Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất
Cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi liên quan đến cách thu khí oxi.
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất
A. khí oxi nhẹ hơn không khí
B. khí oxi nặng hơn không khí
C. khí oxi dễ trộn lẫn với không khí
D. khí oxi ít tan trong nước
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí nhờ dựa vào tính chất: khí oxi nặng hơn không khí
Đáp án B
Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Phương pháp chung để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là nhiệt phân các hợp chất giàu oxi, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như Kali pemanganat (KMnO4) và Kali clorat (KClO3).
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí oxi bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi như: KClO3, KMnO4 ,…. và dễ phân hủy ở nhiệt độ cao.
Phương trình hóa học:
2KMnO4 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)K2MnO4 + MnO2 + O2
Tương tự nếu đun nóng Kali clorat (KClO3) trong ống nghiệm cũng có khí oxi thoát theo phương trình:
2KClO3 \(\overset{t^{o}, xt MnO_{2} }{\rightarrow}\)2KCl + 3O2 ↑
Nếu thêm bột mangan(IV) oxit vào KClO3 rồi mới đem đi nhiệt phân thì phản ứng xảy ra nhanh hơn. MnO2 là chất xúc tác.
Cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm
Có 2 phương pháp thu khí oxi trong phòng thí nghiệm:
+ Bằng cách đẩy không khí (vì khí oxi nặng hơn không khí).
+ Bằng cách đẩy nước (vì khí oxi ít tan trong nước)
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí oxi tan trong nước
B. Khí oxi ít tan trong nước
C. Khí oxi khó hóa lỏng
D. Khí oxi nhẹ hơn nước
Câu 2. Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Điện phân nước.
C. Điện phân dung dịch NaOH.
D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2.
O2 điều chế bằng phản ứng phân hủy những hợp chất giàu oxi và không bền nhiệt như KMnO4, KClO3, H2O2,…
2KMnO4 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2
Câu 3. Chất rắn màu vàng cháy trong bình đựng khí oxi với ngọn lửa sáng xanh, có khí không màu, mùi hắc bay ra là hiện tượng của phản ứng:
A. S + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) SO2
B. 4P + 5O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2P2O5
C. C + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) CO2
D. 3Fe + 2O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Fe3O4
---------------------------------------
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.