Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội mối quan hệ giữa nói và làm trong cuộc sống

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội mối quan hệ giữa nói và làm trong cuộc sống để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Nghị luận về mối quan hệ giữa nói và làm trong cuộc sống mẫu 1

Hiện nay các bạn trẻ thi nhau đăng tải bài viết trên mạng xã hội để câu like và với câu: “Nói là làm” vậy các bạn có hiểu câu nói đó hay không hay chỉ đơn thuần chỉ là để câu like.

Con người là loài thượng đẳng giữa muôn loài, vì thế, mọi hoạt động đều mang đặc trưng riêng. Đặc trưng ấy thể hiện ở tính người. Nói và làm là những hoạt động mang tính người rõ rệt. Nói và làm là chuyện của muôn đời. Và muôn đời nay, quan hệ giữa nói và làm luôn luôn là vấn đề cần được suy nghĩ.

Nói, theo nghĩa thông thường là hoạt động tạo lập sản phẩm ngôn ngữ ở dạng âm thanh để người nghe lĩnh hội bằng thính giác. Ở mức độ này, nói là việc rất dễ. Người lớn hay trẻ em, nếu không bị khuyết tật về cơ quan cấu âm hoặc phát âm, đều có thể nói. Tuy nhiên, nói còn có nghĩa là bộc lộ những tư tưởng mà trước đó người ta suy nghĩ trong đầu. Xuất phát từ nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trao đổi thông tin mà người ta cần phải nói với nhau.

Làm là tiến hành một hoạt động theo mục đích nhất định. Đó là hoạt động tiêu tốn sức lực, năng lượng, trí tuệ. Người nông dân cày cấy ngoài đồng, người công nhân xây lắp trên công trường, xưởng máy, cậu học sinh học bài trong lớp, nhà hoạ sĩ vẽ tranh trong xưởng vẽ… tất cả đều được gọi là làm theo đúng nghĩa của từ này. Theo nghĩa rộng, làm còn là hành vi thực hiện một cam kết, một dự định, một kế hoạch.

Khi đặt nói và làm bên cạnh nhau thành một cặp từ, thì giữa chúng đã có một mối quan hệ. Lúc này, vấn đề mà người ta quan tâm không phải là nghĩa của từng từ tách biệt, mà ở mối quan hệ giữa chúng. Và điều đó đa trở thành một tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức hoặc năng lực của con người. Nói đi đôi với làm là biểu hiện tích cực; nói một đằng, làm một nẻo là biểu hiện của tiêu cực.

Tại sao, nhiều trường họp, nói và làm không đi đôi vói nhau? Có tình trạng này là bởi trước hết, nói thường rất dễ mà làm thì khó. Chẳng hạn, một ông giám đốc ngồi tưởng tượng và nói thao thao bất tuyệt về viễn cảnh huy hoàng của công ti mình, chuyện ấy thật dễ dàng. Nhưng bắt tay vào thực hiện, mới biết quá nhiều nan giải: Lấy đâu ra vốn? Làm sao nhập khẩu thiết bị máy móc? Hàng ngàn công nhân lao động, làm sao tổ chức làm việc có hiệu quả, lấy tiền đâu mà trả lương cho họ? Bằng cách nào để tiêu thụ sản phẩm? Liệu có thể cạnh tranh với những đối thủ khác hay không? Đó là những câu hỏi đầy thách thức, không dễ trả lời bằng thực tế. Một chính trị gia phương Tây, khi tranh cử vào một chức vụ quan trọng, thường hứa hẹn rất nhiều, nhưng khi yên vị, bắt tay vào thực hiện những điều đã cam kết trước cử tri, mới thấy mọi sự không đơn giản. Vì nói thì dễ mà làm thì khó, nên xưa nay, người ta vẫn thích hứa hẹn bằng những lời nói suông, nói ẩu, nói bừa hơn là bắt tay vào thực hiện những điều mình đã nói.

Nói được xem là dễ hơn làm, còn vi lời nói gió bay, còn kết quả của làm thì đọng lại, có thể cân đong đo đếm. Giải một đề toán, làm một bài văn, thì bài toán, bài văn đó phải thể hiện hay dở, đúng sai rõ ràng trên trang giấy. Thực hiện một chương trình cải tiến kĩ thuật trong sản xuất, thì phải xem chương trình đó có đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động hay không. Cũng cần thấy thêm, sở dĩ có tình trạng nói mà không làm, vĩ nói thì chẳng mất gì cả, còn làm có thể hao tốn sức lực và của cải – điều không phải ai cũng sẵn lòng.

Người xưa cũng rất quan tâm đến quan hệ giữa nói và làm. Cha ông ta thường đề cao những, người nói sao làm vậy, vì đó là biểu hiện tinh thần quyết đoán, sự thống nhất giữa dự định và hành động. Người chân chính bao giờ cũng tạo được niềm tin cho người khác bằng sự nhất quán giữa nói và làm. Vì lẽ đó, những kẻ nói và làm không đi đôi với nhau rất đáng bị coi thường. Có nhiều câu thành ngữ, tục ngữ đề cập đến vấn đề này bằng thái độ phê phán nghiêm khắc: Nói thì hay, cày thì dở; Nói như rồng leo, làm như mèo mửa…

2. Nghị luận về mối quan hệ giữa nói và làm trong cuộc sống mẫu 2

Trong xã hội, có những người "Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa", những người ấy chỉ giỏi ba hoa, khua môi múa mép còn đụng tay vào làm việc gì cũng không ra hồn; còn có những người lúc nào cũng chỉ "im ỉm" nhưng làm việc gì ra việc đấy. Thế nhưng nói mà không làm thì lời nói ấy cũng trở nên vô giá trị, vô nghĩa. Vì vậy trong cuộc sống này lời nói phải đi đôi với việc làm.

Thế nào là "nói" và thế nào là "làm". “Nói” là Sự phát ngôn thành tiếng những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm…của con người còn “làm” là hoạt động của con người, là hành động cụ thể để biến lời nói ấy thành hiện thực. Mối quan hệ giữa “nói” và “làm” là mói quan hệ qua lại, thường rất chặt chẽ, khăng khít với nhau. Có những người nói giỏi, nhưng làm kém; ngược lại, có những người làm gì cũng giỏi giang nhưng khâu ăn nói của họ không được tốt. Thế nhưng, nhất định nói phải đi đôi với việc làm.

Nói thường đi đôi với làm, góp phần thể hiện đúng bản chất của mỗi người. Một anh a, b, c nào đó, dù anh có nói giỏi, nói hay, có hứa hươu, hứa vượn như thế nào nhưng anh nói xong rồi bỏ đây, như "đánh trông bỏ dùi" thì anh sẽ không được người khác coi trọng. Mọi người sẽ đánh giá đó là kẻ chỉ giỏi hứa suông, dần dần anh sẽ mất niềm tin ở mọi nguời. Anh nói gì người khác cũng sẽ không phục nữa. Cho dù anh có nói hay đến như thế nào, thì lần sau, người nghe cũng sẽ cảm thấy hoài nghi về những lời anh nói, vì anh đã không dùng hành động, việc làm của mình để thể hiện , để chứng minh cho những gì mà anh đã nói với người khác. Nên nhớ rằng, nói thì rất dễ, nó là một việc làm của thanh quản, thế nhưng, không phải vì thế mà chúng ta "nói bừa, nói ẩu". Trước khi nói nên "uốn lưỡi bảy lần" như cha ông ta đã từng căn dặn. Nếu thấy việc gì mình có thể làm được thì hẵng nói, còn không thì đừng bô bô cái miệng để người khác coi thường bản thân mình.

Nếu như anh nói, mà "nuốt lời" thì anh sẽ đánh mất niềm tin nơi người khác. Mà niềm tin là một điều vô cùng quan trọng, vì "một lần mất tin là ngàn lần mất tín". Nói như thế nào, nói ra sao, là một điều quan trọng vô cùng trong cuộc sống này. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm là một trong ba nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng và cũng là nguyên tắc làm người. Như vậy, nói thì phải làm. Điều dó thể hiện tư cách đạo đức của con người. Việc làm tạo ra kết quả, để thể hiện cho lời nói đó.

Ngược lại, nếu một người nói ít, nhưng luôn luôn làm tốt mọi việc, sẽ được mọi người tin tưởng. Nên nhớ rằng, không nhất thiết phải nói cho người khác mọi điều, mọi ý định mình định làm. Không phải tất cả mọi thứ đều phải được nói ra mồm thì mới là một người văn minh, lịch sự. Những việc làm, những hành động của anh sẽ được mọi người nhìn vào, được mọi người chứng kiến, kiểm chứng,… Vì thế đôi khi "nói" bằng "hành động" là một lời nói rất ý nghĩa. Nói như thế không có nghĩa rằng chúng ta không cần nói gì với người khác mà chỉ cần lẳng lặng làm. Vì lời nói thể hiện sự tôn trọng, sự hòa nhã, khả năng giao tiếp,… với môi trường xung quanh. Nhất là trong một tập thể, lời nói cũng vô cùng quan trọng.

Trong xã hội, cần phê phán một bộ phận con người giỏi khua môi, múa mép, giỏi nói suông còn đến lúc làm thì trốn tránh, lười biếng. Bộ phận này tạo nên tấm gương xấu cho con cháu nói theo. Tạo ra một thế hệ giả dối, hứa suông. Thế hệ trẻ cần bài trừ, và tránh cách sống như thế này. Cần luôn luôn tu dưỡng đạo đức, phẩm chất của mình để trở thành một con người đáng tin cậy, nói được, làm được. Có như thế, bạn mới trở thành những người có ích cho xã hội.

3. Nghị luận về mối quan hệ giữa nói và làm trong cuộc sống mẫu 3

Nói (trình bày) và làm (hành động) là hai hoạt động chủ đạo trong đời sống của xã hội loài người. Giữa nói và làm có mối quan hệ chặt chẽ, quyết định thành công của mỗi con người.

Nói là trình bày ý nguyện, tư tưởng, ước vọng, hoài bão. Biểu đạt trong giao tiếp của nói là lời nói.

Làm là thực hiện những điều ấy bằng hành động cụ thể nhằm mang lại một kết quả mong muốn nào đó.

Quan hệ giữa nói và làm. Nói và làm có mối quan hệ mật thiết giữa lí thuyết và thực hành, phản ánh năng lực nhận thức và khả năng làm việc của con người. Nói định hướng cho việc làm; làm là hiện thực lời nói hướng đến kết quả. Nói và làm là sự phản ánh của lí luận và hành động, là hai quá trình căn bản của một hoạt động có mục đích. Một công việc được tiến hành luôn tuân thủ chặt chẽ hai giai đoạn này. Nói là khâu hình thành dự định, đánh giá dự định, vạch kế hoạch và trình bày kế hoạch để đi đến sự thống nhất chung trong tập thể. Làm là hiện thực kế hoạch ấy thông qua những hoạt động tương tác có mục đích nhằm tạo ra một hiệu quả nhất định.

Trong tập thể, không thể chỉ có nói mà không làm. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng và cũng là nguyên tắc làm người. Nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. “Nói thì phải làm” là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Lời nói được minh chứng bằng việc làm và khẳng định bằng kết quả trong công việc. Kết quả công việc là thước đo sự cống hiến của mỗi người.

Nói đi đôi với làm không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người.

Trong tập thể, cũng không thể chỉ làm mà không nói. Lời nói giúp ta trình bày rõ ràng dự định, kế hoạch, ý chí và nguyện vọng trong công việc cụ thể nhằm thống nhất tư tưởng, ý chí và nguyện vọng của tập thể, kết hợp các nguồn sức mạnh để tiến hành công việc thuận lợi, đạt được kết quả tốt nhất. Lời nói đúng đắn giúp tập thể thấu hiểu, đồng tình, ủng hộ và hỗ trợ công việc cùng nhau đạt đến mục tiêu.

