Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt để bạn đọc tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có dàn ý và bài nghị luận về môi trường của biển. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

1. Dàn ý nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt

1. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: Biển cả Việt Nam rất giàu tiềm năng để phát triển về du lịch và kinh tế, song hiện nay, hiện tượng ô nhiễm môi trường biển đã xảy ra gây tác hại rất lớn.

2. Thân bài

- Tình hình thực tế: hiện tượng cá chết hàng loạt bởi biển bị nhiễm độc

+ Vào tháng 4 năm 2016, cá chết xảy ra đầu tiên Hà Tĩnh, sau đó lan rộng ra các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế hay Quảng Trị

+ Tính đến cuối năm 2016, ở Hà Tĩnh, lượng cá chết vào khoảng hơn 10 tấn

+ Quảng Trị hơn 40 tấn và đặc biệt ở Quảng Bình hơn 110 tấn

+ Phần lớn các loại cá chết con tầm 1-2 kg, có loại nhỏ hơn hoặc lớn hơn, nhiều loại rất lớn nặng 40- 50 kg.

- Hậu quả:

+ Đa dạng về biển bị giảm sút

+ Người dân mất nguồn thu nhập, đời sống khó khăn

+ Sức khoẻ của người tiêu dùng bị đe dọa

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng

+ Nguồn thu về du lịch bị ảnh hưởng, hạn chế

- Nguyên nhân khiến môi trường biển bị ô nhiễm:

+ Tác động từ chính con người, xả rác bừa bãi

+ Các nhà máy xả nước thải vô tội vạ

- Biện pháp khắc phục:

+ Xử lý rác thải đúng quy trình

+ Nghiêm minh xử lý những vi phạm về nước thải bừa bãi của các xí nghiệp, nhà máy

+ Nghiên cứu, phổ biến các ứng dụng xử lý rác thải, nước bẩn, nước nhiễm độc để xử lý

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận: Biển cả là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà tạo hoá đã dành tặng, không chỉ giúp cuộc sống thêm phong phú, đa dạng mà còn mang cả giá trị kinh tế lớn. Vì vậy, hãy bảo vệ và cứu lấy môi trường biển của chúng ta, để giữ gìn vẻ đẹp bình yên của biển cả quê hương mình.

2. Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt  mẫu 1

Thiên nhiên mang đến cho Việt Nam rất nhiều điều kiện để phát triển, đó là rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, đó còn là vùng biển rộng với nguồn hải sản phong phú. Biển không chỉ mang đến nguồn lợi kinh tế to lớn mà còn giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ ngành du lịch biển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng toàn diện, hiện đại. Biển cả Việt Nam rất giàu tiềm năng để phát triển về du lịch và kinh tế, song hiện nay, hiện tượng ô nhiễm môi trường biển đã xảy ra gây tác hại rất lớn.

Thực tế cho thấy môi trường biển bị hủy hoại nghiêm trọng, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng cá chết hàng loạt bởi biển bị nhiễm độc. Vào tháng 4 năm 2016, cá chết xảy ra đầu tiên Hà Tĩnh, sau đó tiếp tục lan rộng ra các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế hay Quảng Trị. Theo một con số thống kê, tính đến cuối năm 2016, ở Hà Tĩnh, lượng cá chết vào khoảng hơn 10 tấn, Quảng Trị hơn 40 tấn và đặc biệt ở Quảng Bình, lượng cá dạt vào bờ lên đến hơn 110 tấn dạt vào bờ. Phần lớn các loại cá chết con tầm 1-2 kg, có loại nhỏ hơn hoặc lớn hơn, nhiều loại rất lớn nặng 40- 50 kg. Không dừng lại ở đó, hiện tượng cá chết còn xảy ra ở nhiều nơi trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam ở các sông hồ. Nhiều rạn san hô dưới đáy biển cũng bị phá hủy làm các loại thủy, hải sản cũng theo đó mà chết. Đó là những hậu quả đáng báo động mà môi trường bị ô nhiễm đã gây ra.

Cá chết hàng loạt khiến cho sự giàu có của biển cả bị giảm nặng nề. Người dân vùng biển miền Trung sinh sống chủ yếu nhờ công việc đánh bắt, hiện tượng cá chết hàng loạt khiến số lượng cá trong tự nhiên giảm mạnh, năng suất đánh bắt giảm sút khiến cho đời sống kinh tế ngày một khó khăn. Quanh năm người ngư dân chỉ biết làm bạn với cá tôm, đánh bắt là công việc, cũng là nguồn thu nhập chính để họ có miếng cơm, manh áo nuôi sống gia đình, cá chết, đồng nghĩa với cuộc sống sẽ trăm phần thiếu thốn, khổ cực. Cá chết hàng loạt trên biển cũng khiến người tiêu dùng hoang mang, lo sợ rằng nguồn thực phẩm từ cá cũng bị nhiễm độc, gây ảnh hưởng cho sức khoẻ của con người. Vẻ đẹp của thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng, cá phơi nắng bốc mùi hôi thối gây khó chịu, mỹ quan du lịch, tiềm năng thu du lịch cũng bị hạn chế. Theo một nghiên cứu của Thế giới, trung bình mỗi năm nước ta bị mất khoảng gần 70 triệu USD từ khoản thu của ngành du lịch biển do vệ sinh môi trường kém chất lượng.

Biển bị ô nhiễm là do đâu? Thứ nhất, phải kể đến là do ý thức con người, hành động vứt rác bừa bãi xuống sông, xuống biển khi đi du lịch, tham quan, đặc biệt là túi ni lông, rác thải nhựa rất khó phân hủy khiến cá và các loại thủy sản mất đi môi trường sống, môi trường sống ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của các loại thủy sản. Thứ hai, hệ thống xử lý chất thải từ các nhà máy, các xí nghiệp ven biển, ven sông không được coi trọng, hoặc họ lợi dụng sơ hở của cơ quan chức năng để xả thải bừa bãi, cá nguồn nước thải bị ô nhiễm cứ thế đổ ra biển làm cá bị nhiễm mà chết.

Vì vậy, để biển có được một môi trường trong lành mang lại sức hút cho khách du lịch sự sống cho các sinh vật thì cần phải nâng cao ý thức của mỗi người, tất cả phải cùng hành động để bảo vệ hệ sinh thái biển, bảo vệ cho chính chúng ta. Cần thu gom và xử lý rác thải đúng quy trình, có biện pháp để phát hiện, xử lý kịp thời những nhà máy, xí nghiệp có hành động xả chất thải bừa bãi. Những rác thải bị con người vô tình hay cố ý làm ô nhiễm nước biển cần có biện pháp để thu gom, tránh tình trạng rác chất đống, trôi nổi trên biển. Các nhà khoa học, công nghệ cần nghiên cứu, phổ biến các ứng dụng xử lý rác thải, nước bẩn, nước nhiễm độc để xử lý.

Biển cả là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà tạo hoá đã dành tặng, nó không chỉ mang lại vẻ đẹp về tình thần mà còn mang cả giá trị kinh tế lớn. Vì vậy, hãy bảo vệ và cứu lấy môi trường biển của chúng ta, để giữ gìn vẻ đẹp bình yên của biển cả quê hương mình.

3. Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt mẫu 2

Trái đất của chúng ta bao la biển cả và rừng núi bạt ngàn, tạo nên một nét đẹp vô cùng hùng vĩ của núi non và sông nước hài hoà. Biển là nơi tham quan và là nơi vui chơi, giải trí của mọi người từ trẻ con đến người già, người nội trợ đến những người đi làm. Nó là nơi con người tìm về để giảm đi những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống bộn bề vào các kỳ nghỉ. Biển cung cấp cho ta bao nhiêu tài nguyên, hải sản thơm ngon. Vậy mà giờ đây biển đang bị đe doạ, đang ngày một ô nhiễm, thế giới sẽ như thế nào nếu biển ô nhiễm nghiêm trọng. Phải làm gì để cứu lấy làn nước xanh trong lành ấy.

Việt Nam có vùng bờ biển đặc quyền kinh tế trên 1.000.000 km² và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kem dài trên 3.260 km, vị trí địa hình thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, nhưng nó đang bị ô nhiễm trầm trọng. Hiện tượng hải sản tự nhiên và nuôi trồng đột ngột chết trên quy mô lớn do độc tố học và tảo biển. Có rất nhiều rác thải, vỏ lon nước ngọt túi nilon trần ngập quanh bờ biển. Màu nước biển không còn xanh mà càng ngày càng đục và bẩn, nếu chạm vào người rất là ngứa. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ PH trong nước biển bề mặt tầng biến đổi. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm và một số chủng bảo vệ thực vật.

Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp du lịch tràn lan, nuôi trồng thuỷ hải sản bất hợp lý, dân số tăng và nghèo khổ nên họ cũng tích cực khai thác vô tổ chức tài nguyên biển, vì dựa vào biển mà sống, đối mặt với sự khốc liệt, gắn liền với cuộc sống trên thuyền nên tư duy của họ rất đơn giản, khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển là vấn đề quá xa vời. Tập quán và phong tục sống còn lạc hậu, học vấn thấp nên với họ cái làm ra đồng tiền mới là quan trọng nhất. Thể chế, chính sách của nhà nước còn bất cập, chủ yếu lượng rác trên biển là có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xử nước thải, chất thải rắn chưa qua xử lý ra các con sông đồng bằng ven biển hoặc là thẳng ra biển. Khi nuôi trồng thuỷ hải sản thải chủ yếu các loại thức ăn hóa học có hại cho biển. Việc khai thác hải sản bằng mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm con kiệt nhanh nguồn lợi thuỷ sản, gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Do se lượng du linh biển lớn đã khiến hàng ngày có hàng tấn chất thải đổ ra biển gây ông nhiễm nghiêm trọng. Một nguyên nhân nữa là tràn dầu, kinh tế đang phát triển hội hỏi một lượng dầu lớn, lợi ích kinh doanh dẫn đến khai thác dầu quá mức. Hậu quả là một lượng dầu lớn bị ra rồi ra mới trường biển do hoạt động của các tàu hay do hiện tượng đắm tàu chở dầu, do các máy khoan thăm giò. Ô nhiễm môi trường biển còn do hoạt động của các cảng do hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải đang uy hiếp nghiêm trọng tới môi trường biển.

Ô nhiễm biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hai sản, du lịch biển. Môi trường biển bị ông nhiễm giảm đi sức hút với khách du lịch. Tràn dầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn, cổ biển, vùng bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các mang dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm con cân điều hoà oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn. Các chất hóa học độc hại làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái, nó gây biến đổi gen, phá hủy cấu trúc tế bào vi khuẩn, gây chết cả quần thể. Các loài sinh vật bị đe dọa và bị chết do môi trường sống ông nhiễm quá nặng nề. Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của cả nước, gây khó khăn trong việc phát triển cuộc sống dân cư vùng biển.

Để bảo vệ môi trường biển cần nâng cao ý thức của người dân, tuyên truyền giáo dục cho họ hiểu những tác hại nguy hiểm có thể xảy ra. Hỗ trợ nguồn vốn, lo cho cuộc sống người dân vùng biển ổn định hơn. Nghiêm cấm việc vứt rác ra bờ biển của khách du lịch biển, thường xuyên nhặt rác bẩn dọc bờ biển để hạn chế việc ô nhiễm. Giám sát hoạt động xả thải nước bẩn ở hộ dân và khu nuôi trồng thuỷ hải sản. Xây dựng hệ thống hóa sinh xử lý nước thải trước khi đưa xuống biển. Đưa ra các hình thức xử phạt với những tổ chức làm trái quy định Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương về việc quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển, chứ trong công tác phòng ngừa, kết hợp với xử lý có hiệu quả cao ô nhiễm, cải thiện mới trường biển vùng ven biển. Nghiêm ngặt trong giao thông đường thuỷ, tránh tai nạn và tràn dầu, tăng cường bảo vệ các mỏ dầu khí trên biển. Khai thác thuỷ hải sản hợp lý để bảo vệ những nguồn gen quy.

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình chung tay bảo vệ biển. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ để cho biển không bị ô nhiễm. Vì một Việt Nam xanh- sạch- đẹp phát triển không ôm nhiễm, vì tương lai tốt đẹp của chính bạn hãy luôn bảo vệ biển.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm