Nêu cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt
Chúng tôi xin giới thiệu bài Nêu cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nêu cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt
Câu hỏi: Nêu cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt
Trả lời:
- Mỏ lết: Để lắp các chi tiết, đặt phần mở của mỏ lết vào đai ốc điều chỉnh cho vừa sau đó vặn vít thuận chiều kim đồng hồ (đối với vít ren xoắn phải), để tháo vặn ngược chiều kim đồng hồ.
- Cờ lê: Để lắp các chi tiết, đặt cờ lê vào đai ốc, quay cờ lê thuận chiều kim đồng hồ (đối với vít ren xoắn phải), để tháo quay cờ lê ngược chiều kim đồng hồ.
- Tua vít: Để lắp các chi tiết, đặt tua vít vào rãnh của mũ vít, quay cán tua vít thuận chiều kim đồng hồ (đối với vít ren xoắn phải), các chi tiết được lắp chặt, để tháo quay cán tua vít ngược chiều kim đồng hồ.
- Kìm: Tác động lực của tay vào 2 gọng kìm.
- Êtô:
+ Quay tay quay để mở rộng hoặc thu hẹp khẩu độ giữa má động và má tĩnh vừa với kích thước của vật cần gia công. Sau khi đặt vật cần gia công vào giữa hai má, quay tay quay thuận chiều kim đồng hồ để má động tiến vào má tĩnh, vật được kẹp chặt.
+ Để tháo vật ra, quay tay quay ngược chiều kim đồng hồ, má động lùi xa má tĩnh.
I. Dụng cụ đo và kiểm tra
1. Thước đo chiều dài
a) Thước lá
- Được chế tạo bằng thép, ít co giãn và không gỉ.
- Dày: 0,9 – 1,5 mm.
- Rộng: 10 – 25 mm.
- Dài: 150 – 1000 mm.
- Vạch đo: 1mm.
b) Thước cặp
- Cấu tạo gồm 8 bộ phận
1: Cán
2, 7: Mỏ kẹp
3: Khung động
4: Vít hãm
5: Thang chia độ chính
6: Thước đo chiều sâu
8: Thang chia độ của du xích
- Chế tạo bằng thép (inox) không gỉ có độ chính xác cao (0,1 đến 0,05 mm).
- Dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu của lỗ với kích thước không lớn lắm.
- Ngoài hai loại thước trên, người ta còn dùng compa đo trong, đo ngoài để kiểm tra kích thước của vật.
2. Thước đo góc
- Có hình dạng chữ L, tam giác vuông có các góc đặc biệt.
- Thước đo góc có cấu tạo như hình vẽ
- Êke, ke vuông: đo và kiểm tra các góc đặc biệt.
- Thước đo góc vạn năng: xác định các góc bất kì.
II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt
Dụng cụ | Tên dụng cụ | Cấu tạo | Tác dụng |
Dụng cụ tháo lắp | - Mỏ lết - Cờ lê - Tua vít | - Gồm phần mở và phần cán, phần mở có thể điều chỉnh - Gồm phần mở và phần cán - Gồm phần đầu và phần cán, phần đầu có dạng dẹp hoặc chữ thập. | - Dùng để tháo – lắp các loại bulông – đai ốc vít lớn, nhỏ - Tháo ốc vít cố định - Dùng để tháo – lắp các loại vít. |
Dụng cụ kẹp chặt | - Ê to - Kìm | - Gồm má động, má tĩnh, tay quay - Gồm phần mỏ và phần cán. | - Dùng để kẹp chặt vật dựa vào khả năng chịu lực của trục vít. - Dùng để kẹp giữ vật nhờ vào lực của bàn tay. |
III. Dụng cụ gia công
- Búa:
+ Đầu búa và cán búa.
+ Dùng để tạo một lực đóng vào một vật khác.
- Cưa:
+ Khung cưa, vít điều chỉnh, chốt, lưỡi cưa, tay cầm.
+ Dùng để cắt các loại vật liệu.
- Đục: dùng để chặt kim loại
+ Phần đầu, thân và lưỡi đục.
+ Dùng để chặt đứt hay đục rãnh.
- Dũa:
+ Lưỡi dũa và cán dũa.
+ Dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu.
→ Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí bao gồm:
- Dụng cụ đo,dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công.
- Chúng dùng để xác định hình dạng, kích thước và tạo ra các sản phẩm cơ khí
- Hiện nay để nâng cao năng suất, ta đã sử dụng rất nhiều máy thế cho các dụng cụ bằng tay. Song, người thợ hoặc người bình thường cũng phải thành thạo việc sử dụng các dụng cụ bằng tay- đó cũng là cơ sở quan trọng để làm việc.
-------------------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Nêu cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.