Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về câu nói Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình

Nghị luận về câu nói Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về câu nói Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Dàn ý nghị luận người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình

1. Dàn ý nghị luận người người đều muốn thay đổi thế giới mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Chinh phục, thay đổi thế giới là mục đích, lí tưởng cao cả của con người để đưa xã hội loài người đến đỉnh cao của văn minh, tuy nhiên một nghịch lí vẫn tồn tại ‘Người người đều muốn thay đổi thế giới nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”.

2. Thân bài

– “Thay đổi thế giới” là làm biến đổi thế giới theo hướng văn minh, văn hóa để phát triển.

– “Thay đổi chính mình” lại là việc thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã tồn tại lâu dài, ăn sâu bám rễ, để hoàn thiện bản thân con người cần nỗ lực thay đổi, cải thiện.

--> Câu nói: “ Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình” đã chỉ ra sai lầm của con người trong quá trình phát triển và khẳng định bản thân.

--> Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã đưa ra lời khuyên cho mỗi người, để thay đổi được thế giới, làm được những điều lớn lao, trước hết hãy tự thay đổi chính mình.

– Thay đổi thế giới là khát vọng đẹp, cần được khích lệ bởi nó góp phần cải tạo xã hội, đưa con người đến gần hơn với sự văn minh.

– “Con người không ai muốn thay đổi bản thân”:

+ Không ai muốn thừa nhận những thiếu sót, khuyết điểm và tự phủ định bản thân.

+ Đây là tâm lí thông thường ở mỗi con người nhưng nếu không thay đổi con người sẽ không thể phát triển, tiến bộ mà mãi giậm chân tại chỗ.

--> Trong quá trình phát triển của mình, để thực hiện được những mục tiêu, lí tưởng cao đẹp, dù không muốn nhưng con người nhất thiết cần tự nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc về bản thân để khắc phục những khuyết điểm, có ý thức thay đổi để hoàn thiện chính mình.

3. Kết luận

Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về thái độ và hành động của bản thân trong việc nhìn nhận, thay đổi chính mình. Chỉ khi ta thay đổi được bản thân ta mới có thể thay đổi được thế giới.

2. Dàn ý nghị luận người người đều muốn thay đổi thế giới mẫu 2

1/ Giải thích: (0,5 điểm)

– Thay đổi thế giới: thay đổi trật tự thế giới cũ để xác lập một trật tự thế giới mới hay nói cách khác, thay hệ giá trị cũ bằng hệ giá trị mới, thay đổi để phát triển.

– Thay đổi chính mình: thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã ăn sâu vào gốc rễ của chính mình.

– Nhiều người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại thường bỏ quên yếu tố chủ quan. Đó chính là một trong những sai lầm lớn của con người.

=> Câu nói của Lev Tolstoi đưa ra lời khuyên cho mỗi người: Muốn thay đổi thế giới trước hết phải thay đổi chính mình.

2/ Bàn luận: (2,0 điểm)

* “Người người đều muốn thay đổi thế giới”:

– Khát vọng thay đổi thế giới: ước muốn tích cực, tốt đẹp, cần được khích lệ.

(Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ).

* “Nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”:

– Con người không muốn thay đổi bản thân vì không muốn thừa nhận những thiếu sót, những điểm yếu, phủ định giá trị của bản thân.

– Dù không muốn nhưng con người nhất thiết phải tự soi chiếu, tự nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế để hoàn thiện chính mình.

– Điều quan trọng nhất trong quá trình thay đổi bản thân chính là thay đổi thế giới quan. Nếu chọn cho mình một thế giới quan rộng mở, tiến bộ, biện chứng, con người có thể đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi, “đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”

(Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ)

3/ Mở rộng, nâng cao vấn đề: (0,5 điểm)

– Nhiều người không phê phán, thay đổi bản thân từ đó kéo lùi sự phát triển của lịch sử, xã hội.

– Cần phải luôn có ý thức phản tính để có thể hoàn thiện chính bản thân mình.

– Mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, tự thực hiện những cuộc cách mạng cá nhân thì cả thế giới cũng sẽ cải biến

Nghị luận Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình mẫu 1

Xã hội luôn phát triển, vận động theo chiều hướng tiến bộ và đi lên. Chính vì thế, con người cũng cần thay đổi, phát triển và nâng cao giá trị của bản thân, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình. Câu nói nêu lên thực trạng hiện nay, đó là khi con người muốn làm những điều lớn lao, kì vĩ để thay đổi thế giới nhưng ngay từ những điều nhỏ nhất của bản thân lại không chịu bản thân. Ý cả câu khuyên nhủ con người phải biết thay đổi bản thân nếu muốn đạt được thành công. Thay đổi bản thân là việc mỗi cá nhân không ngừng học hỏi, cải thiện để mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày. Việc thay đổi bản thân của mỗi cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đối với cuộc sống, sự phát triển của xã hội. Người biết thay đổi bản thân là người không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Họ biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục. Bên cạnh đó, họ còn có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê… Việc thay đổi bản thân có ý nghĩa to lớn với con người và xã hội: thay đổi để làm cho bản thân ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Người biết hoàn thiện bản thân sẽ tiến bộ từng ngày và nhận được tình yêu thương từ mọi người. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình,… những người này sẽ không phát triển được bản thân, dần dần sẽ tụt về sau và không có được thành công trong cuộc sống. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, quỹ thời gian của chúng ta cũng giống nhau, chính vì thế, mỗi người hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, vươn lên và nắm bắt những cơ hội quý giá trong cuộc sống của mình.

Nghị luận Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình mẫu 2

Con người có bản năng chinh phục mạnh mẽ bởi vậy trong cuộc sống họ không ngừng tìm tòi, khám phá để làm chủ cuộc sống, thay đổi thế giới. Chinh phục, thay đổi thế giới là mục đích, lí tưởng cao cả của con người để đưa xã hội loài người đến đỉnh cao của văn minh, tuy nhiên một nghịch lí vẫn tồn tại ‘Người người đều muốn thay đổi thế giới nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”.

“Thay đổi thế giới” là làm biến đổi thế giới theo hướng văn minh, văn hóa để phát triển. “Thay đổi chính mình” lại là việc thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã tồn tại lâu dài, ăn sâu bám rễ, để hoàn thiện bản thân con người cần nỗ lực thay đổi, cải thiện. Câu nói: “ Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình” đã chỉ ra sai lầm của con người trong quá trình phát triển và khẳng định bản thân.

Trong cuộc sống, con người luộn hướng đến những lí tưởng, mục đích cao đẹp để thay đổi cuộc sống, thay đổi thế giới, đây là lí tưởng đúng đắn, đáng được trân trọng nhưng vẫn còn những người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại quên mất thay đổi chính bản thân mình. Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã đưa ra lời khuyên cho mỗi người, để thay đổi được thế giới, làm được những điều lớn lao, trước hết hãy tự thay đổi chính mình.

Thay đổi thế giới là khát vọng đẹp, cần được khích lệ bởi nó góp phần cải tạo xã hội, đưa con người đến gần hơn với sự văn minh. Khát vọng thay đổi thế giới cũng là khát vọng chung của tất cả con người, chẳng những thế mà chúng ta đi từ thời kì công xã nguyên thủy với lối sống mông muội, bản năng để đưa xã hội tiệm cận với văn minh, đủ đầy cả về vật chất và tinh thần như ngày nay. Ai cũng có những khát vọng thật lớn lao nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều ấy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại này lại nằm ở yếu tố chủ quan của con người. Trong nhiều trường hợp, thấy bại không phải bởi năng lực, không phải bạn chưa cố gắng mà do bạn chưa nhận thức được chính bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.

“Con người không ai muốn thay đổi bản thân” bởi không ai muốn thừa nhận những thiếu sót, khuyết điểm và tự phủ định bản thân. Đây là tâm lí thông thường ở mỗi con người nhưng nếu không thay đổi con người sẽ không thể phát triển, tiến bộ mà mãi giậm chân tại chỗ. Trong quá trình phát triển của mình, để thực hiện được những mục tiêu , lí tưởng cao đẹp, dù không muốn nhưng con người nhất thiết cần tự nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc về bản thân để khắc phục những khuyết điểm, có ý thức thay đổi để hoàn thiện chính mình.

Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về thái độ và hành động của bản thân trong việc nhìn nhận, thay đổi chính mình. Chỉ khi ta thay đổi được bản thân ta mới có thể thay đổi được thế giới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm