Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Mạng máy tính: Chương 1

Câu hỏi trắc nghiệm môn Mạng máy tính: Nhập môn mạng máy tính

Câu hỏi trắc nghiệm môn Mạng máy tính: Chương 1 tổng hợp một số bài tập trắc nghiệm phần nhập môn mạng máy tính có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn thi thật tốt môn mạng máy tính. Mời các bạn cùng tham khảo.

NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRẮC NGHIỆM

Chương 1: NHẬP MÔN MẠNG MÁY TÍNH

1. Các nội dung kiến thức tối thiểu mà sinh viên phải nắm vững sau khi học xong chương 1

- Ý nghĩa của mạng máy tính

- Các thành phần cơ bản của mạng máy tính

- Các cách phân loại mạng máy tính

- Kiến trúc phân tầng và mô hình OSI

- Các thiết bị kết nối mạng

2. Ngân hàng câu hỏi và đáp án chi tiết chương 1

Stt

Câu hỏi và đáp án

Đáp án

(Trọng số điểm)

1

Mạng máy tính là

A. Các máy tính kết nối với nhau qua hệ thống cáp để trao đổi thông tin

B. Các máy tính trao đổi thông tin với nhau theo tập giao thức mạng

C. Các máy tính kết nối qua môi trường truyền tin và trao đổi thông tin theo một kiến trúc mạng xác định

D. Các máy tính kết nối với nhau chia sẻ nguồn thông tin chung

C

(1)

2

Mạng máy tính là

A. Các thiết bị xử lý thông tin kết nối với nhau bằng đường truyền vật lý để trao đổi thông tin

B. Các máy tính kết nối qua môi trường truyền tin để trao đổi thông tin với nhau

C. Các máy tính trao đổi thông tin với nhau theo tập giao thức tương ứng

D. Các thiết bị xử lý thông tin kết nối qua môi trường truyền tin để trao đổi thông tin với nhau

B

(1)

3

Lợi ích của mạng máy tính mang lại là

A. Tăng khả năng phát hiện và chống thâm nhập mạng bất hợp pháp

B. Rút ngắn thời gian trao đổi thông tin

C. Giúp bảo vệ thông tin tại các nút mạng tốt hơn

D. Tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho công việc, kinh doanh,…

D

(1)

4

Lợi ích của mạng máy tính mang lại là

A. Giúp cho các mạng không tương thích trao đổi thông tin với nhau

B. Cho phép chọn lựa các loại máy tính của các hãng khác nhau để kết nối mạng

C. Tăng tốc xử lý thông tin

D. Chia sẻ thông lượng một cách hợp lý

C

(1)

5

Lợi ích của mạng máy tính mang lại là

A. Người sử dụng có khả năng chọn lựa các loại thiết bị của nhiều hãng khác nhau

B. Tăng hiệu quả khai thác, xử lý thông tin và độ tin cậy của hệ thống

C. Dễ dàng trong công tác thiết kế, xây dựng và cài đặt các mạng máy tính

D. Cho phép sử dụng các đường truyền một cách hợp lý

B

(1)

6

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lợi ích của mạng máy tính

A. Giúp người sử dụng tiếp cận được nhiều hình thức giải trí hơn như xem phim, game online,…

B. Cho phép chia sẻ tài nguyên giúp tiết kiệm kinh phí và quản lý tốt hơn

C. Cho phép người sử dụng trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả

D. Tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho việc học tập, hội thảo, kinh doanh,…

A

(1)

7

Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về các thành phần của mạng máy tính

A. Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in, điện thoại di đông,… kết nối với nhau để tạo thành mạng

B. Phương tiện truyền thông để chuyển đổi tín hiệu và truyền thông tin đi

C. Các thiết bị kết nối mạng như vỉ mạng (NIC - Network Interface Card), bộ chuyển mạch (Switch), bộ định truyến (Router),… Các thiết bị này kết hợp với phương tiện truyền thông để kết nối các thiết bị đầu cuối với nhau

D. Giao thức truyền thông qui định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gởi và nhận trong mạng

B

(1)

8

Các thông số đặc trưng của đường truyền là

A. Giải thông, độ nhiễu điện từ, độ suy hao, thông lượng

B. Thông lượng, độ nhiễu điện từ, độ suy hao và lưu lượng

C. Độ nhiễu điện từ, độ suy hao, thông lượng và từ trường

D. Độ suy hao, độ nhiễu điện từ, thông lượng và kích thước

A

(1)

9

Các thông số đặc trưng của đường truyền là

A. Thông lượng, độ nhiễu điện từ, độ suy hao và lưu lượng

B. Độ nhiễu điện từ, độ suy hao và giải thông

C. Độ suy hao, thông lượng và từ trường

D. Độ suy hao, độ nhiễu điện từ, thông lượng và kích thước

B

(1)

10

Các thông số đặc trưng của đường truyền là

A. Thông lượng, độ nhiễu điện từ, độ suy hao và lưu lượng

B. Độ nhiễu điện từ, độ suy hao thông lượng và kích thước

C. Độ suy hao, thông lượng và giải thông

D. Độ suy hao, độ nhiễu điện từ và độ trễ truyền đẫn

C

(1)

11

Thông lượng (throughput) của đường truyền vật lý là

A. Độ suy yếu của tín hiệu trên đường truyền

B. Tần số mà nó có thể đáp ứng được

C. Tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền đó, tính bằng bps

D. Tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền đó, tính bằng Mbps

C

(1)

12

Thông lượng (throughput) của đường truyền vật lý là

A. Độ suy yếu của tín hiệu trên đường truyền, tính bằng m/s

B. Tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền đó, tính bằng baud

C. Phạm vi tần số mà nó có thể đáp ứng được

D. Tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền đó, tính bằng Mbps

B

(1)

13

Chọn ví dụ tương ứng với thông lượng (throughput) của đường truyền vật lý

A. Tốc độ tối đa mà các xe có thể chạy được

B. Số loại xe chạy được trên con đường

C. Độ rộng của con đường

D. Số lượng xe chạy trên con đường

A

(1)


14

Giải thông (bandwidth) của đường truyền vật lý là

A. Độ suy yếu của tín hiệu trên đường truyền

B. Tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền đó, tính bằng Mbps

C. Tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền đó, tính bằng bps

D. Phạm vi tần số mà nó có thể đáp ứng được

D

(1)

15

Giải thông (bandwidth) của đường truyền vật lý là

A. Phạm vi tần số mà nó có thể đáp ứng được

B. Tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền đó, tính bằng baud

C. Tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền đó, tính bằng bps

D. Tần số truyền tín hiệu trên đường truyền, tính bằng Hz

A

(1)

16

Chọn ví dụ tương ứng với giải thông (bandwidth) của đường truyền vật lý

A. Tốc độ tối đa mà các xe có thể chạy được

B. Số loại xe chạy được trên con đường

C. Độ rộng của con đường

D. Số lượng xe chạy trên con đường

C

(1)

17

Chọn giao thức sử dụng cho mạng cáp quang học

A. CDDI

B. SONET

C. X25

D. FDDI

D

(1)

18

Khẳng định nào không đúng đối với cáp quang học

A. Không bị nhiễu

B. Không bị nghe trộm

C. Không bị suy hao tín hiệu

D. Chỉ truyền được tín hiệu quang

C

(1)

19

bps và baud

A. Là hai đơn vị đo hoàn toàn khác nhau

B. Là hai đơn vị đo có thể giống nhau, cũng có thể khác nhau

C. Là hai đơn vị đo hoàn toàn giống nhau khi đo cùng một loại tín hiệu

D. baud chỉ dùng để đo tín hiệu điện tử

B

(1)

20

bps và baud

A. Là hai đơn vị đo hoàn toàn khác nhau

B. Là hai đơn vị đo hoàn toàn giống nhau

C. Là hai đơn vị đo giống nhau khi đo dữ liệu nhị phân

D. baud không phải đơn vị đo thông tin

C

(1)


21

Khẳng định nào đúng khi nói về ưu điểm của truyền số so với truyền analog

A. Tốc độ truyền cao hơn

B. Giảm được lỗi do suy giảm và nhiễu trên đường truyền gây ra

C. Thiết bị dùng chung cho cả thoại, số liệu, hình ảnh, âm nhạc

D. Tất cả đều đúng

D

(1)

22

Khẳng định nào đúng khi nói về ưu điểm của truyền số so với truyền analog

A. Độ tin cậy cao vì chỉ có 2 giá trị 0 và 1

B. Giảm được lỗi do suy giảm và nhiễu trên đường truyền gây ra

C. Giá rẻ hơn nhờ giá máy tính và vi mạch ngày càng rẻ

D. Tất cả đều đúng

D

(1)

23

Khẳng định nào đúng khi nói về ưu điểm của truyền số so với truyền analog

A. Được người dùng ưu chuộng hơn

B. Tốc độ truyền nhanh hơn

C. Thiết bị số nhiều và dễ mua hơn

D. Truyền được trên nhiều loại đường truyền khác nhau

B

(1)

24

Khẳng định nào đúng khi nói về ưu điểm của truyền số so với truyền analog

A. Phần mềm xử lý đơn giản hơn

B. Sử dụng nhiều tần số hơn

C. Thiết bị truyền số dùng chung cho cả điện thoại, số liệu, âm nhạc, v.v…

D. Dễ chọn lựa thiết bị hơn

C

(1)

25

Cấu hình mạng (Topology) được hiểu là

A. Các qui ước truyền thông trên mạng

B. Sơ đồ kết nối vật lý các máy tính trong mạng

C. Cách kết nối các thiết bị vật lý trong mạng

D. Các phần mềm điều khiển mạng

B

(1)

26

Khẳng định nào sau đây nói về cấu trúc vật lý của mạng

A. Giao thức mạng (Protocol)

B. Cấu hình mạng (Topology )

C. Phương tiện truyền

D. Các dịch vụ mạng

B

(1)

27

Mạng thông tin nào sau đây sử dụng cấu hình theo kiểu điểm-điểm

A. Mạng Vina Phone

B. Mạng Mobi Phone

C. Mạng điện thoại nội hạt

D. Mạng truyền hình

C

(1)


28

Mạng kiểu điểm- điểm gọi là mạng

A. Lưu và gửi tiếp (Store - and - Forward)

B. Chuyển mạch gói

C. Chuyển tiếp khung

D. Chuyển mạch kênh

A

(1)

29

Cấu hình nào có đặc điểm “các nút sử dụng chung một đường truyền vật lý”

A. Tree

B. Loop

C. Ring

D. Complet

C

(1)

30

Cấu hình nào có đặc điểm “các nút sử dụng chung một đường truyền vật lý”

A. Tree

B. Loop

C. Star

D. Bus

D

(1)

31

Giao thức mạng (protocol) được hiểu là

A. Các qui ước truyền thông trên mạng

B. Sơ đồ kết nối vật lý các máy tính trong mạng

C. Các phần mềm điều khiển mạng

D. Cách kết nối các thiết bị vật lý trong mạng

A

(1)

32

Để các máy tính trong mạng giao tiếp được với nhau, cần có điều kiện gì

A. Các máy tính chỉ cần tuân thủ một qui tắc truyền thông nào đó

B. Các máy tính chỉ cần kết nối vật lý với nhau

C. Các máy tính phải kết nối vật lý với nhau và tuân thủ các qui tắc truyền thông thống nhất

D. Các máy tính phải kết nối vật lý với nhau và tuân thủ các qui tắc truyền thông bất kỳ

C

(1)

33

Dựa trên khoảng cách địa lý ta có các mạng sau

A. MAN, LAN, VAN, GAN

B. LAN, WAN, MAN, VAN

C. WAN, LAN, VAN, GAN

D. Tất cả đều sai

B

(1)


34

Trong các ví dụ nêu ra sau đây, hãy xác định ví dụ mô tả đúng về mạng WAN

A. Các máy tính của các nhà ga lớn trong nước như ga Hà Nội, ga Đà Nẵng, ga Sài Gòn,… kết nối với nhau để dùng chung dữ liệu

B. Các máy tính của các nước trên thế giới kết nối vào phòng CHAT để tán gẫu với nhau

C. Các máy tính ở các phòng của một trường học kết nối với nhau để dùng chung dữ liệu, máy in,… và trao đổi thông tin với nhau

D. Tất cả đều sai

A

(1)

35

Trong các ví dụ nêu ra sau đây, hãy xác định ví dụ mô tả đúng về mạng LAN

A. Các máy tính của các nhà ga lớn trong nước như ga Hà Nội, ga Đà Nẵng, ga Sài Gòn,… kết nối với nhau để dùng chung dữ liệu

B. Hai máy tính và một máy in kết nối vào một Printer Switch Box (thiết bị cho phép nhiều máy tính dùng chung một máy in) trong tiệm potocopy

C. Hai máy tính của hai nhà cạnh nhau kết nối Internet để dùng chung dữ liệu và trao đổi thông tin với nhau

D. Tất cả đều sai

B

(1)

36

Dựa trên kỹ thuật chuyển mạch ta có các mạng sau

A. Chuyển mạch kênh, chuyển mạch thông báo, chuyển mạch tập trung

B. Chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói, chuyển mạch thông báo

C. Chuyển mạch phân tán, chuyển mạch kênh, chuyển mạch tập trung

D. Chuyển mạch tập trung, chuyển mạch gói, chuyển mạch thông báo

B

(1)

37

Đối với mạng chuyển mạch kênh thì

A. Hiệu xuất sử dụng đường truyền cao

B. Thời gian truyền qua mạng nhanh

C. Tiêu tốn thời gian cho việc thiết lập kênh cố định giữa hai thực thể

D. Các nút mạng có thể xử lý toàn bộ gói tin trong bộ nhớ mà không cần lưu trữ tạm thời trên đĩa

C

(1)

38

Đối với mạng chuyển mạch thông báo thì

A. Hiệu suất cao hơn mạng chuyển mạch gói

B. Mỗi nút mạng có thể lưu trữ thông báo cho tới khi kênh truyền rỗi mới chuyển thông báo đi, do đó giảm tình trạng tắc nghẽn trên mạng

C. Kích thước của thông báo 512 bytes

D. Thông báo có thể gửi đi bằng nhiều đường khác nhau

B

(1)


39

Đối với mạng chuyển mạch gói thì

A. Hiệu suất cao hơn mạng chuyển mạch thông báo

B. Có nhiều ưu điểm, không có nhược điểm đáng kể

C. Các gói có kích thước thay đổi nhưng phải là luỹ thừa của cơ số 2

D. Cần bộ nhớ đệm để lưu trữ tạm thời các gói

A

(1)

40

Mạng dịch vụ tích hợp số là sự kết hợp của các kỹ thuật

A. Chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói và chuyển mạch thông báo

B. Chuyển mạch kênh và chuyển mạch thông báo

C. Chuyển mạch gói và chuyển mạch thông báo

D. Chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói

D

(1)

41

Đối với mạng tập trung thì

A. Các chương trình điều khiển mạng nằm trên các máy chủ và máy khách

B. Các chương trình điều khiển mạng nằm trên các máy chủ

C. Các chương trình điều khiển mạng nằm trên máy khách

D. Các chương trình điều khiển mạng nằm trên một máy chủ

B

(1)

42

Đối với mạng phân tán thì câu nào sau đây là sai

A. Các máy có thể cung cấp tài nguyên của mình cho các máy khác

B. Chế độ bảo mật kém

C. Các máy có thể sử dụng tài nguyên của các máy khác trong mạng

D. Xây dựng và bảo trì phức tạp

A

(1)

43

Chọn đáp án không phải đặc trưng của mạng khách/chủ

A. Các tài nguyên được quản lý và chia sẻ một cách có tổ chức

B. Phần lớn tài nguyên quan trọng tập trung tại các Server

C. Tính an toàn và độ bảo mật cao

D. Thích hợp với qui mô nhỏ

D

(1)

44

Chọn đáp án không phải đặc trưng của mạng ngang hàng

A. Chi phí lắp đặt thấp và dễ sử dụng

B. Các máy có vai trò như một Server

C. Cần có Server chuyên dụng và người quản trị chuyên nghiệp để quản lý tài nguyên và người sử dụng

D. Các máy có vai trò như nhau và người sử dụng phải tự quản lý tài nguyên của mình

C

(1)


45

Mạng nào có các máy vừa làm máy khách vừa làm máy phục vụ

A. Peer to Peer

B. Client / Server

C. LAN

D. Ethernet

A

(1)

46

Xác định phát biểu đúng về máy Chủ (Server)

A. Quản lý và cung cấp tài nguyên cho các tài khoản trong máy

B. Sử dụng tài nguyên do máy khác cung cấp

C. Yêu cầu máy khác cung cấp tài nguyên cho mình

D. Quản lý và điều khiển các tài khoản trong mạng

D

(1)

47

Xác định phát biểu đúng về máy Khách (Client)

A. Quản lý và cung cấp tài nguyên cho các máy trong mạng

B. Sử dụng các dịch vụ thông tin trong mạng

C. Đáp ứng các yêu cầu của các máy khác trong mạng

D. Phải có cấu hình mạnh, lưu trữ được nhiều thông tin để đáp ứng yêu cầu của máy khác

B

(1)

48

Chọn phát biểu không đúng với ý nghĩa của kiến trúc phân tầng

A. Dễ dàng trong công tác thiết kế, xây dựng và cài đặt các mạng máy tính

B. Số lượng, tên gọi và chức năng của mỗi tầng sẽ được người thiết kế mạng máy tính cụ thể quy định

C. Mỗi tầng được xây dựng trên cơ sở tầng kế liền trước đó. Như vậy, tầng dưới được hiểu là tầng cung cấp các dịch vụ cho tầng trên

D. Giao thức, vấn đề kỹ thuật và công nghệ cho mỗi tầng được triển khai theo trình tự từ dưới lên

D

(1)

49

Chọn phát biểu không đúng với mô hình OSI

A. Giải quyết được vấn đề không tương thích giữa các mạng

B. Tất cả các mạng ngày nay đều áp dụng mô hình này

C. Là khung chuẩn về kiến trúc mạng làm căn cứ cho các nhà nghiên cứu và thiết kế mạng tạo ra các sản phẩm mở về mạng

D. Giúp người sử dụng có thể chọn lựa các loại thiết bị của nhiều hãng khác nhau

B

(1)


50

Chọn phát biểu không đúng với các nguyên tắc chủ yếu để xây dựng mô hình OSI

A. Mô tả dịch vụ tầng càng đơn giản càng tốt

B. Giới hạn số lượng tầng ở mức cần thiết

C. Khi hiệu chỉnh chức năng hay giao thức của một tầng, các tầng khác không bị ảnh hưởng theo

D. Có thể gộp các tầng con thành một tầng nhưng không được huỷ bỏ các tầng con

D

(1)

51

Trong mô hình OSI, tầng 1 là tầng

A. Physical

B. Session

C. Data Link

D. Network Access

A

(1)

52

Trong mô hình OSI, tầng 2 là tầng

A. Transport

B. Session

C. Data Link

D. Network

C

(1)

53

Trong mô hình OSI, tầng 3 là tầng

A. Transport

B. Internet

C. Session

D. Network

D

(1)

54

Trong mô hình OSI, tầng 4 là tầng

A. Transport

B. Session

C. Data Link

D. Network

A

(1)

55

Trong mô hình OSI, tầng 5 là tầng

A. Transport

B. Session

C. Presentation

D. Network

B

(1)

56

Trong mô hình OSI, tầng 6 là tầng

A. Transport

B. Session

C. Presentation

D. Network

C

(1)

57

Trong mô hình OSI, tầng 7 là tầng

A. Transport

B. Application

C. Presentation

D. Physical

B

(1)


58

Chức năng của tầng vật lý trong mô hình OSI là

A. Giải quyết các vấn đề liên quan đến đường truyền như: ðịnh tuyến, kiểm soát luồng dữ liệu, ...

B. Truyền các dòng bit có cấu trúc qua hệ thống đường truyền

C. Nối, duy trì, ngắt các liên kết vật lý

D. Tất cả ðều ðúng

C

(1)

59

Chọn phát biểu không đúng với tầng vật lý trong mô hình OSI

A. Dữ liệu không có phần Header chứa thông tin điều khiển

B. Đóng gói và truyền các Frame nhị phân qua đường ttruyền

C. Không có đơn vị dữ liệu cho tầng vật lý

D. Cung cấp các phương tiện điện, cơ, chức năng, thủ tục để giải quyết các vấn đề liên quan

B

(1)

60

Cung cấp các phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy là chức năng của tầng nào ?

A. Network

B. Transport

C. Session

D. Data Link

D

(1)

61

Tầng nào trong mô hình OSI chuyển luồng bit thành Frame

A. Session

B. Presentation

C. Data Link

D. Network

C

(1)

62

Tầng nào trong mô hình OSI chuyển packet thành Frame

A. Tầng phiên

B. Tầng mạng

C. Tầng giao vận

D. Tầng liên kết dữ liệu

D

(1)

63

Chọn đường, kiểm soát luồng dữ liệu là chức năng của tầng nào

A. Transport

B. Session

C. Data Link

D. Network

D

(1)

64

Chuyển tiếp thông tin và cắt/hợp dữ liệu là chức năng của tầng nào

A. Transport

B. Network

C. Data Link

D. Physical

B

(1)


65

Chức năng của tầng giao vận là

A. Đảm bảo các yêu cầu truyền dữ liệu qua các phương tiện vật lý

B. Mã hoá dữ liệu để bảo mật thông tin trên trên đường truyền

C. Thực hiện việc truyền dữ liệu từ nút đến nút

D. Nén dữ liệu để việc truyền qua mạng nhanh hơn

C

(1)

66

Cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu “trong suốt” đối với các tầng trên là chức năng của tầng nào

A. Transport

B. Physical

C. Session

D. Presentation

A

(1)

67

Tầng nào dưới đây thiết lập, duy trì, huỷ bỏ “các giao dịch" giữa các thực thể đầu cuối?

A. Tầng phiên

B. Tầng liên kết dữ liệu

C. Tầng mạng

D. Tầng vật lý

A

(1)

68

Điều khiển các cuộc liên lạc là chức năng của tầng nào?

A. Presentation

B. Transport

C. Session

D. Data Link

C

(1)

69

Tầng nào trong mô hình OSI thực hiện nén và mã hoá dữ liệu

A. Network

B. Presentation

C. Session

D. Transport

B

(1)

70

Chức năng của tầng trình diễn là chuyển đổi

A. Dữ liệu tầng ứng dụng thành các Frame

B. Khuôn dạng của gói tin phù hợp với các tầng kế trên và dưới

C. Các phiên truyền thông giữa các thực thể

D. Dữ liệu người sử dụng thành dữ liệu chung của mạng

D

(1)

71

Tầng nào xác định giao diện giữa người sử dụng và môi trường OSI ?

A. Physical

B. Data Link

C. Presentation

D. Application

D

(1)

72

Tầng nào cung cấp các dịch vụ thông tin phân tán?

A. Tầng giao vận

B. Tầng ứng dụng

C. Tầng trình bày

D. Tầng phiên

B

(1)

73

Mô hình OSI theo quan điểm hệ thống thì

A. Dữ liệu khi xuống đến tầng N-1 sẻ được thêm phần thông tin điều khiển của tầng N-1 để tạo thành một đơn vị dữ liệu của tầng N-1

B. Ở hệ thống nhận, khi qua mỗi tầng, phần thông tin điều khiển tương ứng sẻ được phân tích và cắt bỏ trước khi chuyển lên tầng trên

C. Không có sự thêm vào và bớt đi thông tin trong quá trình truyền tin

D. Ở hệ thống gởi, dữ liệu khi đi qua các tầng sẽ ðýợc chia thành các gói nhỏ hõn

B

(1)

74

Mô hình OSI theo quan điểm hệ thống thì

A. Toàn bộ dữ liệu tầng trên sẽ trở thành một đơn vị dữ liệu của tầng dưới

B. Phần thông tin điều khiển của mỗi tầng sẽ được thêm vào cuối đơn vị dữ liệu

C. Sau khi xử lý, tầng dưới sẽ chuyển toàn bộ dữ liệu lên tầng trên

D. Sau khi xử lý, tầng trên sẽ chuyển đơn vị dữ liệu của mình xuống tầng dưới

A

(1)

75

Khi dữ liệu được chuyển từ tầng trên xuống tầng dưới kề nó, gói dữ liệu được bổ sung thêm thông tin điều khiển trong phần

A. Địa chỉ

B. Option

C. Vùng kiểm soát lỗi

D. Header

D

(1)

76

Hàm Confirm được sử dụng để xác nhận hoàn tất một chức năng đã được gọi từ trước bởi hàm nguyên thủy

A. Connect

B. Indication

C. Response

D. Request

D

(1)

77

Hàm Response được sử dụng để trả lời một chức năng đã được gọi từ trước bởi hàm nguyên thủy

A. Connect

B. Indication

C. Confirm

D. Request

B

(1)

78

Chọn phát biểu đúng với phương thức hoạt động có liên kết

A. Độ tin cậy cao nhưng cài đặt khá phức tạp

B. Độ tin cậy cao và cài đặt đơn giản

C. Nhờ độ tin cậy cao nên quá trình truyền rất đơn giản

D. Không cần thiết lập liên kết vật lý

A

(1)


79

Chọn phát biểu đúng với phương thức hoạt động không có liên kết

A. Độ tin cậy thấp nhưng cài đặt khá phức tạp

B. Các gói dữ liệu được truyền độc lập theo nhiều đường khác nhau

C. Quá trình truyền được quản lý và kiểm soát chặt chẽ

D. Quá trình tiếp nhận các gói ở hệ thống đích đơn giản

B

(1)

80

Với phương thức hoạt động có liên kết thì sẽ có bao nhiêu thủ tục chính để xây dựng các dịch vụ và giao thức chuẩn theo kiểu OSI

A. 12

B. 16

C. 4

D. 3

A

(1)

81

Với phương thức hoạt động không có liên kết thì sẽ có bao nhiêu thủ tục chính để xây dựng các dịch vụ và giao thức chuẩn theo kiểu OSI

A. 12

B. 16

C. 3

D. 4

D

(1)

83

Trong mô hình OSI, khi trao đổi thông tin thì 2 tầng kề nhau sẽ sử dụng các hàm dịch vụ nguyên thuỷ như sau

A. Tầng N+1 của A gởi hàm Request cho tầng N của A

B. Tầng N của A gởi hàm Indication cho tầng N của B

C. Tầng N của B gởi hàm Response cho tầng N của A

D. Tầng N+1 của B gởi hàm Confirm cho tầng N của B

A

(1)

84

Chọn quy trình hợp lý trong quá trình chuyển đổi dữ liệu

A. DataàFrameàSegmentàPacketàBit

B. DataàPacketàSegmentàFrameàBit

C. DataàSegmentàPacketàFrameàBit

D. DataàSegmentàFrameàPacketàBit

C

(1)

85

Chọn quy trình hợp lý trong quá trình chuyển đổi dữ liệu

A. BitàFrameàPacketàSegmentàData

B. BitàSegmentàPacketàFrameàData

C. BitàFrameàSegmentàPacketàData

D. BitàSegmentàFrameàPacketàData

A

(1)

86

Mục đích của việc chuẩn hoá mạng máy tính là

A. Mở rộng khả năng trao đổi thông tin giữa các mạng khác nhau

B. Các giao thức và kỹ thuật của mỗi tầng có thể nghiên cứu và triển khai độc lập

C. Mỗi tầng được xây dựng dựa trên cơ sở tầng kế liền trước đó

D. A và C đều đúng

A

(1)

87

Chọn phát biểu không phải là tên gọi của tổ chức chuẩn hoá

A. ISO

B. CCITT

C. ANSIC

D. IEEE

C

(1)

88

Card mạng (NIC) là thiết bị

A. Kết nối các mạng với nhau

B. Cung cấp khả năng truyền thông giữa các máy tính trên mạng

C. Được xác định bởi địa chỉ vật lý 16 byte

D. Cung cấp khả năng tương thích với các loại đường truyền

B

(1)

89

Để kết nối các mạng lại với nhau ta sử dụng

A. Router

B. NIC

C. Multiplexer

D. Switch

A

(1)

90

Để kết nối các mạng lại với nhau ta sử dụng

A. Repeater

B. Transducer

C. Brigde

D. Hub

C

(1)

91

Các mạng sử dụng giao thức khác nhau có thể kết nối và giao tiếp bằng

A. Router

B. Repeater

C. Socket

D. Hub

A

(1)

92

Mạng hình RING sử dụng thiết bị nào

A. Router

B. Repeater

C. T-Connector

D. Terminator

B

(1)

93

Mạng hình BUS sử dụng thiết bị nào

A. Router

B. Repeater

C. T-Connector

D. Terminator

C

(1)

94

Mạng hình STAR sử dụng thiết bị nào

A. Router

B. Brigde

C. T-Connector

D. Switch

D

(1)


95

Chọn phát biểu đúng với thiết bị Modem

A. Có chức năng chuyển đổi tín hiệu số sang analog và ngược lại

B. Là thiết bị liên mạng

C. Cho phép sử dụng điện thoại và Internet cùng lúc

D. A, B và C đều đúng

D

(1)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao học - Sau Cao học

    Xem thêm