Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về nạn bạo lực gia đình

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về nạn bạo lực gia đình để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Nghị luận xã hội nạn bạo lực gia đình mẫu 1

Ngày nay khi xã hội phát triển con người dường như “bận” với những quan hệ khác hơn với chính gia đình thân thuộc của mình, đặc biệt là sự xuất hiện của các mạng xã hội khác nhau dù bạn đang ở bất cứ đâu, làm gì thì đều có thể trò chuyện với nhau chỉ cần có một chiếc máy tính hay điện thoại thông minh là đủ. Cuộc sống ảo xâm lấn vói cuộc sống thực tại, con người ta giao dịch qua mạng nhiều hơn là việc phải gặp trực tiếp với nhau để trò chuyện như trước kia. Con người dần trở nên vô cảm với nhau hơn và một trong những điều đáng lo ngại hiện nay chính là vấn đề về bạo lực gia đình.

Vậy thế nào thì gọi là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là những hành vi mà dường như cũng đã lại cố ý của các thành viên gia đình đã khiến gây tổn hại hoặc đe dọa mang tính gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc đó chính là các thành viên gia đình luôn luôn biết vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình chứ không dùng lời lẽ.

Gia đình luôn luôn được xem chính là tế bào của xã hội, đồng thời cũng chính là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình hiện nay cũng lại có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội vậy. Ở đó cũng với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu có thể bắt gặp đó chính là những việc bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi các thành viên, hoặc một số thành viên trong gia đình. Đó còn là các hành vi đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ. Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm tổn thương đến tâm lý của thành viên gia đình. Bạo lực về kinh tế được hiểu đó chính là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình. Thực sự có thể thấy bên cạnh đó còn là sự bạo lực về tình dục, đó cũng chính là bất kỳ hành vi nào mà lại có mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con. Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Không những vậy thì còn có luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay cũng lại đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm những hành vi có thể kể ra như: hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.

Bên cạnh đó còn có các hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Đồng thời lại còn cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ dừng lại ở đó mà còn có các hành vi như ngăn cản việc thực hiện quyền cũng như những nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; hay còn có ở giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; hay lại giữa anh, chị, em với nhau. Hành vi đáng lên án đó là hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục. Hay không thể không nhắc đến hành vi cưỡng ép tảo hôn;hay là những vụ việc như cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Tất cả những điều này đều là những việc làm sai trái với Pháp luật, vô lương cần phải tẩy chay.

Hiện nay bạo lực gia đình không chỉ diễn ra ở đối tượng người lớn với nhau mà còn xuất hiện đối với trẻ em và cả những người cao tuổi nữa. Vậy phải làm thế nào để bản thân không là nạn nhân của bạo lực gia đình, mỗi chúng ta khi sinh ra không được lựa chọn người bố hay mẹ của mình vì vậy khi bạn sống trong một gia đình có mầm mống của bạo hành gia đình thì hãy cố ngăn tình trạng đó lại bằng mọi biện pháp có thể, đừng để bản thân là nạn nhân của bạo lực gia đình cũng như những người thân xung quanh bạn.

Khi sống trong một gia đình tồn tại nạn bạo lực gia đình thì bản thân bạn và người thân của bạn sẽ mất đi nhiều thứ so với những người khác có chung cuộc sống, bạn bè sẽ xa lánh bạn khi thấy bạn có một ông bố, bà mẹ như vậy, những người xung quanh cũng sẽ nhìn gia đình của bạn với ánh mát thiếu thiện cảm hơn đó. Hiện nay trong bộ luật của nhà nước Việt Nam cũng như những quốc gia trên thế giới đã có những điều cụ thể cho cá nhân gây ra bạo lực gia đình và quyền lợi cho những đối tượng là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình. Người gây ra bạo lực gia đình sẽ phải lĩnh những hậu quả nhất định do những việc làm mà bản thân trực tiếp hay không trực tiếp gây ra cho người thân. Tuy chưa thể ngăn chặn nạn bạo lực gia đình vì nó diễn ra trong quy mô gia đình nhỏ nhưng Nhà nước cũng đã có những biện pháp phù hợp để ngăn ngừa nạn bao lực gia đình vì bạo lực chủ yếu là từ phía người bố gây ra co vợ con do hậu quả của những tác động xấu từ môi trường sống cũng như hoàn cảnh của từng gia đình mà gây ra nạn bạo lực gia đình ở nhũng mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Bạo lực gia đình là một trong những hệ lụy xấu do tác động từ môi trường xung quanh và hoàn cảnh sống của mỗi gia đình mà ra vì vậy hãy cúng chung tay góp sức vì một xã hội không bạo lực công bằng và văn minh hơn bạn nhé!

2. Nghị luận xã hội nạn bạo lực gia đình mẫu 2

Mái ấm gia đình là điểm tựa, là cái nôi nuôi dưỡng và dạy dỗ con người. Nhà luôn là nơi yên bình và cho ta những tình cảm chân thật nhất. Chỉ khi ở nhà ta mới cảm thấy yên bình, bao lo âu mỏi mệt bỗng chốc tan biến. Gia đình luôn là niềm tự hào và đáng trân trọng trong tim mỗi người. Thật vậy, gia đình với con người rất quý giá và đáng trân trọng, nhưng hiện nay ở một số gia đình lại xuất hiện hành vi bạo lực đáng thương tâm. Đây là một trong những vấn nạn mà cả xã hội nhức nhối và cần có biện pháp để khắc phục.

Như chúng ta đã biết bạo lực là hành vi xấu gây tổn thương đến người khác bằng hành động hoặc lời nói . Bạo lực gia đình là ngược đãi, đánh đập, gây áp lực khiến những thành viên khác trong gia đình bị tổn thương về mặt tâm lý và sức khỏe. Không chỉ thế bạo lực gia đình còn được hiểu là sự xúc phạm, ép buộc và cưỡng chế những thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình khiến hạnh phúc tan vỡ, tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm khiến cho những đứa trẻ trong gia đình ấy có thể bị ảnh hưởng xu hướng bạo lực từ gia đình.

Bạo lực gia đình là một hành vi cực kỳ xấu, khi nhắc đến bạo lực gia đình người ta thường nghĩ đến việc chồng đánh vợ, cha mẹ đánh con, và thậm chí còn có cả con cái bất hiếu đuổi cha mẹ, ngược đãi những người có công ơn sinh thành với mình. Nguyên nhân bạo lực gia đình thường xuất phát từ người đàn ông trong gia đình. Có thể anh ta vì những thú vui, vì bạn bè rủ rê mà sa vào tệ nạn xã hội, anh ta vướng mắc vào những trò vui thâu đêm, không quan tâm đến gia đình và con cái của mình. Nhưng chưa dừng lại ở đó người cha, người chồng vô tâm ấy còn vác về nhà một đống nợ nần. Người vợ ở nhà ngày đêm làm lụng nuôi con cái ăn học thế nhưng lại còn phải nuôi thêm cả cái miệng rượu, rồi dăm ba ngày lại có kẻ đến nhà dí dao vào cổ đòi nợ. Mặc cho có kiên cường có dũng cảm đến mấy nhưng họ cũng chỉ là những người phụ nữ, những người vợ chân yếu tay mềm, thử hỏi rơi vào cảnh ấy có ai là chịu nổi.

Người ta thường nói hạnh phúc phải được gây dựng từ hai phía, nhưng trong tình huống này thì người chống kia hoàn toàn vô dụng, tuyệt vọng chứ, đau đớn chứ, nhiều lúc muốn từ bỏ chứ thế nhưng thân là người vợ còn phải nghĩ đến cho con cái của mình nữa, còn phải lo cho mẹ già, cái xã hội bây giờ có biết bao nhiêu điều tiếng khiến cuộc đời người phụ nữ thêm khổ nhọc và họ chẳng thể quay mặt làm ngơ. Vậy là người vợ cứ sống nhưng trái tim đã chết, họ chẳng biết đến cái thứ gọi là hạnh phúc gia đình, bất mãn, mệt mỏi khiến họ lên tiếng, họ muốn chồng mình thay đổi, thế nhưng hắn ta đi uống rượu say về rồi không lời lẽ gì mà cứ lôi vợ ra mà đánh, hắn đày đọa vợ chỉ vì không đưa hắn đủ tiền uống rượu, hắn nhạo báng, phỉ nhổ người vợ duy nhất của mình vì ghen tị với vợ nhà hàng xóm. Những kẻ điên thì có bao giờ tự nhận mình là điên, thân là chồng, là đàn ông sức dài vai rộng trong nhà đáng lẽ phải chăm lo và kiếm tiền nuôi gia đình thế nhưng lại sa đọa vào tệ nạn để rồi tự tay hủy hoại đi hạnh phúc gia đình mình.

Nỗi đau ấy đâu chỉ có mình người vợ không khổ kia phải gánh chịu, trong nhà còn có con cái nhỏ tuổi, nhìn thấy cha đánh mẹ thường xuyên chúng sẽ tự nảy sinh suy nghĩ bạo lực là chuyện thường tình và sẽ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, vậy là tương lai của đứa nhỏ cũng đã định sẵn một kết cục giống bố nó. Cuộc sống sau này lại thêm nhiều tiếng thở dài. Rồi trong gia đình cũng có cha mẹ già, những người đứt ruột sinh ra con thì làm gì muốn con mình phạm sai lầm, làm gì có ai vô tâm để con mình tự tay hủy đi hạnh phúc đời nó. Vậy là họ lên tiếng, thế nhưng kẻ say, kẻ máu lạnh thì đau có thương tha cho một ai vậy là chúng vùng lên như những con thú nhằm áp đảo đối phương, chúng không để ai lên tiếng, chúng gào thét như những con thú dại rồi nhiều đứa con hỗn láo đánh đập cả cha mẹ mình.

Bạo lực gia đình là cơn ác mộng của mọi gia đình và quốc gia, vậy nên để hạn chế bạo lực gia đình thì cần có sự phối hợp của cả hai phía, từ gia đình và từ cả xã hội. Nhà nước cần đưa ra những luật lệ nhằm trừng phạt thích đáng cho những kẻ bạo lực gia đình, xã hội cần lên án mạnh mẽ những con người có hành vi bạo lực gia đình và đứng lên bảo vệ người bị hại. Từ phía gia đình thì các thành viên trong gia đình phải thương yêu và đùm bọc nhau mà điểm mấu chốt là ở người chồng, họ cần phải có thái độ tích cực với hạnh phúc gia đình, chăm lo và quan tâm, yêu thương mái ấm của mình.

Nhắc đến bạo lực gia đình chúng ta thường nghĩ đến chồng đánh vợ, con đánh cha mẹ thế nhưng dạo gần đây nổi cộm lên vấn nạn vợ giết chồng. Cuộc sống ngày nay dường như đã bị đảo điên một cách nghiêm trọng, mới hồi nào chúng ta còn đau đớn đầy thương xót cho thân phận người phụ nữ xưa bị chà đạp không có tiếng nói thì bây giờ chị em phụ nữ đã vùng dậy và " đánh trả" một cách mạnh mẽ. Vậy là khi người phụ nữ lấy lại được tiếng nói của mình thì một số người lại giở thói vũ phu, theo chân đáng nam nhi tự chà đạp hạnh phúc của gia đình mình. Chúng ta đều là con người và không có chuyện ai phải nghe theo ai, hạnh phúc trên đời đâu thể mua được bằng tiền, hạnh phúc cũng chẳng thể cưỡng ép hay dùng hành động cưỡng chế vậy nên dù là nam hay nữ, dù đúng hay sai thì vẫn hay tôn trọng và thông cảm cho nhau, rồi mọi chuyện sẽ qua đi và đừng để vài phút bốc đồng mà làm tổn thương đến người mà mình yêu thương và gắn bó hết đời.

Bạo lực gia đình là một hành vi vô cùng vô cùng xấu xa, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới chọn cánh dùng đến vũ lực để giải quyết vấn đề. Chúng ta đề là con người cơ mà, chúng ta đều có suy nghĩ và có thể tự hiểu được, thậm chí chúng ta còn là gia đình máu mủ, chúng ta đều yêu thương và giúp đỡ nhau vậy nên đừng vì vài phút nóng giận mà gây ra những vụ bạo lực không đáng có. Là con người thì phải biết lắng nghe và quan sát, chỉ có như thế thì hạnh phúc mới dài lâu, cuộc sống hôn nhân mới êm ấm.

3. Nghị luận xã hội nạn bạo lực gia đình mẫu 3

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì những tệ nạn xã hội diễn ra ngày càng phức tạp hơn. Nhiều vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội hiện nay như: ma tuý, trộm cướp, hiếp dâm, bạo lực học đường và nhất là bạo lực gia đình, bạo hành gia đình. Đây là một trong những vấn đề phi đạo đức nhất trong xã hội bây giờ.

Trước hết, chúng ta cần hiểu bạo lực gia đình, bạo hành gia đình là gì? Bạo lực, bạo hành gia đình là một khái niệm chỉ việc người thân trong cùng một gia đình mâu thuẫn với nhau tới mức dùng tới vũ lực như: chửi nhau, thậm chí đánh nhau, giết nhau. Như ba mẹ đánh đập con cái không thương tiếc, chồng đánh đập, giằng xéo vợ không lý do, con cái đánh đập cha mẹ già. Những biểu hiện đó đều đã nêu lên tính phi đạo đức, vô đạo đức của hiện tượng bạo lực gia đình, bạo hành gia đình.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bạo lực gia đình, bạo hành gia đình, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về nguyên nhân khách quan, đó là do xã hội ngày một tân tiến, công nghệ thì phát triển như vũ bão như huyền thoại, mỗi người đều cắm cúi vào một chiếc điện thoại cảm ứng trên tay, một chiếc máy tính trước mắt. Đó là nguyên nhân dẫn tới mọi thành viên trong gia đình mắc bệnh vô cảm và không quan tâm nhiều tới nhau nữa. Mọi mâu thuẫn phát sinh từ đó. Không quan tâm tới nhau, không thấu hiểu nhau nên khi gặp xích mích, cãi vã sẽ không hòa hoãn được, không làm chủ được bản thân mà dẫn tới những hành động không lường trước được: chửi bởi, và cao hơn là đánh đập. Một nguyên nhân khác dẫn tới hiện tượng bạo hành gia đình là do vấn đề kinh tế của gia đình. Theo triết học thì mọi vấn đề của con người trong cuộc sống đều xoay quanh chữ “kinh tế” và tiền bạc. Khi trong một gia đình mà vợ chồng, bố mẹ-con cái nảy sinh về vấn đề kinh tế thì tất yếu sẽ dẫn tới bạo lực gia đình. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình, bạo hành gia đình.

Đồng thời, bạo lực gia đình cũng là vấn nạn mang lại nhiều hậu quả đối với bản thân mỗi người, gia đình và xã hội. Một gia đình mà có bạo lực gia đình thì không phải là một môi trường tốt để giáo dục toàn tiện, phát triển nhân cách cho trẻ nhỏ. Bầu không khí trong mỗi gia đình như vậy thì sẽ rất ngột ngạt và khó chịu. Mái âm hạnh phúc gia đình cũng từ đó mà tan vỡ. Trong gia đình như vậy, hậu quả còn lan ra cả cộng đồng và xã hội. Một người có thói quen bạo hành gia đình thì không thể nào là một công dân tốt cho xã hội được. Người như thế khi ra với cộng đồng thì cũng sẽ là một con người thích bạo lực không kém. Khi đó thì còn ảnh hưởng tới những người xung quanh khác. Hơn thế nữa, gia đình là tế bào của xã hội. Một gia đình luôn luôn có vấn nạn bạo lực thì có lẽ ít ảnh hưởng. Nhưng nhiều gia đình như thế thì xã hội sẽ không thể nào phát triển được, kìm hãm mọi sự đi lên của một quá gia, dân tộc. Hậu quả của vấn nạn bạo lực, bạo hành gia đình thật không thể nào lường trước được.

Vậy biện pháp của chúng ta là gì? Đầu tiên phải đi từ ý thức. Chính quyền địa phương, các tổ chức có liên quan cần phải tích cực tham gia vận đồng , tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân về vấn đề bạo lực gia đình. Ngoài ra, cũng còn có những biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi có tính chất bạo lực, bạo hành gia đình. Quan trọng hơn là mỗi thành viên trong gia đình hãy sống thấu hiểu nhau hơn, sống chậm lại để yêu thương nhau nhiều hơn thì mọi vấn nạn bạo lực trong gia đình cũng không còn nữa.

Mỗi người trong chúng ta hãy cùng góp một phần công sức nhỏ bé để đẩy lùi và tránh xa hiện tượng bạo lực gia đình, bạo hành gia đình vì một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi cá nhân, rộng hơn là gia đình, cộng đồng, xã hội.

4. Nghị luận xã hội nạn bạo lực gia đình mẫu 4

Xã hội ngày nay càng phát triển văn minh, hiện đại thì những vấn đề về xã hội cũng phát triển, tăng theo. Bạo lực gia đình đã và đang là vấn đề nhận được sự chú ý đặc biệt, trở thành vấn đề xã hội gây nhức nhối và có những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của cộng đồng.

Bạo lực gia đình là hành vi dùng bạo lực như một phương pháp giải quyết những vấn đề tồn tại trong gia đính, nhất là mâu thuẫn. Có thể có rất nhiều lí do dẫn đến hiện tượng này. Có người cho rằng bạo lực gia đình thường xảy ra do “rượu” nhưng “rượu” không phải là nguyên nhân cơ bản mà chỉ là cái cớ để che đậy những khúc mắc trong lòng từ trước. Một người giữ những khúc mắc trong lòng không biết giải quyết như thế nào lại gặp phải tình huống khiến khúc mắc ấy nổi lên thành cơn giận dữ không thể kìm chế bản thân gây ra những hành động không đáng có.

Hiện nay, ở các nước kém phát triển, trình độ dân trí thấp, bạo lực gia đình là một hiện tượng tràn lan, xuất hiện với tỉ lệ cao. Hiện tượng cha mẹ bạo hành con cái dưới danh nghĩa là dạy bảo, giáo huấn, đưa ra cho con những bài học dưới biện pháp nghiêm khắc và cứng rắn nhưng những hành động lại thô bạo, dã man như đánh đập, chửi mắng, miệt thị. Người chồng, người cha gia trưởng trong gia đình tự cho mình quyền quyết định tất cả, có quyền đánh đập vợ con khi cảm thấy bản thân bực bội…

Hàng ngày chúng ta vẫn thấy xuất hiện thường xuyên trên những phương tiện thông tin đại chúng, những bảng tin tức lớn những tin tức về bạo lực gia đình nghiêm trọng đến mức nạn nhân vẫn còn nhỏ mà phải vào viện cấp cứu, nguy hiểm tính mạng. Trước đây, ông cha ta đã quan niệm “Thương cho roi cho vọt” nhưng bây giờ, quan điểm dạy bảo con cái, cháu chắt lại trở thành cái cớ khiến cho những hành động bạo lực gia đình hiên ngang diễn ra.

Theo thống kê ở Việt Nam trong năm 2005 đã có hơn 66% các vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình, 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ dân thành phố có xảy ra bạo lực gia đình. Với tỉ lệ xảy ra cao và phổ biến, bạo lực gia đình đã, đang và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống con người. Bạo lực gia đình có thể dẫn đến thương tích, tử vong. Bạo lực tinh thần đối với trẻ em và phụ nữ có thể gây ra căn bệnh trầm cảm, stress, khiến trẻ nhỏ bị ám ảnh tâm lí kéo theo rất nhiều những hệ lụy về sau. Với những em bé trưởng thành trong môi trường bạo lực gia đình sẽ theo xu hướng bạo lực, sống cộc cằn, thô lỗ và khả năng cao sẽ bắt chước theo hành động bạo lực đó.

Gia đình là cái nôi của xã hội, là tế bào nuôi dưỡng con người. Nếu con người trưởng thành trong gia đình không tốt, ra xã hội có khả năng trở thành tội phạm hoặc làm những công việc không đứng đắn. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ cuộc sống của chúng ta và cứu thoát con người khỏi tệ nạn bạo lực gia đình? Trước tiên, bản thân mỗi người phải nâng cao nhận thức về hậu quả nghiêm trọng của vấn đề này, cố gắng kiềm chế bản thân và tìm cách xử lí mọi chuyện bình yên, ổn thỏa, không xử dụng bạo lực. Các chính quyền cơ quan có trách nhiệm can thiệp, xử phạt thích đáng đối với những người có hành động bạo lực gia đình và lên kế hoạch tuyên truyền mở rộng kiến thức cho nhân dân. Là học sinh, ngay khi còn nhỏ, chúng ta phải biết kiềm chế bản thân khỏi những cơn nóng giận bình thường, không bắt chước, học đòi theo người lớn và cũng tự trang bị kiến thức vững chắc cho bản thân.

Hãy cùng nhau “Nói không với bạo lực” vì một cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về nạn bạo lực gia đình, mong rằng qua đây giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm