới. Trong tập thơ này, Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng. Nhắc đến Huy Cận thì không thể nào không kể đến tác phẩm nổi tiếng để đời của ông - Tràng giang. Tác phẩm khắc họa nên vẻ đẹp thơ mộng của non nước, được lấy ý tưởng từ con sông Hồng. Qua đó mới thấy được thiên nhiên Việt nam đẹp đến nhường nào.

1.8. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 8

Huy Cận là một trong những tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Thơ Huy Cận vừa có chất cổ điển vừa giàu chất suy tưởng của triết lí. Tràng giang được viết vào đầu những năm kháng chiến chứng khoán được biết đến như một tác phẩm nổi tiếng đã gắn liền với hình ảnh quen thuộc, mở tại đây được lấy cảm hứng từ con sông Hồng thơ mộng. Đọc tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên cũng như con người qua những câu ca dao. “Tràng giang” thể hiện nỗi sầu của cái tôi trước thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh trong đó thấm đượm tấm lòng đối với quê hương đất nước của thi sĩ. Nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sông nước, nghĩ về kiếp người trôi nổi, tác giả chan chứa cảm hứng viết nên bài thơ này. Sửa đi sửa lại tới 17 lần, tác phẩm mới thật sự trở thành một “viên ngọc không tì vết” như ta đã thấy.

1.9. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 9

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930 - 1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông mang nỗi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: "Lửa thiêng", "Vũ trụ ca", "Kinh cầu tự". Nhưng sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động: "Trời mỗi ngày lại sáng", "Đất nở hoa", "Bài thơ cuộc đời"... Vẻ đẹp thiên nhiên, nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ "Tràng giang".

1.10. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 10

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới (1930 - 1945) với những tác phẩm có sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và cổ điển. Phong cách sáng tác của ông có sự khác biệt lớn gắn liền với hai thời điểm: trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám. Có thể nói đó là sự chuyển biến từ nỗi u sầu, buồn bã vì thời thế trước cách mạng cho đến không khí hào hứng vui tươi sau cách mạng gắn với công cuộc đổi mới. Bài thơ “Tràng giang” được viết trong thời kì trước cách mạng với một nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh đênh, để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm khó tả.

1.11. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 11

Hàn Mặt Tử từng khẳng định: “Người thơ phong vận như thơ ấy” và điều này thật đúng khi đặt vào Huy Cận. Phong cách của nhà thơ Huy Cận có thể nói ghi dấu mạnh mẽ, gắn chặt cùng bài thơ tràng giang. Một người nghệ sĩ khi sáng tác văn thơ không phải cứ viết, cho ra tác phẩm thì gọi là thành công mà nó phải được sự ghi nhận của độc giả, nhà thơ phải biết định hình cho mình một hướng đi, một phong cách mà khi nhắc đến sẽ không nhầm lẫn với bất kì nhà thơ nào. Với một Huy Cận luôn có cái nhìn rộng mở ra thế giới bên ngoài mà hồn thơ không ngừng hướng về những miền bao la, bát ngát của đất trời, vũ trụ để qua đó gởi gắm tình cảm sâu lắng đối với quê hương. Bài thơ Tràng giang là một thi phẩm tuyệt vời có sự kết hợp tài tình, độc đáo giữa yếu tố cổ điển và hiện đại, từ đó bức tranh được vẽ nên là cảnh trời rộng, sông dài và mênh mông con nước cùng nỗi buồn, nỗi sầu nhân thế trải rộng ra với cảnh bao la, hùng vĩ.

1.12. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 12

Khác với hồn thơ sôi nổi, nhiệt huyết gắn với công cuộc đổi mới sau cách mạng tháng 8. Thơ Huy Cận những năm trước cách mạng lại mang nét u sầu, buồn bã trước thời cuộc. Chẳng thế mà "Tràng giang" ra đời lại khắc họa nét cô đơn của cá thể trước không gian bao la của thiên nhiên. Cùng với nét u buồn khắc khoải trước không gian mênh mông, bài thơ còn là nỗi nhớ quê hương, thương đất nước đang chìm trong tang thương của thi sĩ.

1.13. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 13

Nhắc tới Huy Cận, người ta nhớ ngay đến một “hồn thơ ảo não” (Hoài Thanh). Trước cách mạng tháng Tám 1945, ông đã góp mặt vào thơ ca đương thời một nỗi sầu nhân thế, một cái tôi cô đơn, buồn bã trước dòng đời. Với sự pha trộn giữa chất cổ điển và hiện đại, ông đã gửi gắm nỗi niềm ấy trong nhiều bài thơ, trong đó phải kể đến Tràng giang. Bài thơ in trong tập “Lửa thiêng” (1940) rất tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận.

1.14. Mở bài phân tích Tràng giang mẫu 14

Hoài Thanh đã có một nhận định về các nhà thơ mới năm 1930: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Mỗi nhà thơ đều có một phong cách riêng làm nên nét độc đáo riêng của mình. Huy Cận là một nhà thơ xuất sắc với lời thơ đượm buồn một nỗi sầu nhân thế. Bài thơ “Tràng Giang” là một bài thơ đặc sắc và thể hiện rõ nỗi sầu nhân thế của Huy Cận lúc bấy giờ.

2. Mở bài gián tiếp Tràng Giang

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết rằng: “Trong thơ Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo thiên thai, không phải diệu ái tình, không phải lời ly tao kể chuyện một cái “tôi”, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?… Thơ Huy Cận đó ư? Ai nhắc làm chi những nỗi tha thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế, những lời muôn năm than thầm trong lòng vạn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao?” Hôm nay đọc “Tràng Giang”, tôi mới hiểu tại sao Xuân Diệu lại nói vậy. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại, vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên sông nước yên bình và tĩnh lặng, ẩn chứa sau đó là nỗi buồn chất chứa – những u sầu của người thi sĩ.

3. Mở bài Tràng Giang ngắn gọn

Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới (1930 – 1945). Ông yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn học Pháp. Thơ ông hàm súc và giàu chất suy tưởng. “Tràng Giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận được viết vào mùa thu năm 1939. Bài thơ là một minh chứng điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại, vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên yên bình, tĩnh lặng, ẩn chứa sau đó là cả một nỗi sầu “vạn kỷ” của người thi sĩ.

4. Mở bài trực tiếp Tràng giang

Nếu như nhà thơ Xuân Diệu được biết đến với một hồn thơ mang nỗi ám ảnh về thời gian thì Huy Cận – người bạn tâm giao của ông lại mang trong mình nỗi ám ảnh về không gian. Trong quá trình sáng tác văn học của mình đặc biệt là trong giai đoạn trước Cách mạng, Huy Cận đã để lại cho văn đàn Việt Nam rất nhiều những tác phẩm xuất sắc phải kể đến đó là bài thơ “Tràng Giang”. Thi phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại….

5. Mở bài nâng cao Tràng giang

Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận định: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận…”. Thật vậy, thơ Huy Cận là sự đan xen giữa nổi sầu vũ trụ của thế nhân với nổi cơ đơn mang tính thời đại của các nhân, nó tạo thành nổi sầu vạn kỉ trong hồn thơ ông. Đó là một tiếng thơ có nét gì đó rất riêng, là sự hòa trộn giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại. Bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) là một tác phẩm tiêu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Qua bài thơ mang “vẻ đẹp cổ điện mà hiện đại”, Huy Cận đã bộc lộ cái sầu của một cái tối cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín nhưng thật thiết tha.

II. Kết bài Tràng Giang

1. Kết bài phân tích Tràng Giang

1.1. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 1

Bài thơ đã mang đến cho bạn đọc một cái nhìn cụ thể, một vẻ đẹp khác biệt của dòng sông dưới ngòi bút tài tình của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc và tạo được dấu ấn riêng biệt trong kho tàng văn học vô cùng phong phú của nước nhà.

1.2. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 2

Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh. Qua đó khắc họa được tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận.

1.3. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 3

Tràng giang – Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất “Huy Cận”, với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương.

1.4. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 4

Chỉ với những nét chấm phá khi tả cảnh thiên nhiên bằng những biện pháp so sánh và tu từ độc đáo, nhà thơ Huy Cận đã làm lên không gian mênh mông bát ngát của thiên nhiên cùng với nỗi buồn sâu thẳm về những kiếp người. Tuy vậy, khi cảm nhận bài thơ Tràng giang, ta đều thấy giữa thiên nhiên và con người lại rất hòa hợp và đan quyện vào nhau. Thông qua đó, tác giả Huy Cận cũng bộc bạch tình yêu quê nhà đất nước con người của chính mình ông.

1.5. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 5

Bài thơ mở ra bằng tiếng sóng của sông nước, kết thúc bằng tiếng sóng lòng trong tâm hồn con người. Không gian mênh mông buổi sông chiều hoang vắng thấm đẫm nỗi lòng của một nhà thi sĩ nặng lòng với quê hương, đất nước, buồn một nỗi buồn da diết thấu đến xương tủy, Huy Cận đã thật thành công khi khắc họa một bức tranh thiên nhiên chứa đựng sự ám ảnh về cái vô biên và sự trống trải tuyệt đối của cảnh vật và lòng người.

1.6. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 6

Mang âm hưởng nhịp nhàng, trầm buồn da diết,” Tràng Giang “ hiện ra như một bản sonata nhẹ nhàng mang cả nỗi lòng của Huy Cận gửi vào chốn mênh mông sâu thẳm chẳng hề có bờ bến nào đó. Con người mang bao nỗi niềm trăn trở đại diện cho cả một thế hệ nhiều nhà Thơ mới lúc bấy giờ, nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn.

1.7. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 7

Như vậy, Huy Cận cùng đứa con “tràng giang” đã làm nên tên tuổi, đánh dấu một giai đoạn thơ sầu buồn mà dạt dào triết lí của nhà thơ trong phong trào Thơ Mới. Buồn, sầu, cô đơn, đìu hiu nhưng không nhàm chán, một màu mà nó được nói lên từ một tâm hồn đắm chìm trong cái “mộng”, trong sự mênh mông của vũ trụ, thời gian đầy chất suy tư, triết lí. Nhà phê bình Hoài Thanh gọi Huy Cận là “người đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á”. Vì đó mà tràng giang có buồn man mác cũng gắn với sự khác biệt, độc nhất của riêng Huy Cận. Bài thơ là Bức tranh thiên nhiên đẹp mà buồn, không gian rộng lớn và thời gian duy nhất chính là toàn bộ mặt khái quát của bài thơ để khi đi sâu vào đó mở ra đôi lời sâu thẳm của tác giả, cảm xúc, triết lí muốn gửi đến bạn đọc. Hình tượng thơ đăng đối, cân xứng giữa đất và trời, giữa thiên nhiên với tâm hồn, giọng thơ trầm lắng nên mang một vẻ đẹp cổ điển. Qua khung cảnh là một nỗi niềm chất chứa tâm sự của nhân vật trữ tình, buồn thương cho số phận, cái tôi thương nhớ quê hương, cuộc sống.

1.8. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 8

Có hai thứ ấn tượng còn đọng lại sau khi đọc xong bài thơ là không gian vô cùng, vô tận của ngoại cảnh và nỗi buồn, nỗi cô đơn không giới hạn của lòng người. Cả hai như cùng kích ứng để càng rộng, càng lớn thì càng buồn, càng cô đơn khiến bài thơ như chất chứa, tích tụ nỗi sầu của cả ngàn năm lại vậy. Nhưng vượt lên trên hết, bút pháp đặc trưng và nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và hiện đại đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp dẫu có buồn. Song người đọc vẫn nhìn thấy một tình yêu quê hương đất nước thầm kín hiện lên trong Tràng giang.

1.9. Kết bài tác phẩm Tràng Giang - Bài mẫu 9

Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng “cánh chim” và “bóng chiều”, vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

1.10. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 10

Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mênh mông và quạnh hiu, hoang vắng. Qua đó còn cho ta thấy một cái tôi bơ vơ lạc lõng, một nỗi buồn vô tận giữa đất trời. Nhưng đồng thời bài thơ cùng thể hiện lòng yêu nước kín đáo mà vô cùng sâu lắng.

1.11. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 11

Bài thơ “Tràng giang” là một thi phẩm ghi mãi tên Huy Cận trong lòng bao thế hệ độc giả không chỉ ở tài năng, phong cách sáng tạo thơ mà nằm ở những quan điểm, lý tưởng sống, triết lí sâu sắc của ông trước quê hương, đất nước. Chỉ bằng vài nét chấm phá cùng sự linh họat, sinh động trong các phép tu từ độc đáo mà bức tranh thiên nhiên sông nước hiện ra vô cùng chân thực, đẹp mà buồn, rộng lớn, trải dài mênh mang như trong đó cuốn theo dòng chảy là những nỗi sầu buồn nhà thơ đặt vào đó. Nhà thơ đã rất tinh tế khi không đi thẳng trực tiếp để nói về nỗi buồn, điều đó dễ làm người đọc nhận thấy một sự kể lể, nhàm chán trong thơ, ngược lại ngòi bút tài tình Huy Cận đã đan xen, lồng ghép tâm tư, nỗi buồn về kiếp người, nỗi niềm bộc bạch về tình yêu quê hương, đất nước gửi hết vào không gian mênh mông, bát ngát của dòng sông, thiên nhiên. Thông qua đó ta lại càng ấn tượng sâu đậm và ngưỡng mộ tài năng của thi nhân, Huy Cận sẽ mãi tỏa sáng trong nền văn học Việt Nam và trong lòng các thế hệ bạn đọc.

1.12. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 12

Bài thơ "tràng giang" là bài thơ đặc sắc trong cuộc đời thơ ca của Huy Cận. Bài thơ là sự kết hợp bút pháp hiện thực đan xen bút pháp cổ điển đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh, qua đó bộc lộ tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận đã để lại rất nhiều tình cảm, ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

1.13. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 13

Hồn thơ Huy Cận là một hồn thơ hay và chịu thích nghi với thời cuộc, trước cách mạng tháng tám với tư cách là một trí thức tiểu tư sản, trong các sáng tác của mình, ông thường bộc lộ những nỗi buồn thế sự, nỗi bất lực trước cảnh đổi thay của thời đại, cũng như cảnh đau thương của đất nước, thể hiện tấm lòng yêu đất nước sâu nặng.

Tất cả những tình cảm ấy được thể hiện rõ nét trong Tràng giang bằng lối thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, kết hợp cùng nỗi ám ảnh sâu sắc với không gian rộng lớn, Huy Cận đã tạo ra một tác phẩm xuất sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc về thơ ca Việt Nam giai đoạn trước cách mạng.

1.14. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 14

Bài thơ “Tràng Giang” đã vẽ trước mắt ta những một bức tranh hùng vĩ, với cách nhìn độc đáo vừa gần vừa xa, vừa cao vừa sâu, nhưng bao trùm không gian ấy là một nỗi buồn. Đó không chỉ là nỗi buồn cô đơn lẻ loi của chính tác giả mà còn là nỗi buồn của một thế hệ khi phải sống trong cảnh nước mất nhà tan. Bức tranh mà Huy Cận tạo nên với những hình ảnh gần gũi như sông nước bến thuyền vừa mang một vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại. Điều đó đã tô đậm thêm sự độc đáo trong thơ của Huy Cận.

1.15. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 15

Thổn thức bên trăng con sóng dài vô tận,ta bâng khuâng nhấp chén rượu sầu.Đã từng thao thức với những lời rao trăng ngọt ngào của Hàn Mặc Tử,từng đắm say với ánh trăng ngàn của Nguyễn Duy,với những khoảng mênh mông đong đầy những nỗi sầu mặc vô tận. Không trăng,không rượu,ta vẫn bồi hồi nhung nhớ một cõi bờ nơi chàng trai mang trong mình một nỗi sầu thiên cổ,chàng trai mang tên Huy Cận, đã từng đắm mình trong khoảng không mênh mông ngút ngàn của con sông Hồng một một chiều thu, gọi tên quê hương,gọi tên đất nước ,gọi tên của “Tràng Giang”.

1.16. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 16

Tràng giang là một bài thơ buồn, dòng nào cũng buồn. Cái buồn toát ra từ những vật bé mọn, như những kiếp người cô đơn, lạc lõng giữa không gian bao la. Nhưng Tràng giang là một bài thơ vẽ lên một phong cảnh đẹp, giàu màu sắc (núi bạc, bờ xanh, bãi vàng), nhiều đường nét hùng vĩ, mở ra vô tận (buồn điệp điệp, sâu chót vót, sông dài, trời rộng…), nhiều tương phản, nhiều động từ chỉ sức sống rộn ràng: sóng gợn, mây đùn, thuyền về, nước lại, nắng xuống, trời lên… Cái buồn của bài thơ rõ ràng không phải do cảnh vật tàn phai, không gian chật hẹp tù túng mọi vật chết chóc, ngưng đọng. Cái buồn như toát ra từ cấu tạo của thế giới, từ cái đẹp thiếu tình người, từ một sự mất mát các mối liên hệ có tính phổ quát gây nên. Một cái buồn đậm màu triết lí. Nỗi buồn này cũng phản ánh sự đổi thay của đời sống xã hội: xã hội cộng đồng truyền thống với vô vàn mối dây liên hệ đã đứt tung để thay vào một xã hội đô thị với những cái tôi rời rạc, bơ vơ.

1.17. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 17

Đọc xong Tràng Giang của Huy Cận, ta cảm thấy được nỗi buồn xưa thấm đượm trên từng câu chữ. Thông qua khung cảnh sông nước mênh mông hiu quạnh, nhà thơ đã bộc lộ được những suy nghĩ, chiêm nghiệm về thiên nhiên, con người và dẫu bài thơ chỉ mang một nỗi buồn khi gợi ra sự nhỏ bé lạc lõng của con người giữa cuộc đời rộng lớn thì đâu đó ta vẫn cảm nhận được sức sống mạnh mẽ của một cái tôi trữ tình đang cố gắng vươn lên tìm kiếm hơi thở của cuộc sống con người.

1.18. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 18

Đọc xong Tràng Giang của Huy Cận, ta cảm thấy được nỗi buồn xưa thấm đượm trên từng câu chữ. Thông qua khung cảnh sông nước mênh mông hiu quạnh, nhà thơ đã bộc lộ được những suy nghĩ, chiêm nghiệm về thiên nhiên, con người và dẫu bài thơ chỉ mang một nỗi buồn khi gợi ra sự nhỏ bé lạc lõng của con người giữa cuộc đời rộng lớn thì đâu đó ta vẫn cảm nhận được sức sống mạnh mẽ của một cái tôi trữ tình đang cố gắng vươn lên tìm kiếm hơi thở của cuộc sống con người.

1.19. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 19

Đọc xong Tràng Giang của Huy Cận, ta cảm thấy được nỗi buồn xưa thấm đượm trên từng câu chữ. Thông qua khung cảnh sông nước mênh mông hiu quạnh, nhà thơ đã bộc lộ được những suy nghĩ, chiêm nghiệm về thiên nhiên, con người và dẫu bài thơ chỉ mang một nỗi buồn khi gợi ra sự nhỏ bé lạc lõng của con người giữa cuộc đời rộng lớn thì đâu đó ta vẫn cảm nhận được sức sống mạnh mẽ của một cái tôi trữ tình đang cố gắng vươn lên tìm kiếm hơi thở của cuộc sống con người.

1.20. Kết bài phân tích Tràng Giang mẫu 20

Tràng giang thể hiện nỗi cô đơn, nỗi sầu vô tận của con người xa quê, bơ vơ trước thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn, bao la. Nhưng vượt lên trên hết bằng bút pháp đặc trưng và nhuần nhuyễn, giữa chất cổ điển và hiện đại, nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp. Dẫu có buồn nhưng người đọc vẫn cảm thấy một tình yêu quê hương, đất nước thầm kín ẩn hiện trong Tràng Giang.

2. Kết bài vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Tràng giang

2.1. Kết bài vẻ đẹp cổ điển và hiện đại mẫu 1

Tràng giang là bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất đường thi cổ điển và chất hiện đại của phong trào Thơ Mới. Đây không phải “kiểu bình cũ rượu mới” mà là sự kế thừa và tiếp thu hết sức tinh tế của ông. Với bài thơ này ta thấy được một Huy Cận với vốn hiểu biết uyên thâm, nội lực dồi dào. Đằng sau những vần thơ ấy còn là lòng yêu nước thâm trầm mà sâu sắc.

2.2. Kết bài vẻ đẹp cổ điển và hiện đại mẫu 2

Vẻ đẹp hiện đại lan tỏa qua các câu chữ sáng tạo, độc đáo của nhà thơ như sâu chót vót, dấu hai chấm thần tình. Nhưng vẻ đẹp ấy đọng lại cuối cùng là tấm trạng nhớ quê hương ngay khi đứng giữa quê hương, nét tâm trạng hiện đại của các nhà tri thức muốn đóng góp sức mình cho đất nước mà đành bất lực, không làm gì được. Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất Huy Cận, với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương.

Đánh giá bài viết
19 110.368
Sắp xếp theo

    Mở bài - Kết bài Ngữ văn 11

    Xem thêm