Những món ăn mang lại may mắn ngày Tết

Các món ăn mang lại may mắn dịp đầu năm mới

Trong dịp Tết nguyên đán mọi người thường làm những việc mang lại nhiều may mắn nhằm mong muốn một năm mới thuận lợi bình an. Trong bài viết này VnDoc xin chia sẻ với các bạn những món ăn mang lại may mắn may mắn trong dịp Tết, mời các bạn cùng tham khảo.

Vào mỗi dịp Tết đến, nhà nhà đều rộn ràng trang trí nhà cửa và chuẩn bị các món ăn ngày Tết truyền thống để đón chào năm mới. Đối với người Việt, mỗi món ăn trong ngày Tết không chỉ để thưởng thức mà còn có ý nghĩa tượng trưng và mong cầu những điều tốt lành cho năm mới. Chính vì mục đích trên, nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 2022, VnDoc xin chia sẻ với các bạn 10 món ăn mang lại may mắn vào dịp đầu năm mới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Những món ăn mang lại may mắn dịp Tết

Hạt dưa đỏ

Đối với tín ngưỡng tâm linh của người dân Á Đông thì màu sắc đỏ tươi luôn kết nối với các hỉ sự và sự cát tường, thịnh vượng. Chính vì thế, ngoài màu vàng truyền thống, sắc đỏ là màu đại diện cho dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Với ý nghĩa trên, hạt dưa đỏ luôn được ưu ái để hiện diện trong khay mứt của mỗi gia đình dịp xuân về Tết đến.

Người ta tin rằng sắc đỏ thấm của hạt dưa sẽ mang lại thật nhiều niềm vui và hạnh phúc đến với moị người. Ngoài giá trị như một món ăn chơi ngày Tết, hạt dưa còn được đánh giá là có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trí não và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng hạt dưa đỏ sẽ thu hút tài lộc và mang đến vận may về tiền bạc cho gia chủ trong dịp năm mới đến.

Món ăn may mắn ngày tết

Hạt điều

Sau những bữa tiệc mặn kéo dài vào dịp Tết, người ta lại tìm đến những loại hạt như: hạt hướng dương, hạt bí,... để tìm lại cân bằng cho hệ tiêu hóa. Và trong những loại hạt thì hạt điều là một món ăn dặm thơm ngon với vị ngọt bùi và hương thơm nhẹ nhàng dễ dàng làm hài lòng khẩu vị của mọi người từ người lớn đến trẻ nhỏ. Ngoài ra, hạt điều còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt chị em phụ nữ sẽ không sợ tăng cân khi ăn vì nó chỉ chứa các chất béo chưa bão hòa, không gây béo.

Trên đây là một số công dụng của hạt đều về mặt dinh dưỡng, nhưng các bạn biết không: hạt điều còn là loại hạt may mắn khi ăn trong dịp Tết nữa đấy. Giống như tên gọi của mình, hạt điều với hình dáng căng tròn, mượt mà, sẽ đem lại sự thuận lợi và suôn sẻ suốt năm cho mọi người trong gia đình. Người ta tin rằng ăn hạt điều vào đầu năm mới sẽ giúp cho vận may và viên mãn các mong cầu trong tương lai. Các bạn có thể thử xem nhé.

Các loại quả hình tròn

Hình tròn làm cho chúng ta liên tưởng đến sự đủ đầy và viên mãn trong cuộc sống. Vì thế, người Việt cũng thường yêu thích chọn lựa các vật phẩm hay thức ăn có hình tròn để cung phụng lên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết đến. Những loại quả có hình tròn như: dưa hấu, táo, quất, bưởi,... rất được ưu ái để trưng bày trong mọi gia đình Việt trong Tết Nguyên Đán. Những đĩa hoa quả hình tròn này không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, cung cấp vitamin và chất xơ để cân bằng hệ tiêu hóa sau các mâm cỗ kéo dài mà còn mang đến ý nghĩa về sự chúc phúc và thỏa mãn ý nguyện trong năm mới. Các bạn có thể sử dụng cách này để nguyện vọng trong lòng sớm được viên mãn nhé.

Món ăn ngon ngày tết

Bánh ngọt

Trong bàn thờ tổ tiên và khay mứt của mỗi gia đình chắc hẳn không thể thiếu sự hiện diện của các loại bánh ngọt trong ngày Tết. Sau một ngày vui chơi bên ngoài, các thành viên trong gia đình sẽ tề tựu, trò chuyện với nhau vừa dùng món ngọt như một món ăn chơi thú vị. Ngoài giá trị dinh dưỡng là bổ sung nguồn calories cho cơ thể và giảm triệu chứng căng thẳng tinh thần, bánh ngọt còn mang đến nhiều ý nghĩa cát tường cho mọi người khi năm mới đến.

Giống như vị ngọt đậm đà của nó, bánh ngọt là hình ảnh tượng trưng cho sự gắn kết nồng đậm trong tình thân, tình yêu và tình bạn hữu. Ngoài ra, món ăn vặt thơm ngon này sẽ giúp chúng ta có một năm trôi chảy với nhiều kỷ niệm ngọt ngào như vị mật ngọt của nó.

Mì sợi

Theo quan niệm truyền thống của dân gian Trung Quốc, mì sợi dài là món ăn đặc trưng trong mỗi dịp tổ chức sinh nhật và việc vui trong gia đình. Với tên gọi khác là mì trường thọ, món ăn may mắn này sẽ mang đến lời chúc sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi, thường được dùng để con cháu bày tỏ tấm lòng hiếu kính đối với ông bà cha mẹ vào dịp đầu năm mới. Trong suốt quá trình làm mì, hãy cố gắng để sợi mì càng dài càng tốt và không nên bị đứt để mang trọn vẹn ý nghĩa về sự trường thọ.

Nếu bạn không biết làm mì thì cũng có thể mua sẵn mì tươi để chuẩn bị làm món ăn may mắn trong dịp đầu năm nhé. Hãy tưởng tượng xem ông bà và cha mẹ sẽ rất vui trước tấm lòng hiếu thảo của bạn khi chính tay bạn dành tặng đấng sinh thành món quà năm mới ý nghĩa này phải không nào.

Canh khổ qua

Ngày nay, đối với người dân Nam Bộ, canh khổ qua (mướp đắng) thường xuyên xuất hiện bên cạnh các món ăn cổ truyền vào ngày Tết. Với giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh hiệu quả, các chất trong khổ qua có tác dụng giảm thiểu lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần hạn chế các bệnh tim mạch, đột quỵ và phòng ngừa ung thư.

Chẳng những tốt cho sức khỏe, đối với quan niệm dân gian Nam Bộ, món canh này còn có một ý nghĩa đặc biệt trong dịp đầu năm. Theo lối chơi chữ của người Việt chúng ta, từ "khổ qua" chính là ý nghĩa những đau khổ, mất mác trong năm cũ sẽ trôi qua. Điều này đồng nghĩa với việc một khởi đầu mới sẽ đến với những mong đợi cho một năm mới an lành và hạnh phúc.

Đu đủ

Đu đủ là một loại quả phổ biến và quen thuộc trong cuộc sống của mỗi người Việt Nam chúng ta. Theo đánh giá của WHO, đu đủ với những đặc tính ưu việt đặc trưng, luôn đứng trong top 5 các loại quả tốt nhất cho sức khỏe con người. Đó là về mặt y học, còn về ý nghĩa văn hóa dân gian, loại quả này tượng trưng cho sự no đủ, sung túc về vật chất và tinh thần cho mọi người vào đầu năm mới. Hãy nhớ chọn đu đủ để làm món khai vị để chào đón một năm tràn đầy ấm no và thịnh vượng nhé.

Xôi gấc

Với sắc đỏ may mắn và thịnh vượng, xôi gấc sẽ là một món ăn không thể thiếu để dành lấy sự cát tường trong năm mới. Nói về giá trị dinh dưỡng của gấc đối với sức khỏe thì loại quả này chứa nhiều loại chất quý để phòng ngừa lão hóa, giúp da căng mịn và chữa các bệnh về mắt. Về mặt tâm linh, đĩa xôi gấc trong bữa tiệc đầu năm sẽ mang đến cho mọi gia đình sự thuận lợi, suông sẻ và nhiều tài lộc như màu đỏ tốt lành trong dịp Tết đến xuân về.

Xôi gấc ngày tết

Gà luộc

Món gà luộc là một món ăn cổ truyền từ bao đời nay trong mâm cỗ Tết của mỗi gia đình Việt Nam. Xét về độ dinh dưỡng, thịt gà là nguồn bổ sung các dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Với tính ôn hòa, thịt gà là món ăn bồi dưỡng sức khỏe tuyệt vời và phòng ngừa các bệnh như: phổi, băng huyết, ung nhọt,... Còn về giá trị văn hóa tinh thần trong dân gian, món thịt gà luộc vàng óng, mềm mại hứa hẹn mang đến cho mỗi gia đình một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và khởi đầu thuận lợi, vạn sự như ý.

Món ăn từ cá

Theo quan niệm của người Trung Quốc thì từ "cá" có phát âm gần giống với từ "dư" trong dư giả, cho nên các món ăn chế biến từ cá luôn được ưu tiên trong mâm cỗ đầu năm. Trong dịp Tết, các món ăn từ thịt xuất hiện phổ biến trong các bữa tiệc và dễ gây ngán, vì thế chúng ta có thể chuẩn bị cá để làm các món như: cá hấp, cá chưng tương,... để đa dạng thêm cho ẩm thực đầu năm và giúp hệ tiêu hóa cân bằng lại.

Như mọi người đã biết, cá là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho tim mạch và trí não, đặc biệt không chứa chất béo xấu cho cơ thể. Ngoài công dụng về sức khỏe, thực phẩm với ý nghĩa cát tường này sẽ giúp nhà nhà có một khởi đầu thuận lợi, thu hút tài vận và công danh sự nghiệp hanh thông cả năm. Một điều cần chú ý khi chế biến món ăn may mắn này là phải giữ cho cá trọn vẹn để đảm bảo một năm mới suôn sẻ, viên mãn cho mọi người nhé.

Từ "cá" có phát âm gần giống với từ "dư" trong dư giả theo quan niệm Trung Quốc.

Khi chế biến phải giữ cho cá trọn vẹn để đảm bảo một năm mới suông sẻ, viên mãn cho mọi người.

Khi chế biến phải giữ cho cá trọn vẹn để đảm bảo một năm mới suông sẻ, viên mãn cho mọi người.

Trong dịp Tết Nguyên Đán sắp đến, mỗi người đều bận rộn chuẩn bị mọi thứ để chào đón một năm mới an khang, hạnh phúc. Hi vọng với những gợi ý về món ăn ngày Tết may mắn trên sẽ giúp các bạn lấy được sự cát tường và thuận lợi cả năm.

Dưa hành

Trên mâm cỗ ngày tết, đĩa dưa hành thật khiêm tốn trong góc mâm. Có lẽ cũng vì là món ăn rẻ tiền, nhưng nó lại cầu kỳ và được chờ đợi nhất. Dưa hành không cần ăn nhiều, chỉ cần điểm xuyết. Nhưng nhờ nó mà người thưởng thức thấy ngon miệng trong suốt những ngày Tết. Lúc này, dưa hành vừa là một thứ gia vị đồng thời là một món ăn chính. Vị chua và mặn của nó lan tỏa vào vị giác, khiến thực khách cũng phải gật gù. "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”.

Vị chua giòn của dưa hành cùng miếng thịt mỡ béo ngậy đã đủ đánh thức vị giác, đánh thức không khí Tết đang về trên khắp mọi miền đất nước. Điều đó đã trở thành thói quen trong văn hóa Tết người Việt. Đôi khi những người đi xa thèm một chút dư âm ngày Tết, tìm về cố hương chỉ để được ăn bánh chưng với món dưa hành chua chua, mằn mặn.

Chỉ thế đã đủ để cảm nhận hương vị quê nhà. Chỉ thế thôi đã thấy đậm đà tình quê hương, đơn sơ mà bền chặt. Cuộc sống luôn vận động và biến đổi không ngừng, nhưng chắc chắn rằng Việt Nam còn Tết thì còn bánh chưng và dưa hành. Nó sẽ là món ăn đồng hành cùng ngày Tết dân tộc.

Bánh Chưng

Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là món ăn đặc trưng dân tộc, là cảm giác háo hức thời thơ bé ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình sum họp ấm áp trong những ngày đầu năm mới. Bánh chưng là món đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Do đó trong mâm cỗ ngày Tết sẽ không thể thiếu món ăn này. Bánh chưng tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16.

Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn…

Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy, đã tạo nên một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu. Một thứ bánh ngon tròn vị. Cái khung cảnh ngồi đợi nồi bánh chưng chín đã đi vào tiềm thức của người dân Việt. Nồi bánh chưng nóng hổi khiến mọi người càng thêm ấm cúng. Nó thể hiện lòng biết ơn của con cháu với tổ tiên gia đình. Không chỉ được bày trong các mâm cỗ cổ truyền, món ăn này còn được dùng để làm quà tặng cho người thân hay bạn bè.

Lạp sườn

Một trong những món ăn phổ biến của mỗi gia đình người Việt trong dịp Tết đó là món lạp sườn. Vào dịp Tết, nhu cầu tìm mua lạp sườn không thể thiếu trong mâm cơm người dân Việt. Lạp sườn có thể chế biến bằng nhiều cách, như: luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Một trong những cách mà được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu). Nó vừa ngon mà còn an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, theo nền văn hóa Trung Hoa, ngày Tết có tiền trong nhà sẽ mang đến may mắn, tài lộc. Và các bạn biết không, sở dĩ món ăn mang tên lạp sườn là vì chúng có kiểu dáng nối với nhau thành xâu nên nhìn rất giống với xâu tiền bao đỏ thể hiện mong ước may mắn, giàu sang.

Để lạp sườn ngon và không bị hỏng đòi hỏi người làm thật khéo léo. Từ việc rửa và phơi lòng, việc tẩm ướp gia vị theo tỷ lệ ra sao và việc gác bếp, phơi nắng đều phải đảm bảo đúng bí quyết gia truyền. Thứ gia vị không thể thiếu của lạp sườn là mắc khén và rượu.

Mắc khén tạo hương vị đặc trưng cho lạp sườn, rượu giúp cho thịt không bị hỏng. Tất cả gia vị đó đều tạo nên món ăn hấp dẫn trong ngày Tết. Mâm cỗ những ngày Tết se lạnh, với hương thơm đặc trưng của món ăn khiến lòng người thêm ấm áp. Vị chua chua bùi bùi ám chút mùi gác bếp làm món ăn như nhắc nhở con cháu trong gia đình biết yêu thương ,sẻ chia trong cuộc sống. Họ cùng nhau khép lại một năm cũ, đón chờ năm mới tốt đẹp hơn.

Thịt kho tàu

Thịt kho tàu là món ăn có sự hòa hợp các nguyên liệu, để thể hiện tình cảm gia đình hòa thuận, yên vui. Muốn có nồi thịt kho tàu ngon, người miền Nam thường sử dụng nhiều nước dừa hơn so với các vùng miền khác, kho liu riu cho nước cạn dần tạo thành món ăn có màu vàng nâu sóng sánh. Thịt kho tàu giàu dinh dưỡng, lại đậm đà dễ ăn. Người già hay trẻ nhỏ, khách xa hay gần đều bị lôi cuốn bởi món ăn khá độc đáo này. Món thịt có cả nạc lẫn mỡ với vị béo ngậy, màu sắc ấm áp mang lại ý nghĩa đủ đầy, sung túc cho năm mới vẹn tròn.

Nếu miền Bắc có thịt đông thì miền Nam lại có món thịt kho tàu. Ngày Tết, đến thăm nhà ai bạn cũng dễ dàng bắt gặp món thịt kho trứng vịt. Đó là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy - dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công. Trứng vịt trong món ăn này không xắt ra mà để nguyên cả quả, ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ.

Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến ngất ngây ngày Tết.

Để giúp các bạn chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa đúng nghi lễ cổ truyền, VnDoc xin mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan đến cúng tất niên, giao thừa sau đây nhé:

Đánh giá bài viết
1 867
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm