Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Nghị luận xã hội Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.

2. Thân bài

a. Giải thích

Câu nói khuyên con người ta luôn cố gắng, nỗ lực làm việc hết sức có thể dù là việc nhỏ hay việc lớn và tránh xa những việc làm sai trái, vi phạm dù to hay nhỏ. Hãy là một công dân sống đúng, sống chuẩn, hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp.

b. Phân tích

Cuộc sống có nhiều cám dỗ, nhiều khó khăn thử thách trên đường đời của mỗi người, chúng ta hãy luôn cố gắng hết sức mình để hoàn thiện công việc, mục tiêu mà bản thân mình đề ra.

Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về hành vi xấu, trái với đạo đức và tránh xa chúng nhiều nhất có thể để giữ cho bản thân mình phẩm chất chính nghĩa.

Nếu xã hội này ai cũng hướng đến, cố gắng đạt được những điều tốt đẹp và tránh xa những cái xấu thì sẽ ngày càng văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người lười biếng, chưa thực sự biết vươn lên, hướng đến những điều tốt đẹp mà chỉ dựa dẫm vào người khác. Lại có những người tuy biết việc mình làm là sai trái nhưng không có ý thức hối cải, quay đầu mà vẫn tiếp tục lún sâu vào điều sai trái đó,… những người này đáng bị chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ mẫu 2

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận

2. Thân Bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

Giải thích các khái niệm: "Điều phải", "việc phải nhỏ", "điều trái", "điều trái nhỏ"

Giải thích ý nghĩa câu nói: nêu lên bài học về cách sống: con người cần tích cực thực hiện những "điều hay lẽ phải"; đồng thời tránh xa những điều xấu xa gây tổn hại và ảnh hưởng tiêu cực đến người khác dù cho đó là những việc làm nhỏ nhất.

b. Bình luận, chứng minh nội dung vấn đề nghị luận

- "Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ"

Những hành động đúng đắn và tích cực luôn là cơ sở và nền tảng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Điều này không chỉ giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn hoạn nạn mà còn đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.

- "Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ"

Những điều sai trái, xấu xa không chỉ gây tổn hại đến người khác mà còn thể hiện sự ích kỉ, nhỏ nhen trong đạo đức của con người.

Con người sẽ dần hình thành những thói quen, lối sống tiêu cực, đi ngược lại với những giá trị đạo đức, những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

c. Lật lại vấn đề

Lên án, phê phán những người có lối sống bon chen, ích kỉ.

d. Bài học nhận thức và hành động

Chúng ta cần rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp thông qua việc giúp đỡ người khác bằng những việc làm tích cực, dù là nhỏ nhất.

Tránh xa, lên án và phê phán những hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung quanh.

3. Kết Bài

Đánh giá lại tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ

Nghị luận xã hội về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ mẫu 1

Cuộc sống muôn màu và luôn tồn tại song song những điều đúng đắn cũng như những việc sai trái. Mỗi người cần khắc ghi phương châm sống: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Câu nói khuyên con người ta luôn cố gắng, nỗ lực làm việc hết sức có thể dù là việc nhỏ hay việc lớn và tránh xa những việc làm sai trái, vi phạm dù to hay nhỏ. Hãy là một công dân sống đúng, sống chuẩn, hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp. Những hành động đúng đắn và tích cực luôn là cơ sở và nền tảng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, những điều sai trái, xấu xa không chỉ gây tổn hại đến người khác mà còn thể hiện sự ích kỉ, nhỏ nhen trong đạo đức của con người. Cuộc sống có nhiều cám dỗ, nhiều khó khăn thử thách trên đường đời của mỗi người, chúng ta hãy luôn cố gắng hết sức mình để hoàn thiện công việc, mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về hành vi xấu, trái với đạo đức và tránh xa chúng nhiều nhất có thể để giữ cho bản thân mình phẩm chất chính nghĩa. Nếu xã hội này ai cũng hướng đến, cố gắng đạt được những điều tốt đẹp và tránh xa những cái xấu thì sẽ ngày càng văn minh hơn. Là một công dâ, chúng ta cần rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp thông qua việc giúp đỡ người khác bằng những việc làm tích cực, dù là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cần tránh xa, lên án và phê phán những hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung quanh có như vậy xã hội mới trở nên tốt đẹp và đáng sống hơn. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy sống thật trọn vẹn và trở thành một người có ích cho xã hội.

Nghị luận xã hội về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ mẫu 2

"Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động" - câu nói của nhà văn Pháp M. Xi - xê - rông đã khẳng định hành động cụ thể chính là thước đo để đánh giá phẩm giá, đạo đức của con người. Bởi vậy, trong cuộc sống chúng ta cần thường xuyên giúp đỡ người khác bằng những việc làm tốt đẹp. Bàn về vấn đề này, Bác Hồ đã từng căn dặn: "Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ".

"Điều phải" là những điều đúng đắn và tốt đẹp, phù hợp với các quy chuẩn đạo đức cũng như quy định của pháp luật, thể hiện qua việc giúp đỡ và đem lại lợi ích cho người khác; còn "điều trái" là những điều hành vi xấu mang tính tiêu cực, gây tổn hại đến người khác, "nhỏ" là những điều giản đơn, bình dị trong cuộc sống thường ngày. Như vậy, câu nói của Bác Hồ đã đề cập đến những phạm trù đối lập của hành động, từ đó nêu lên bài học về cách sống: Con người cần tích cực thực hiện những "điều hay lẽ phải"; đồng thời tránh xa những điều xấu xa gây tổn hại và ảnh hưởng tiêu cực đến người khác dù cho đó là những việc làm nhỏ nhất.

Vậy thì tại sao "Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ"? Như chúng ta đã biết, những hành động đúng đắn và tích cực luôn là cơ sở và nền tảng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Đó chính là vẻ đẹp của tình thương, lòng nhân ái và sẵn sàng đồng cảm, sẻ chia trước những khó khăn, hoạn nạn của người khác. Điều phải được thể hiện qua rất nhiều hành động khác nhau, đó có thể là những việc làm to lớn, mang tầm vóc vĩ mô nhưng cũng có thể là những cử chỉ nhỏ bé, đời thường như giúp đỡ những cụ già qua đường, lắng nghe những khó khăn mà người khác gặp phải,....Chúng ta cần tích cực thực hiện những điều hay lẽ phải, bởi dù chỉ là những việc làm nhỏ bé nhưng chúng lại đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn. Điều này không chỉ giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn hoạn nạn mà còn đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Bên cạnh việc tích cực làm những điều tốt đẹp, chúng ta còn cần phải "hết sức tránh" những điều trái, "dù là một điều trái nhỏ". Những điều sai trái, xấu xa không chỉ gây tổn hại đến người khác mà còn thể hiện sự ích kỉ, nhỏ nhen trong đạo đức, thái độ sống của con người. Khi thực hiện những hành vi đó, dù là nhỏ nhất, con người sẽ dần hình thành những thói quen, lối sống tiêu cực và thậm chí đi ngược lại với những giá trị đạo đức, những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

Tuy nhiên, trong nhịp sống bon chen, xô bồ, tấp nập, bên cạnh những người đang nỗ lực sưởi ấm, giúp đỡ người khác bằng những hành động, nghĩa cử cao đẹp thì vẫn tồn tại những người sống vụ lợi, bon chen, ích kỉ, không ngần ngại sử dụng thủ đoạn, chiêu trò xấu xa để hãm hại người khác. Đây là những việc làm gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa người với người và thể hiện sự suy thoái trong đạo đức của con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần rèn luyện những phẩm chất, đức tính, hành động tốt đẹp thông qua việc giúp đỡ người khác bằng những việc làm tích cực, dù là nhỏ nhất. Đồng thời, tránh xa, lên án và phê phán những hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung quanh.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định lời căn dặn của Bác Hồ đã để lại một bài học mang tính giáo dục sâu sắc về lối sống tốt đẹp mà con người cần rèn luyện. Khi tích cực làm những điều tốt và tránh xa những điều xấu, chúng ta sẽ thiết lập được thái độ sống đúng đắn và góp phần tạo dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ mẫu 3

Đối với thanh niên chúng ta, Bác Hồ luôn luôn ân cần chỉ bảo, dìu dắt với thái độ bao dung, trìu mến, nâng đỡ. Bác dạy từ điều lớn như hướng dẫn con đường phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp, Bác lại dạy từ điều nhỏ như cách cư xử hàng ngày. Bác đã dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cổ làm cho kỳ dược, dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”.

Điều phải là gì? Điều phải là những điều đúng, điều tốt, đúng với lẽ phải, đúng với quy luật, tốt đối với xã hội, đối với mọi người, đối với Tổ quốc, dân tộc. Có những điều phải lớn lao, to tát như hy sinh, xả thân vì nghĩa lớn, vì lý tưởng. Lại có những điều phải nhỏ nhặt, nhiều khi rất tầm thường mà ít khi ta chú ý đến như những việc xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày của con người, đó là những việc hợp với lẽ phải, làm vừa lòng những người quanh ta. Ví dụ như việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không xả rác, không khạc nhổ bừa bãi chẳng hạn.

Điều trái là những điều sai, điều xấu, sai với chân lý, xấu cho mọi người, làm hại người khác. Có những điều sai trái rất lớn, rất trầm trọng như phản lại quyền lợi dân tộc, làm hại đến cuộc sống của quần chúng nhân dân. Nhưng cũng có những điều trái nhỏ thôi thường ta ít chú ý, thậm chí coi thường.

Trong đời sống, có những việc không đúng, làm tổn thương, dù rất nhỏ đến người khác. Ví dụ như việc ta nói chuyện riêng ở trong lớp chẳng hạn, tác hại rõ ràng là không lớn lắm nhưng trái với nội quy nhà trường, trái với tác phong đúng đắn của người học sinh, làm ảnh hưởng đến trật tự chung, ảnh hưởng đến việc học tập của người khác.

Bác Hồ đã dạy rất rõ: Đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta phải cố làm cho kỳ được, tức là chúng ta phải đem hết sức lực mà hoàn thành và hoàn thành bằng được. Đồng thời, việc khó là môi trường rèn luyện con người để trưởng thành. Thực hiện điều phải luôn là việc nên làm và phải làm đôi với mỗi chúng ta.

Nhưng trong cuộc sống không chỉ có điều phải mà còn có điều trái. Đây là những điều không phù hợp với dân tộc, có hại cho mọi người. Chúng ta làm điều trái nghĩa là ta đã góp phần hại chính bản thân mình và mọi người. Vì thế, ta cần hết sức tránh điều trái dù là điều trái nhỏ. Nếu ta không tránh thì sẽ bị cám dỗ, mua chuộc, dẫn đến những hậu quả không lường trước được.

Thực hiện điều phải thì khó, nhưng làm điều trái thì rất dễ. Những việc sai trái tưởng chừng như nhỏ bé, không hại gì nhưng nhiều việc trái nhỏ hợp lại lâu dần thành thói quen. Vì lẽ đó, ta phải giữ ý chí kiên định, phải biết kềm chế và suy nghĩ chín chắn trước khi làm. Có những lúc ta làm việc xấu mà không biết. Bởi điều trái ấy rất nhỏ nhưng tác hại của nó rất lớn. Điều trái luôn mang đến tai họa, không hôm nay thì ngày mai. Chúng ta phải tránh xa điều trái vì gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Lời dạy của Bác là chân lý để thế hệ hôm nay phấn đấu rèn luyện.

Thế nhưng, có những người lại không thấy được điều đó. Họ có những việc làm vô ý thức, thiếu tránh nhiệm. Bởi trước khi làm, họ không suy nghĩ chín chắn. Việc làm của họ luôn mắc phải sai trái, không ít thì nhiều. Những người ấy thật đáng trách. Và những hành động thiếu sáng suốt của họ dần dần sẽ trở thành thói quen và đưa họ đến con đường tội lỗi.

Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những người thiếu kiên quyết, không có lập trường, dễ bị người xấu lôi kéo hay bị những ham muốn vật chất cám dỗ. Họ sẽ dễ dàng bị sa ngã. Đôi khi, những người ấy cũng có những suy nghĩ tốt đẹp nhưng rồi do không có quyết tâm, dễ mềm lòng, họ đã không thể thực hiện được suy nghĩ của mình. Điều ấy thật đáng tiếc! Cho nên, ta cần giúp họ nhận ra cái sai, thây được điều hay lẽ phải để sửa chữa, khắc phục.

Xã hội ta hiện nay còn rơi rớt những hiện tượng tiêu cực mà điều xấu luôn là kẻ giấu mặt hại người, là con mọt đục phá đất nước, làm tan vỡ những cái tốt đẹp, đẩy con người vào vũng lầy đen tối. Do vậy, ta phải bài trừ những hiện tượng ấy.

Muốn xã hội tốt đẹp, ta phải đồng lòng, đồng sức làm người tốt việc tốt. Bản thân mỗi người, nhất là thế hệ trẻ cần phải thực hiện tốt lời dạy của Bác. Đồng thời, ta cũng nên đón nhận những người biết ăn năn hối cải, từ bỏ việc xấu để làm điều có ích cho mọi người. Lúc đó ta cũng đã thực hiện một điều phải, giúp cho xã hội có thêm một người tốt.

Lời dạy của Bác thật sâu sắc và thiết thực cho mỗi người chúng ta. Mỗi học sinh cần thực hiện sống và học tập theo lời dạy ấy để khỏi phụ lòng người cha già suốt đời quên mình vì dân tộc.

Nghị luận xã hội về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ mẫu 4

Albert Einstein- nhà vật lý lý thuyết người Đức đã từng nói: “Cuộc sống giống như lái một chiếc xe đạp, để giữ thăng bằng ta phải liên tục tiến lên”. Con người ai cũng muốn cuộc sống mình sẽ trở nên tươi đẹp, ít nhất là cuộc sống của chính họ. Và cũng không ai có thể phủ nhận rằng cuộc sống này quá rộng lớn, quá nhiều thử thách. Để làm chủ được cuộc sống, để thành công, đạt được ước vọng quả là một việc không hề dễ dàng đối với bất kì ai. Thành công bắt đầu từ những việc nhỏ. Vậy nên, chính những điều nhỏ ấy là yếu tố quan trọng cho ta nếu muốn chạm đến đích vinh quang. Việc nhỏ ấy có thể mang đến cho ta thành công, nhưng cũng có thể nó gây ra hậu quả “ sai một li đi một dặm”. Dù là điều phải hay điều trái thì việc nhỏ ấy thực sự quan trọng với cuộc đời của mỗi người. Bác Hồ có dặn: “ Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Đây là một lời dạy thiết thực của Bác đối với nhân dân Việt Nam ta.

Lời khuyên trên của Bác là hết sức đúng đắn và luôn được khắc cốt ghi tâm trong lòng người bao lâu nay. Điều phải là điều tốt, đúng với lẽ phải, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Có những việc làm tốt mang tầm vóc lớn lao đối với xã hội, cộng đồng và lợi ích to lớn vô cùng, đây là điều phải lớn. Và cũng có những việc làm mang tầm vóc nhỏ, diễn ra hàng ngày, xung quanh ta, có thể ít ai để ý trong quan hệ cộng đồng, đây là điều phải nhỏ. Điều phải nhỏ diễn ra phổ biến xung quanh ta như thấy giấy rác thì nhặt bỏ thùng rác, thấy trẻ lạc thì giúp đỡ, bảo vệ động vật đáng thương, trồng cây nơi đất hoang hay trong thơ ca xa xưa, Lục Vân Tiên cứu người bị nạn trên đường.… Ngược lại, điều trái là việc làm sai trái, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và bị đánh giá tiêu cực. Việc trái lớn được xem như những hành động gây tác hại xấu cho cả một cộng đồng, đất nước như phản bội tổ quốc, bán nước, tham nhũng của chung…. Còn việc trái nhỏ nhặt có thể là ăn cắp vặt, hỗn hào với người lớn, nói chuyện trong giờ học…Như vậy, lời khuyên của Bác có ý nghĩa là: “Đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta phải cố sức làm cho kì được, tuyệt đối không được có thái độ coi thường những điều nhỏ. Bác cũng bảo chúng ta đối với điều trái nhỏ phải hết sức tránh, tuyệt đối không làm.

Vì sao Bác Hồ lại khuyên chúng ta như vậy?

Cuộc sống của chúng ta thực sự rất cần những hành động nhỏ tích cực dù cho sức ảnh hưởng của nó không là bao. Những việc làm đúng đắn tuy nhỏ bé nhưng nó không hề đơn giản thực hiện. Nếu mọi việc nhỏ đều đơn giản hoàn toàn thì con đường thành công cũng nhẹ nhàng biết bao. Nhưng sự thực không là thế! Với vấn đề quen thuộc là chấp hành luật an toàn giao thông, khi thấy đèn đỏ, những lúc dù cho có vội vã đến đâu thì ta cũng phải “ cố” chấp hành theo luật, đó là dừng lại. Hay khi thấy có người đi đường cần sự giúp đỡ, ta cũng “cố” đến để giúp đỡ chứ không phải là một cái thoảng và bỏ đi. Trong Thời kì cách mạng, chiến tranh đã khiến cho cuộc sống nhân dân ta trở nên cơ cực hơn bao giờ hết, thậm chí một thời kì khủng hoảng 1945, nạn đói hoành hành khắp mọi nơi, hơn hai triệu đồng bào ta phải chết đói. Chính lúc ấy, những việc tuy nhỏ nhưng đã mang đến điều ý nghĩa hết sức lớn lao. “Một nắm khi đói bằng một gói khi no” là khẩu hiệu hưởng ứng nhân dân tham gia góp gạo cứu đói. Ai cũng thiếu thốn, ai cũng cơ cực nhưng mọi người ai cũng biết rằng “đó là điều phải nhỏ cần làm”. Vậy nên, kẻ khổ giúp đỡ kẻ cơ cực hơn, thắt lưng buộc bụng bớt đi từng nắm gạo để “góp gió thành bão”. Nhờ đó, biết bao mạng người được cứu và làm cho sức người, sức của tăng lên, giúp cho cuộc chiến đấu dành độc lập dân tộc ngày một thắng lợi. Tóm lại, nhiều việc nhỏ tốt sẽ tạo nên việc lớn tốt và điều đó còn phản ánh đạo đức của con người đối với cộng đồng.

Còn đối với điều trái nhỏ, hậu quả mà nó gây ra có thể không đáng kể hoặc không ảnh hưởng đến người khác trong phạm vi nhỏ. Nhưng điều trái nhỏ ấy gây hậu quả vô cùng lớn nếu nó trở thành một thói quen khó bỏ hay lây lan nhau sang mọi phần tử trong cộng đồng người. Điều đó có thể gây nên những tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Ma túy được xem là một trong những tệ nạn nguy hiểm nhất và được tuyên truyền tránh xa rộng rãi. Sẽ là một việc nhỏ nếu như chỉ có một người “thử” dùng nó nhưng đó là việc nhỏ rất trái mà tuyệt đối không ai nên làm theo, phải” tránh” xa nó ra. Thói ăn cắp vặt trong nhà, trong xóm, trong phạm vi nhỏ sẽ không gây mất mác, hậu quả lớn nhưng nếu thói xấu đó vẫn diễn ra nhiều lần và trở thành thói quen không thể gỡ bỏ thì từ ăn cắp những thứ giá trị ít, ta có thể trộm những thứ có giá trị đáng quý hơn, thậm chí là giết người cướp của. Những vụ án thảm sát, giết người cướp của liên tiếp xảy ra hàng năm với các hung thủ dã tâm gần đây nhất Lê Văn Luyện, Nguyễn Hải Dương… gây chấn động xã hội là lời cảnh báo hết sức hệ trọng đối với chúng ta khi xem nhẹ cái việc trái nhỏ.

Có thể thấy, điều trái nhỏ gây hậu quả lớn theo thời gian là vấn đề gây nhức nhối đối với cả cộng đồng. Rất nhiều người biết được kết cục xấu đối với những hành động sai trái đó nhưng nhiều người vẫn không nhận ra được điều trái nhỏ gây thiệt hại to tát thế nào. Kết quả không chỉ tổn hại đến chính người làm theo điều sai mà còn ảnh hưởng đến những người vô tội, cả cộng đồng, cả một tương lai đất nước. Do đó, rất cần sự chung tay của công đồng để giúp cho những người chưa nhận ra cái sai trái trong hành động nhỏ sẽ sớm ngộ nhận và đi theo con đường đúng đắn- những việc tốt nhỏ. Đây cũng sẽ là một việc nhỏ tốt nếu như chúng ta cùng nhau tuyên truyền lời khuyên của Bác, đồng thời mỗi cá nhân có ý thức thực hiện đúng lời bác dặn, góp phần rạng rỡ cho tương lai tổ quốc.

Nói chung, “Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ ”là lời khuyên đúng đắn mà Bác muốn thế hệ trẻ chúng ta và mai sau sẽ luôn thực hiện theo. Tuy đất nước chúng ta chưa là một quốc gia cường mạnh về kinh tế lẫn xã hội nhưng với niềm tin và lòng quyết tâm, những việc tốt nhỏ sẽ luôn được xây dựng và một ngày không xa, đất nước chúng ta sẽ có thể sánh vai cũng các nước bạn trong khu vực và thế giới.

----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Nghị luận xã hội về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng nhưu trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu nghị luận xã hội. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm