Ở nhiệt độ thường kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm kim loại X là
Ở nhiệt độ thường kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm
Ở nhiệt độ thường kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm kim loại X là được biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của kim loại. Kim loại ở đây tìm không tan trong nước, nhưng lại có thể tan được trong dung dịch kiềm. Để có thể trả lời câu hỏi này, bạn đọc phải nắm chắc được tính chất đắc trưng của các kim loại, nhóm kim loại đã được học. Hy vọng thông qua nội dung tài liệu sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng tư duy.
Ở nhiệt độ thường kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm kim loại X là
A. Na
B. Mg
C. Ca
D. Al
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Loại A,C vì Na tan trong nước và dung dịch kiềm (vì trong dung dịch kiềm có chứa nước, Na và Ca phản ứng với nước trước
Loại B vì Mg Mg không tan trong nước, cũng không tan trong dung dịch kiềm
D đúng
Phương trình phản ứng hóa học
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Đáp án D
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Kim loại nào không tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Na.
B. Al.
C. K.
D. Ca.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Câu 2. Tiến hành thí nghiệm nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (chỉ xảy ra phản ứng nhiệt nhôm đến hoàn toàn) thu được hỗn hợp A. Cho A tác dụng dung dịch KOH thấy có khí thoát ra, A gồm những chất nào sau đây:
A. Al2O3
B. Fe, Al dư
C. Al2O3, Fe và Al dư
D. Al dư, Fe, Fe2O3, Al2O3
Phản ứng nhiệt nhôm:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
A tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí => trong A chứa Al
Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O
2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2
=> Al còn dư sau phản ứng
=> A gồm Al2O3, Fe và Al dư
Câu 3. Cho các kim loại: Ba, Mg, Al, Fe, Ag. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng sẽ nhận biết được bao nhiêu kim loại?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt vào 5 ống nghiệm đã được đánh số trước đó
Mẫu thử nào xuất hiện dủi bọt khí, tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu là Ba
Ba + H2SO4 → BaSO4 + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Mẫu thử sủi bọt, tạo dung dịch trong suốtthì chất ban đầu là Mg
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Mẫu thử sủi bọt, tạo dung dịch trong suốt thì chất ban đầu là Al
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2
Mẫu thử sủi bọt, tạo dung dịch trong suốt thì chất ban đầu là Fe
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Không có hiện tượng gì là Ag
Lọc bỏ kết tủa rồi lấy dung dịch nước lọc có chứa Ba(OH)2 cho tác dụng với các dung dịch muối ở trên của các kim loại Mg, Fe, Ag
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, không tan thì chính là dung dịch MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg
MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2
Dung dịch tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu là FeSO4 => kim loại ban đầu là Fe
FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Dung dịch tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần là Al2(SO4)3 => kim loại ban đầu là Al.
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3BaSO4
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
Câu 4. Kim loại nhôm tham gia phản ứng với dung dịch nào sau đây
A. H2SO4 (loãng).
B. HCl.
C. H2SO4 (đặc, nguội).
D. KOH.
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 2H2O + 2KOH → 2KAlO2 + 3H2↑
Al không phản ứng được với H2SO4 (đặc, nguội).
-----------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Ở nhiệt độ thường kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm kim loại X là. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số đề thi thử các môn tại: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.