Muối natri phenolat phản ứng với dung dịch HCl thu được phenol

Natri phenolat

Muối natri phenolat phản ứng với dung dịch HCl thu được phenol được VnDoc biên soạn là một trong các dạng câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết của bài phenol, đây cũng chính là phương trình điều chế phenol. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Muối natri phenolat phản ứng với dung dịch HCl thu được phenol

Câu hỏi hướng dẫn giải bài tập

Cho các phát biểu sau: 

(1) Muối natri phenplat phản ứng với dung dịch HCl thu được phenol. 

(2) Oxi hóa ancol CH3CH(OH)CH3 bằng CuO, to không tạo ra anđehit. 

(3) Dung dịch etylen glicol có khả năng hòa tan Cu(OH)2.

(4) Phenol là một axit yếu, có khả năng làm đổi màu quỳ tím. 

(5) Danh pháp thay thế của C2H5OH là etylic. 

Số phát biểu đúng là: 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án hướng dẫn giải 

(1) C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl 

(2) CH3CHOHCH3 + CuO → CH3-CO-CH3 + Cu + H2

(3) C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → (C2H5O2)2Cu + H2

(4) Sai, phenol không làm đổi màu quỳ tím

(5) Sai, tên thay thế là etanol 

Đáp án đúng C

Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Phát biểu không đúng là

A. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.

B. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.

C. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.

D. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.

Xem đáp án
Đáp án D

Phát biểu không đúng là Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.

Câu 2.  Phenol không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Na.

B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. Br2.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 3. Cho các phát biểu sau về phenol:

(a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.

(b) phenol tan được trong dung dịch KOH.

(c) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.

(d) phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.

(e) Phenol là một ancol thơm.

Trong các trường hợp trên, số phát biểu đúng là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 4. Để nhận biết ba lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, người ta dùng một thuốc thử duy nhất là:

A. Na

B. Dung dịch NaOH

C. Nước brom

D. Ca(OH)2

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 5. Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:

A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.

B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.

C. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.

D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 6. Cho các phát biểu sau về phenol:

(a) phenol tan nhiều trong nước lạnh;

(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;

(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;

(d) nguyên tử H trong benzen dễ bị thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của phenol; (e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 3 

C. 2

D. 4

Xem đáp án
Đáp án B

Các phát biểu đúng là:

(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;

(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;

(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.

Câu 7. Nếu cho cùng một lượng chất tác dụng với Na hoặc với NaOH thì số mol X phản ứng bằng số mol NaOH và bằng số mol H2 sinh ra. X là

A. CH2(OH)CH2OH

B. HOC6H4-CH2OH

C. HOC6H4OH

D. Tất cả các chất trên.

Xem đáp án
Đáp án B

Số mol X bằng số mol NaOH phản ứng => X chứa 1 nhóm –OH phenol

Số mol X bằng số mol H2 sinh ra => X chứa 2 nhóm –OH trong phân tử

=> X chứa 1 nhóm –OH phenol và 1 nhóm –OH ancol

Câu 8. Phenol có khả năng dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2

A. trong phân tử có chứa nhóm OH hút điện tử.

B. có vòng benzen hút điện tử.

C. có nguyên tử H linh động trong nhóm OH.

D. có nhóm OH đẩy điện tử vào vòng benzen làm H trong vòng dễ bị thế.

Xem đáp án
Đáp án D

Phenol có khả năng dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2 vì có nhóm OH đẩy điện tử vào vòng benzen làm H trong vòng dễ bị thế.

.............................................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Muối natri phenolat phản ứng với dung dịch HCl thu được phenol. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu học tập nhé. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11.

Đánh giá bài viết
4 16.134
Sắp xếp theo

Hóa 11 - Giải Hoá 11

Xem thêm