Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân biệt axit fomic và axit axetic

Nhận biết HCOOH và CH3COOH

Phân biệt axit fomic và axit axetic được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn phân biệt axit fomic (HCOOH) và axit axetic (CH3COOH), đây là câu hỏi thường xuyên xuất hiện ở các bài tập, bài kiểm tra. Hy vọng các bạn nắm chắc phương pháp phân biệt này. Mời các bạn tham khảo.

Để phân biệt axit fomic (HCOOH) và axit axetic (CH3COOH) có thể dùng thuốc thử

A. dung dịch NaOH

B. quỳ tím

C. dung dịch AgNO3/NH3

D. CaCO3

Phương pháp giải bài tập 

Để nhận biết Nhận biết HCOOH và CH3COOH ta dựa vào tính chất riêng của HCOOH vì có nhóm -CHO có thể tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3, tạo ra kết tủa bạc.

Hướng dẫn giải chi tiết 

Để phân biệt axit fomic (HCOOH) và axit axetic (CH3COOH) không dùng dung dịch NaOH , CaCO3 và quỳ tím vì cả 2 chất này đều cho hiện tượng giống nhau.

Vì HCOOH còn nhóm –CHO và axit axetic không còn nhóm –CHO nên để phân biệt axit fomic (HCOOH) và axit axetic (CH3COOH) có thể dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3/NH3, phản ứng khi cho HCOOH tác dụng dung dịch AgNO3/NH3, xuất hiện kết tủa Ag:

Phương trình phản ứng

HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)  (NH4)2CO3 +2Ag↓ + 2NH4NO3

Không xuất hiện, hiện tượng gì là CH3COOH

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Để nhận biết 3 hóa chất mất nhãn sau: C6H6; C2H5OH; CH3COOH người ta sử dụng:

A. H2O và phenolphtalein.

B. dung dịch NaOH.

C. Na kim loại.

D. nước và quỳ tím

Xem đáp án
Đáp án D

Tta dùng H2O và quỳ tím để phân biết 3 chất trên

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

Cho nước vào 3 ống nghiệm chứa mẫu thử trước đó: 

Ống nghiệm thấy chất lỏng tách thành 2 lớp là benzen  vì benzen không tan trong nước.

2 mẫu thử còn lại tạo dung dịch đồng nhất vì rượu etylic (C2H5OH) và axit axetic (CH3COOH) đều tan vô hạn trong nước.

Cho quỳ tím vào 2 mẫu thử trong 2 ống nghiệm còn lại,

Ống nghiệm là quỳ tím chuyển màu đỏ là axit axetic.

------------

Câu 2. Sử dụng hóa chất nào sau đây để nhận biết các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5

A. Dung dịch NaOH, quỳ tím

B. Quỳ tím và CuO

C. dung dịch AgNO3/NH3

D. phenolphtalein

Xem đáp án
Đáp án C

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Dùng quỳ tím cho vào lần lượt các dung dịch trên:

Mẫu chất nào làm quỳ hóa đỏ là CH3COOH

Không hiện tượng là hai mẫu chất còn lại: C2H5OH và CH3COOC2H5.

Cho hai chất trên qua CuO, ống nghiệm nào thấy có hiện tượng chất rắn màu đen chuyển sang màu đỏ là C2H5OH. Còn ko có hiện tượng gì xảy ra là CH3COOC2H5.

Phương trình hóa học:

C2H5OH + CuO CH3CH=O+ Cu + H2O

Câu 3. Để phân biệt axit fomic và axetic có thể dùng

A. CaCO3.

B. Cu(OH)2 Ở điều kiện thường.

C. Dung dịch NH3.

D. AgNO3 trong dung dịch NH3.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 4. Cho các dung dịch hóa học sau: HCOOH; CH3CHO; C2H5OH; CH3COOH. Để nhận biết các dung dịch mất nhãn trên người ta sử dụng:

A. Na; dung dịch AgNO3/NH3

B. dung dịch NaHCO3; dung dịch AgNO3/NH3

C. quỳ tím; dung dịch NaHCO3

D. dung dịch AgNO3/NH3; dung dịch NaOH

Xem đáp án
Đáp án B

Dùng NaHCO3 chia được 2 nhóm:

+ HCOOH và CH3COOH ( vì cùng tạo khí CO2)

Dùng dd AgNO3/NH3 nhận được HCOOH vì tạo kết tủa Ag trắng.

+ CH3CHO và C2H5OH (không có hiện tượng)

Dùng dd AgNO3/NH3 nhận được CH3CHO vì tạo kết tủa Ag trắng.

Câu 5. Chỉ dùng thêm một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết các chất mất nhãn: ancol etylic, axit axetic, glixerol, glucozơ đựng trong 4 lọ trên?

A. dung dịch AgNO3 /NH3.

B. Quỳ tím.

C. CaCO3.

D. Cu(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án D

Dùng Cu(OH)2/OH-:

*Nhiệt độ thường:

Tạo dung dịch xanh lam nhạt: axit axetic

2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O

Tạo dung dịch xanh lam đặc trưng: glixerol, glucozo

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

Không hiện tượng: ancol etylic

* Đun nóng:

Kết tủa đỏ gạch: glucozo

Không có kết tủa đỏ gạch: glixerol

Câu 6. Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin, ta có thể dùng các hoá chất là

A. dung dịch Br2, dung dịch NaOH và CO2.

B. dung dịch Br2, dung dịch HCl và CO2.

C. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl và CO2.

D. dung dịch NaOH, dung dịch HCl và CO2.

Xem đáp án
Đáp án D

Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, anilin và phenol ta chỉ cần dùng các hóa chất dung dịch NaOH, dung dịch HCl và khí CO2

Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH, chỉ có phenol tan:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Chiết tách phần không tan gồm C6H6 và C6H5NH2. Sục CO2 dư vào phần còn lại, lọc thu phenol:

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

Cho C6H6 và C6H5NH2 vào HCl dư, chiết thu lấy C6H6 không tan. Sau đó cho NaOH vào phần còn lại, chiết thu lấy C6H5NH2

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

C6H5NH3 + NaOH → C6H5NH2+ NaCl + H2O

Câu 7. Để nhận biết các chất riêng biệt gồm C2H5OH, HCOOH, C6H5OH, C2H4(OH)2 ta dùng cặp hoá chất nào sau đây?

A. Dung dịch Br2 và Cu(OH)2

B. Dung dịch Br2 và dung dịch NaOH

C. NaHCO3 và Cu(OH)2

D. Na và quỳ tím

Xem đáp án
Đáp án A

Dùng dung dịch Br2

Nếu có ↓trắng → C6H5OH:

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr

Nếu có hiện tượng dung dịch brom mất màu và sủi bọt khí → HCOOH

HCOOH + Br2 → CO2 + 2HBr

Dùng Cu(OH)2

Nếu Cu(OH)2 tan ra và có dung dịch có màu xanh đậm → C2H4(OH)2

2C2H6O2 + Cu(OH)2 → (C2H5O2)2Cu + 2H2O

C2H5OH không có hiện tượng gì.

..............................................

VnDoc đã gửi tới các bạn bộ tài liệu Phân biệt axit fomic và axit axetic tới các bạn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm