Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Nghị luận xã hội về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có dàn ý và bài văn mẫu nghị luận. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Dàn ý nghị luận xã hội về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân

I. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân.

II. Thân bài

- Giải thích vấn đề:

+ “Tiềm lực đất nước” là gì: tiềm lực tự nhiên, tiềm lực con người (truyền thống, lịch sử, văn hoá, trí tuệ, thể chất…)

+ Đánh thức tiềm lực đất nước là gì: khơi dậy, vận dụng có hiệu quả sáng tạo những tiềm lực ấy.

- Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?

+ Đánh thức tiềm lực đất nước để đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

+ Cần phải đánh thức tiềm lực vì Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên “rừng vàng biển bạc” nhưng khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất nước.

+ Đánh thức tiềm lực đất nước không phải là khai thác “vô tội vạ” các tài nguyên đất nước khoáng sản… mà phải khai thác hợp lí, có hiệu quả, khai thác đi kèm phát triển bền vững, giữ gìn và bảo vệ cho con cháu mai sau.

=> Từ đó khẳng định, sứ mệnh của mỗi cá nhân là phải góp phần đánh thức những tiềm năng, tiềm lực của đất nước để góp phần cho đất nước ngày càng phát triển.

- Tiềm năng mới chỉ ở dạng thức tiềm tàng, chưa được hiện thực hoá, chưa trực tiếp góp phần vào sự phát triển. Do đó, phải biết cách đánh thức các tiềm năng ấy.

- Làm thế nào để đánh thức các tiềm năng đất nước: trước hết phải hiểu rõ những tiềm năng ta có, những thế mạnh về thiên nhiên, về con người trong bối cảnh của hội nhập và phát triển hiện nay. Từ đó, có những giải pháp, hành động cụ thể để khai thác, sử dụng hợp lý các tiềm năng đất nước.

+ Đánh thức tiềm năng đất nước là sứ mệnh chung của mỗi người Việt Nam yêu nước, là trách nhiệm của tất cả cá nhân trong cộng đồng, không phải là trách nhiệm của riêng ai

+ Ý thức đúng đắn về tiềm lực của đất nước: không phải là vô tận để mà lãng phí.

+ Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa đất nước nói chung và tài nguyên đất nước nói riêng, từ đó tạo nên “sức mạnh chân chính của một quốc gia”, đặc biệt là trong xu thế hội nhập với thế giới.

- Bàn luận mở rộng:

+ Nhiều nguồn tài nguyên đất nước đang bị khai thác đến cạn kiệt mà chưa mang lại hiệu quả cao, ổn định, lâu dài cho nền kinh tế. Trong khi, những tiềm lực khác của đất nước, nhất là tiềm lực con người, nguồn chất xám, trí tuệ của người Việt lại đang bị lãng phí, bị “chảy máu”.

+ Trong bối cảnh hiện tại, tiềm năng, nguồn lực con người mới chính là nguồn sức mạnh giúp phát triển đất nước.

+ Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Biết sử dụng tiết kiệm tài nguyên, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên quý giá để phát triển bền vững, đồng thời mỗi người cần nỗ lực học tập, rèn luyện để cống hiến cho đất nước.

+ Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước?

III. Kết đoạn

- Khẳng định lại vai trò quan trọng của mỗi cá nhân với sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước.

2. Nghị luận xã hội về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân

Mỗi chúng ta ai cũng có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước, đặc biệt là trong thời buổi hiện nay. Vậy tiềm lực đất nước là gì?

Có thể hiểu tiềm lực bao gồm những yếu tố thuộc tự nhiên: đất đai, khoáng sản, rừng, biển,... và tiềm lực con người như: sức khỏe, trí tuể, truyền thống văn hóa, văn hiến,... Sứ mệnh của mỗi cá nhân là phải góp phần đánh thức những tiềm năng, tiềm lực của đất nước để góp phần cho đất nước ngày càng phát triển. Bởi tiềm lực chỉ là yếu tố góp phần làm nên sự phát triển, nó chưa được khai thác tối đa mà vẫn còn tiềm tàng. Muốn đánh thức được nó cần sự chung tay, góp sức của mỗi cá nhân. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, bản thân mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ đất nước mình đang có những lợi thế, tiềm lực gì để có những hành động khai thác, sử dụng lợp lý để phát triển tối đa. Việc đánh thức tiềm lực của đất nước cũng là một trong những biểu hiện cụ thể của tình yêu nước. Bởi bậy, mỗi người cần ý thức được việc sử dụng tiềm năng một cách hiệu quả cao, ổn định, lâu dài cho nền kinh tế. Việc nhiều học sinh sang nước ngoài du học mà không quay trở lại phục vụ đất nước ta là một trong những biểu hiện rõ nét của việc đất nước ta chưa thực sự sử dụng nguồn lực phát huy tối đa khả năng để làm giàu cho quê hương. Vì vậy, tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, và bản thân cần khai thác hiệu quả các tiềm lực hiệu quả để phát triển bền vững đồng thời mỗi người cần nỗ lực học tập, rèn luyện để cống hiến cho đất nước.

Đánh thức tiềm năng đất nước là sứ mệnh chung của mỗi người Việt Nam yêu nước!

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân, mong rằng qua đây giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm