Nêu cấu tạo mũi khoan và kĩ thuật cơ bản khi khoan?

Nêu cấu tạo mũi khoan và kĩ thuật cơ bản khi khoan? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nêu cấu tạo mũi khoan và kĩ thuật cơ bản khi khoan?

Câu hỏi: Nêu cấu tạo mũi khoan và kĩ thuật cơ bản khi khoan?

Lời giải:

Cấu tạo của mũi khoan

Dựa vào hình dáng bên ngoài thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là mũi khoan được chia làm hai thành phần chính đó là phần chuôi và phần làm việc.

- Phần chuôi: Đây là bộ phận dùng để gắn và cố định mũi khoan lên trên máy khoan.

- Phần làm việc: Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ chính đó là cắt gọt và đục khoét lỗ trên vật liệu.

Kĩ thuật khoan

- Lấy dấu, xác định tâm lỗ cần khoan.

- Chọn mũi khoan có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan.

- Lắp mũi khoan vào bầu khoan

- Kẹp vật khoan trên etô trên bàn khoan.

- Quay tay quay cho mũi khoan đi xuống, điều chỉnh sao cho tâm lỗ cần khoan trùng với tâm mũi khoan.

- Bấm công tắc điện, điều chỉnh tay quay từ từ để mũi khoan khoan hết chiều sâu của lỗ cần khoan.

Khoan là phương pháp phổ biến để gia công lỗ trên vật đặc hoặc làm rộng lỗ đã có sẵn.

1. Mũi khoan

Vật liệu làm mũi khoan

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mũi khoan khác nhau với đầy đủ chủng loại, nhưng nhìn tổng thể thì nó được cấu tạo từ hai nhóm chính đó là:

- Mũi khoan hợp kim: Sản phẩm này có phần làm việc được hình thành từ các loại hợp kim mà thành phần chính của nó là Vonfram Carbua.

- Mũi khoan thép gió: Toàn bộ sản phẩm được làm đồng nhất bằng loại thép gió HSS, từ phần chuôi đến phần lưỡi cắt.

Về độ cứng, khả năng chịu nhiệt và tốc độ khoét lỗ thì dòng mũi khoan hợp kim tốt hơn rất nhiều so với mũi khoan thép gió. Nhưng về giá thành thì thép gió lại có giá thấp hơn so với hợp kim.

Trong mũi khoan thép gió thì có một số sản phẩm phổ biến đang được ưa chuộng hiện nay đó là:

- HSS-G: Sản phẩm này được gia công bằng phương pháp kéo nóng vật liệu thép gió HSS.

- HSS-R: Sản phẩm được gia công và tạo hình bằng các máy CNC đảm nhận, do vậy mà độ chính xác cũng như độ bén cũng cao hơn so với dòng HSS-G.

- HSS-Co5: Thành phần tạo nên mũi khoan này gồm Thép và Cobalt với tỷ lệ 5% (Cobalt là thành phần giúp gia tăng độ cứng và khả năng chịu nhiệt của mũi khoan)

- HSS-Co8: Giống như HSS-Co5 nhưng thành phần Cobalt của nó ở mức 8%.

2. Các loại mũi khoan thường gặp

Để phân loại mũi khoan có nhiều cách và người dùng thường phân chia chúng theo 2 yếu tố: Vật liệu làm và đối tượng khoan.

Phân loại mũi khoan dựa vào chất liệu:

– Mũi khoan thép gió (HSS): Toàn bộ mũi khoan đều được làm từ chất liệu thép gió HSS

– Mũi khoan hợp kim (TCT): Phần lưỡi cắt được làm từ hợp kim với thành phần chính là Vonfram Cacbua (WC) cực kỳ cứng cáp.

So sánh mũi khoan hợp kim và thép gió có thể thấy độ cứng, khả năng chịu nhiệt, tốc độ khoét của mũi khoan hợp kim tốt hơn nhiều lần so với mũi thép gió HSS, do đó giá thành của mũi hợp kim cũng đắt hơn.

3. Máy khoan

- Có nhiều loại máy khoan: khoan tay, khoan máy....

- Cấu tạo của chúng được giới thiệu trên các hình sau:

4. An toàn khi khoan

- Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt.

- Vật khoan phải thẳng góc với mũi khoan để tránh gãy mũi khoan.

- Không dùng tay hoặc để vật chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Nêu cấu tạo mũi khoan và kĩ thuật cơ bản khi khoan? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 25
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 8

    Xem thêm