Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mô tả cấu tạo của các thiết bị đóng, cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà?

Mô tả cấu tạo của các thiết bị đóng, cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Mô tả cấu tạo của các thiết bị đóng, cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà?

Lời giải:

Thiết bị đóng, cắt gồm có: Công tắc điện, cầu dao

Cấu tạo:

+ Vỏ: thường làm bằng vật liệu cách điện như: nhựa, sứ

+ Các cực gồm: Cực động (2), cực tĩnh (3) thường được làm bằng đồng

Thiết bị lấy điện gồm: Ổ điện, phích cắm điện

Cấu tạo:

+ Vỏ: bằng nhựa, sứ, trên có ghi số liệu kĩ thuật.

+ Cực tiếp điện: làm bằng đồng.

1. Khái niệm mạng điện trong nhà

Mạng điện trong nhà (hay còn gọi là mạng điện dân dụng) là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ mạng phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình. Mạng điện trong nhà là hệ thống có dây pha và dây trung hòa đi qua công tơ điện tử vào nhà.

2. Đặc điểm của mạng điện trong nhà

- Điện áp của mạng điện trong nhà

Mạng điện trong nhà là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ mạng phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình.

- Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà

Đồ dùng điện rất đa dạng: bóng đèn, nồi cơm, bàn là, quạt điện ...

Mỗi đồ dùng điện tiêu thụ một lượng điện năng khác nhau hay có một công suất khác nhau.

- Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện

Đồ dùng điện trong nhà phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

Các thiết bị điện (công tắc, cầu dao, ổ cắm điện ...) và các đồ dùng điện (bàn là, nồi cơm, quạt điện...) phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

Riêng các thiết bị đóng-cắt, bảo vệ và điều khiển (cầu dao, aptomat, cầu chì, công tắc điện, phích cắm....) điện áp định mức có thể lớn hơn điện áp mạng điện.

3. Thiết bị đóng - cắt mạch điện

Công tắc điện

- Công tắc điện là thiết bị điện dùng để đóng, cắt mạch điện, thường sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện.

- Cấu tạo:

+ Vỏ (1): Thường làm bằng vật liệu cách điện như: nhựa, sứ...

+ Các cực gồm: Cực động (2), cực tĩnh (3) thường được làm bằng đồng.

- Phân loại:

+ Dựa vào số cực: Công tắc điện hai cực; công tắc điện ba cực…

+ Dựa vào thao tác đóng - cắt: Công tắc bật, công tắc bấm, công tắc xoay…

- Nguyên lí làm việc

+ Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc cực tĩnh làm kín mạch. Khi cắt công tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện

+ Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải, sau cầu chì.

Cầu dao

- Cầu dao là loại thiết bị đóng - cắt dòng điện đồng thời cả dây pha và dây trung tính.

- Cấu tạo:

+ Vỏ (1): Làm bằng nhựa, sứ. Trên có ghi số liệu kĩ thuật (Ví dụ: 250V-15A).

+ Các cực động (2), các cực tĩnh (3) làm bằng đồng.

- Phân loại:

+ Theo số cực: Cầu dao một cực, hai cực, ba cực.

+ Theo sử dụng: Cầu dao một pha, ba pha.

4. Thiết bị lấy điện

4.1 Ổ điện

Khái niệm:

- Là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện

Cấu tạo

- Vỏ (1): bằng nhựa, sứ, trên có ghi số liệu kĩ thuật.

- Cực tiếp điện(2): Làm bằng đồng.

4.2 Phích cắm điện

Khái niệm:

- Là thiết bị dùng cắm vào ổ điện, lấy điện cung cấp điện cho các đồ dùng điện.

Cấu tạo:

- Thân: Thường làm bằng nhựa

- Chốt tiếp điện:Thường làm bằng đồng.

Phân loại

- Có nhiều loại: loại tháo được, không tháo được; chốt cắm tròn, chốt cắm dẹt…

- Lưu ý: Khi sử dụng cần chọn loại phích cắm điện có loại chốt và số liệu kĩ thuật phù hợp với ổ điện.

5. Nguyên tắc thiết kế mạng điện trong nhà

Điện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình. Vì vậy, mạng điện trong nhà trước hết cần đảm bảo cung cấp đủ điện cho đồ dùng điện trong nhà đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng là mọi thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, hệ thống mạng điện cũng cần phải giúp cho mọi thành viên có thể sử dụng một cách thuận tiện, bền và đẹp, đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng chúng ta không thể tránh khỏi những sự cố rủi ro hay hỏng hóc nên mạng điện dân dụng cũng nên được thiết kế sao cho dễ dàng kiểm tra và sửa chữa sau này.

Để thiết kế được mạng điện trong nhà có thể hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho gia đình, chúng ta cần lưu ý những nguyên tắc sau:

- Dây đến các đèn dùng dây Cu\PVC 1×1,0 mm2 trong khi dây cấp đến bình nóng lạnh, điều hòa dùng dây Cu\PVC 1×2,5 mm2

- Đường dây điện trong nhà cần được thiết kế dọc theo tuyến cáp ngầm đóng các cọc cho hệ tiếp đất an toàn và nổi lên. Các thiết bị và ổ cắm được nối với tủ điện tổng, điện trở tiếp đất cần nhỏ hơn 4 cm trong trường hợp không nối thêm cọc.

- Toàn bộ dây dẫn trong sơ đồ điện trong nhà 2 tầng được lắp đặt bằng cách luồn vào trong ống SP và đi ngầm kể cả trong tường và trần nhà. Đường dây điện sinh hoạt trong nhà không được đi chung với các loại dây khác như cáp tín hiệu.

- Phần tủ điện trong nhà cần có khoảng cách với phần sàn là 1.4 m, công tắc đèn cần phải đặt cách sàn 1.2 m và ổ cắm cần đặt cách sàn 0.4 m.

- Trong sơ đồ nguyên lý đường dây điện thì phần dây chờ cho cục lạnh điều hoà sẽ được đặt cách 0.4 m so với độ cao của mái trần, cục nóng điều hòa thì cần đặt cách tường dưới 0.2 m.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Mô tả cấu tạo của các thiết bị đóng, cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 8

    Xem thêm