Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Sư Tử Lịch Sử Lớp 12

Nêu tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Trình bày khái quát về tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1950).

3
3 Câu trả lời
  • Lê Thị Ngọc Ánh
    Lê Thị Ngọc Ánh

    Tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1950) có những nét nổi bật sau đây:

    - Thể chế chính trị: là những nước cộng hòa (Pháp, Đức, Italia) hoặc quân chủ lập hiến (Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan…) nhưng đều theo chế độ dân chủ đại nghị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ trong các chính sách đối ngoại.

    - Ưu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ và tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

    - Hầu hết các nước Tây Âu đã gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu. Cộng hòa Liên bang Đức (chính thức thành lập tháng 9-1949) đã trở thành một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữ hai cực Liên Xô và Mĩ.

    ⟹ Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội - chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.

    0 Trả lời 14/12/21
    • Xử Nữ
      Xử Nữ

      - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đều cố gắng củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị, xã hội. Tìm cách liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa của mình.

      - Nhiều nước Tây Âu như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha đã ra nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu.

      0 Trả lời 14/12/21
      • Cún Con
        Cún Con

        Bữa mình chép trong bài Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 7 á bạn

        0 Trả lời 14/12/21

        Lịch Sử

        Xem thêm