Mối quan hệ giữa nói và làm sẽ là thước đo đánh giá phẩm chất đạo đức và tài năng của con người trong cuộc sống xã hội. Một người có phẩm chất đạo đức trong sáng, cao đẹp; có tài năng luôn biết quý trọng lời nói và kết hợp chặt chẽ giữa nói và làm. Họ không bao giờ lý thuyết suông hay hành động mà không có chủ đích. Bằng lời nói đúng đắn và hành động cụ thể, họ tạo được niềm tin tưởng, cảm phục và kính trọng ở người khác trong công việc và trong lối sống hằng ngày.

Thực hiện nói đi đôi với làm là phát huy truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc. Kế thừa và phát huy phẩm chất cao đẹp của cha ông là trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước.

4. Nghị luận về mối quan hệ giữa nói và làm trong cuộc sống mẫu 4

Nói và làm là hai hoạt động chủ đạo trong đời sống của xã hội loài người. Giữa nói và làm có mối quan hệ chặt chẽ, quyết định thành công của mỗi con người. Dám nói phải dám làm mới là người cao thượng.

Nói là trình bày ý nguyện, tư tưởng, ước vọng, hoài bão của bản thân. Biểu đạt trong giao tiếp của nói là lời nói.

Làm là thực hiện những điều ấy bằng hành động cụ thể nhằm mang lại một kết quả mong muốn nào đó.

Nói và làm có mối quan hệ mật thiết giữa lí thuyết và thực hành, phản ánh năng lực nhận thức và khả năng làm việc của con người. Nói định hướng cho việc làm; làm là hiện thực lời nói hướng đến kết quả. Nói và làm là sự phản ánh của lí luận và hành động, là hai quá trình căn bản của một hoạt động có mục đích. Một công việc được tiến hành luôn tuân thủ chặt chẽ hai giai đoạn này. Nói là khâu hình thành dự định, đánh giá dự định, vạch kế hoạch và trình bày kế hoạch để đi đến sự thống nhất chung trong tập thể. Làm là hiện thực kế hoạch ấy thông qua những hoạt động tương tác có mục đích nhằm tạo ra một hiệu quả nhất định.

Trong tập thể, không thể chỉ có nói mà không làm. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng và cũng là nguyên tắc làm người. Nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. “Nói thì phải làm” là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Lời nói được minh chứng bằng việc làm và khẳng định bằng kết quả trong công việc. Kết quả công việc là thước đo sự cống hiến của mỗi người.

Nói đi đôi với làm không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người.

Trong tập thể, cũng không thể chỉ làm mà không nói. Lời nói giúp ta trình bày rõ ràng dự định, kế hoạch, ý chí và nguyện vọng trong công việc cụ thể nhằm thống nhất tư tưởng, ý chí và nguyện vọng của tập thể, kết hợp các nguồn sức mạnh để tiến hành công việc thuận lợi, đạt được kết quả tốt nhất. Lời nói đúng đắn giúp tập thể thấu hiểu, đồng tình, ủng hộ và hỗ trợ công việc cùng nhau đạt đến mục tiêu.

Mối quan hệ giữa nói và làm sẽ là thước đo đánh giá phẩm chất đạo đức và tài năng của con người trong cuộc sống xã hội. Một người có phẩm chất đạo đức trong sáng, cao đẹp; có tài năng luôn biết quý trọng lời nói và kết hợp chặt chẽ giữa nói và làm. Họ không bao giờ lý thuyết suông hay hành động mà không có chủ đích. Bằng lời nói đúng đắn và hành động cụ thể, họ tạo được niềm tin tưởng, cảm phục và kính trọng ở người khác trong công việc và trong lối sống hằng ngày.

Thực hiện nói đi đôi với làm là phát huy truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc. Kế thừa và phát huy phẩm chất cao đẹp của cha ông là trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước.

Để kết hợp giữa nói và làm; giữ lí luận và hành động thực tiễn, trước hết phải ý thức rõ ràng trách nhiệm của mình trong công việc và trước tập thể. Mỗi cá nhân sẽ chịu trách nhiệm về hành động của mình. Khi nói phải gắn với những công việc, nhiệm vụ cụ thể, không nói chung chung, đại khái dẫn đến nói chung, ai nói cũng được, nghe thì hay, nhưng không biết thực hiện thế nào và ai sẽ chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc.

Không được hứa mà không làm. Đó là biểu hiện của bệnh quan liêu, giả dối. Lời hứa sẽ tạo ra sự kì vọng ở người khác. Họ mong mỏi lời hứa sẽ được thực hiện và chờ đợi điều đó xảy ra. Nếu hứa mà không làm nghĩa là ta đã phản bội lòng tin tưởng, xem thường mối quan hệ và thiếu trách nhiệm đối với bản thân và tập thể.

Nâng cao tri thức, bồi dưỡng nhân cách, tư tưởng tốt đẹp, xây dựng lối sống trong sạch, vững mạnh là điều kiện giúp ta thực hiện hiệu quả giữa nói và làm. Có tri thức chúng ta mới vững tin vào bản thân và đủ năng lực để biến lời nói thành hành động. Có phẩm chất và tư cách tốt đẹp giúp ta biết tôn trọng bản thân và người khác, sẵn sàng vượt qua khó khăn trong công việc để đạt đến thành công. Có lối sống lành mạnh giúp ta biết quý trọng lời nói, lời hứa, không hứa suông, hướng đến cộng đồng.

Người lớn phải là tấm gương sáng về bài học nói và làm. Để giáo dục giới trẻ, những người lớn tuổi phải nói được làm được, biết giữ lời hứa, làm việc có kế hoạch và hoạch định rõ ràng, hướng đến kết quả cụ thể để làm gương cho thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa nói và làm, phải nói thật và làm đúng; phải cần thận trọng khi nói và quyết tâm khi làm. Kiên quyết phê phán những kẻ chỉ biết nói mà không làm hoặc nói một đằng làm một nẻo.

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chỉ biết nói mà không làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói đằng làm một nẻo. Họ dùng lời nói biện minh cho những việc làm xấu xa, hoặc xúi giục người khác làm điều sai trái, làm cho chân lí bị che khuất, sự thật bị xuyên tạc, cái ác được dung túng, khó phân biệt sai trái, tốt xấu… Đó là hành vi của người giả dối, ba hoa, xu nịnh và vụ lợi. Họ luôn gây mất niềm tin và thất vọng đối với mọi người, không đem lại lợi ích cho xã hội, thậm chí còn là nguyên nhân gây nên những mâu thuẫn trong cộng đồng.

Cũng là những người biết làm việc máy móc, chỉ làm mà không nói. Họ hoặc là quá tin tưởng vào năng lực bản thân hoặc là ngu dốt, kiêu ngạo, xem thường ý kiến tập thể. Trong công việc, họ không vạch trước kế hoạch, không dự kiến trước những tình huống xảy ra, không tham luận tập thể để có cách đối phó hợp lí. Họ hành động chủ quan, mù quáng theo cảm tính. Cách làm như thế thiếu khoa học, nhiều may rủi, sẽ không có kết quả cao, thậm chí là gây nguy hiểm cho xã hội.

Nói và làm có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau. Đã nói được thì phải làm được. Đừng nói mà không làm, đừng nói nhiều hơn làm. Nói mà không làm là nói suông, trở thành người sáo rỗng, không ai còn tin tưởng. Làm mà không nói tuy tốt nhưng không thể gắm kết mình với tập thể để tìm kiếm tiếng nói chung, hành động nhất quan.

Một người sẽ được tập thể tôn trọng, yêu mến và tin tưởng nếu kết hợp chặt chẽ giữa lời nói và làm. Đừng bao giờ lạm dụng lời nói để nhận lấy niềm tin, ảo tưởng của người khác. Đừng bao giờ nói nhiều hơn những gì bạn có thể làm được. Hãy biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, lấy hiệu quả công việc, lợi ích tập thể làm mục tiêu phấn đấu của hành động. Đó cũng chính là nguyên tắc căn bản, là phẩm chất của người thành công mà chúng ta thường bắt gặp trong cuộc sống.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội mối quan hệ giữa nói và làm trong cuộc sống, mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm