Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những lưu ý để không bị mất điểm thi vào lớp 10 TPHCM

Những lưu ý để không bị mất điểm thi vào lớp 10 TPHCM

Để không bị mất điểm trong bài thi vào lớp 10 TPHCM năm 2017 tất cả 3 môn: Toán, Văn, Anh học sinh cần lưu ý tránh những lỗi thường gặp khiến bài thi mất điểm không đáng.

Đề thi vào lớp 10 môn Toán trường THPT Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP HCM năm học 2017 - 2018 (Không chuyên)

Đề thi vào lớp 10 môn Toán năm học 2017-2018 trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại TP.HCM năm nay sẽ không quá khó. Mức độ đề đảm bảo học sinh trung bình nếu học, ôn tập nghiêm túc thì có thể đạt 50 - 60%.

Chính vì vậy, thời điểm trước ngày thi học sinh không nên quá áp lực nhồi nhét kiến thức mà nên dành thời gian thả lỏng, hệ thống kiến thức, ghi nhớ cấu trúc đề để có thể làm tốt bài thi.

Theo ông Hoàng Long Trọng (giáo viên môn ngữ văn Trường THCS Văn Lang, Q.1), để tạo tâm lý thoải mái cho học sinh trước ngày thi, trường đã hoàn tất chương trình và cho học sinh nghỉ từ ngày 23.5. Sau ngày này học sinh sẽ tự ôn ở nhà cho tới ngày thi. Để việc tự ôn thi đạt hiệu quả, ông Trọng cho rằng thời gian sát ngày thi học sinh không nên học thêm các kiến thức mới mà cần lưu ý tránh những lỗi thường gặp khiến bài thi mất điểm không đáng.

1. Môn Văn

Ông Trọng nhận định đề thi môn ngữ văn của TP.HCM thường đánh giá cao phần liên hệ bản thân, liên hệ thực tế và liên hệ với các văn bản cùng chủ đề ở ngoài sách giáo khoa. Việc này giúp đánh giá năng lực, mức độ hiểu bài và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, khi thi do áp lực tâm lý, học sinh thường quên một số kỹ năng nên chưa lấy được điểm trọn vẹn ở các câu hỏi dễ.

Khi làm bài học sinh thường mắc một số lỗi cơ bản như: Ở phần đọc hiểu văn bản, một số em không đọc kỹ đề dẫn đến tình trạng trả lời sai yêu cầu câu hỏi và mất điểm oan ức. Phần viết đoạn văn nếu không tập trung, học sinh hay quên liên hệ với bản thân làm cho đoạn văn không hoàn chỉnh. Tương tự, để làm tốt phần nghị luận văn học, học sinh cần đọc thêm văn bản, tác phẩm ngoài sách giáo khoa để khi làm bài mở rộng phạm vi dẫn chứng, thể hiện mức độ hiểu bài và tạo thiện cảm với người chấm thi".

2. Môn Toán

Đối với môn toán, ông Nguyễn Đình An (giáo viên dạy toán Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1) lưu ý:

"Theo cấu trúc, đề thi lớp 10 gồm có 5 câu, ở mỗi câu học sinh thường mắc phải một số lỗi cơ bản như: "Ở câu giải phương trình bậc 2, học sinh phải biến đổi và thường sai ở bước chuyển vế mà không đổi dấu, chưa đưa về chính tắc và không xác định được hệ số. Lỗi sai này không đáng nhưng học sinh vẫn bị trừ điểm. Phần toán đố học sinh chọn ẩn nhưng thường thiếu điều kiện và một số lỗi sai về từ ngữ cũng khiến học sinh bị trừ điểm như "Có hệ phương trình" thì nhiều em hay viết là "có phương trình". Tương tự ở câu vẽ đồ thị mặc dù số âm nhưng nhiều em do quên lại vẽ parapol quay lên trên hoặc chia khoảng cách sai hoặc thiếu mũi tên chỉ hướng buộc người chấm thi phải trừ điểm. Tương tự ở câu hỏi rút gọn căn, nhiều học sinh bấm máy tính cho ra kết quả đúng. Tuy nhiên bài này cần có cả quá trình nên dù kết quả đúng nhưng vẫn bị đánh sai ở câu hỏi này".
Đặc biệt, ông An lưu ý với phần toán ứng dụng: "Năm nay Sở GD-ĐT TP.HCM không quy định cụ thể nên bài toán ứng dụng có thể là tính giá cước taxi, tính lãi suất ngân hàng... nói chung là không thể đoán trước. Chính vì thế học sinh cần nắm vững dạng toán, cách làm và áp dụng khi thi và tuyệt đối không hoang mang".

Ông An cũng cho rằng: "Những lỗi trên đây hoàn toàn không khó, chỉ cần học sinh đọc kỹ đề, cẩn thận khi làm bài và ghi nhớ kỹ lời dặn dò của thầy cô là có thể tránh được. Ngoài ra, với những dạng bài học sinh hay làm sai, các em nên làm đi làm lại nhiều lần tới khi nhuần nhuyễn và khắc phục được lỗi sai đó mới thôi".

3. Môn tiếng Anh:

Một giáo viên tiếng Anh Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Q.1) cũng cho biết: "Khi làm bài thi học sinh thường sai về cấu trúc câu trả lời, viết sai chính tả. Đôi khi từ câu trên viết lại xuống dưới các em cũng viết sai. Điều này làm cho người chấm thi cảm thấy rất khó chịu và các em bị trừ điểm mà không đáng. Để khắc phục, khi làm bài các em cần chú ý cẩn thận để không găp phải lỗi này".

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi vào lớp 10

    Xem thêm