Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng

Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc xác định tính chất của nước. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan đến nội dung Nước cứng và làm mềm nước cứng.

Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những chất nào sau đây?

A. Ca(HCO3)2, MgCl2.

B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.

C. Mg(HCO3)2, CaCl2.

D. CaSO4, MgCl2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Nước cứng tạm thời có chứa Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 khi đun sôi sẽ làm mất tính cứng do có phản ứng:

Ca(HCO3)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}to CaCO3↓ + CO2 + H2O

Mg(HCO3)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}to MgCO3↓ + CO2 + H2O

Đáp án B

Nước cứng

1. Khái niệm

Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa cation Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.

Chú ý: Khi nước ngầm, nước mặt chảy qua các vùng đất có khoáng vật calcite (đá vôi), gypsum (thạch cao), apatite,... ; sẽ hoà tan nhiều hợp chất của calcium, magnesium và trở thành nước cứng.

2. Phân loại

Căn cứ vào thành phần anion gốc acid trong nước, nước cứng được chia thành ba loại:

  • Tính cứng tạm thời là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
  • Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối sulfate, chloride của calcium và magnesium.
  • Tính cứng toàn ph ần gồm tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

3. Làm mềm nước cứng

Để hạn chế tác hại của nước cứng, cần có các biện pháp xử lí nước phù hợp để làm giảm tính cứng của nước, được gọi là làm mềm nước cứng.

Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các cation Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng.

3.1. Phương pháp kết tủa

Cơ sở của phương pháp này là chuyển cation Ca2+, Mg2+ trong nước về dạng chất không tan, có thể dễ dàng tách ra khỏi nước bằng cách lắng, lọc,...

Khi đun sôi nước cứng, muối Ca(HCO3)2 ­và Mg(HCO3)2 bị phân huỷ tạo ra muối không tan, làm mất tính cứng tạm thời của nước.

Ví dụ:

Mg(HCO3)2(aq) \overset{t^{o} }{\rightarrow}to MgCO3(s) + CO2(g) + H2O(l)

- Dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để phản ứng với muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3) 2 tạo ra hợp chất không tan, làm mất tính cứng tạm thời của nước.

Ví dụ:

Ca(HCO3)2(aq) + Ca(OH)2(aq) → 2CaCO3(s) + 2H2O(l)

Dùng Na2CO3hoặc Na3PO4 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.

Ví dụ:

MgSO4(aq) + Na2CO3(aq)  → Na2SO4(aq) + MgCO3(s)

Mg(HCO3)2(aq) + Na2CO3(aq)  → 2NaHCO3 (aq) + MgCO3(s)

3CaCl2(aq) + 2Na3PO4(aq)   → 6NaCl(aq) + Ca3(PO4)2(s)

3.2. Phương pháp trao đổi ion

  • Cơ sở của phương pháp này là thay thế cation Ca2+ và Mg2+ trong nước bằng cation khác ít gây tác hại hơn.
  • Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho nước cứng đi qua lớp vật liệu hay màng vật liệu trao đổi ion. Các vật liệu này có chứa cation kim loại, như Na+. Khi cho nước cứng đi qua vật liệu, các cation Ca2+ và Mg2+ đẩy cation Na+ ra khỏi vật liệu. Các cation Ca2+, Mg2+ bị giữ lại trên vật liệu.
  • Phương pháp trao đổi ion làm giảm được cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời

A. HCl

B. Ca(OH)2

C. NaNO3

D. NaCl

Xem đáp án
Đáp án B

Chất làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời là Ca(OH)2

Vì nước cứng tạm thời chứa HCO3- nên HCO3- + OH- → H2O + CO32-

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Mg2+ + CO32- → MgCO3

Câu 2. Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì lí do nào sau đây?

A. Nước sôi ở nhiệt độ cao (ở 100oC, áp suất khí quyển).

B. Khi đun sôi đã làm tăng độ tan của các chất kết tủa.

C. Khi đun sôi các chất khí hoà tan trong nước thoát ra.

D. Các muối hiđrocacbonat của canxi và magie bị phân huỷ bởi nhiệt để tạo kết tủa.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 3. Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa ion HCO3- . Nước cứng vĩnh cửu là nước cứng có chứa ion Cl- hay SO42-. Để làm mềm nước cứng có 3 loại ion trên người ta:

A. Đun sôi nước

B. Dùng lượng vừa đủ Ca(OH)2.

C. Dùng dung dịch Na2CO3

D. Các câu trên đều đúng

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 4. Trong cốc nước chưa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3- và 0,02 mol Cl-. Đun sôi cốc nước hồi lâu, nước thu được là

A. Nước cứng tạm thời.

C. Nước mềm.

B. Nước cứng vĩnh cửu.

D. Nước cứng toàn phần.

Xem đáp án
Đáp án 

Các phương trình hóa học của phản ứng:

2HCO3-  \overset{t^{o} }{\rightarrow}to H2O + CO2 + CO32-

0,05 0,025 mol

CO32- + Ca2+ → CaCO3

0,02 0,02 mol

CO32- + Mg2+ → MgCO3

0,005 0,005mol

Sau khi đun, trong cốc nước còn lại 0,01 mol Na+; 0,005 mol Mg2+ và 0,02 mol Cl-. Do còn muối MgCl2 nên nước cứng thu được là nước cứng vĩnh cửu.

Câu 5. Những loại nước nào sau đây không phải là nước cứng?

(a) Nước có chứa nhiều ion Ca2+.

(b) Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+, HCO3-.

(c) Nước có chứa ít ion Ca2+, Mg2+.

(d) Nước có chứa ít ion Ca2+ nhưng chứa nhiều ion Mg2+.

(e) Nước có chứa nhiều ion Na+, Cu2+, HCO3-.

Xem đáp án
Đáp án 

Những loại nước không phải là nước cứng: (c) và (e) vì theo định nghĩa nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.

--------------------------------

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Hóa 12 - Giải Hoá 12

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng