Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân biệt giữa điều động và biệt phái công chức

VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết Phân biệt giữa điều động và biệt phái công chức để hiểu hơn về hai hình thức này.

Phân biệt giữa điều động công chức và biệt phái công chức? Quyền lợi của công chức khi bị điều động hoặc biệt phái? Trường hợp nào công chức bị điều động? Trường hợp nào công chức bị biệt phái? Trong bài viết này VnDoc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những khái niệm này sau khi trúng tuyển công chức.

1. Điều động công chức là gì? Biệt phái công chức là gì?

Công chức: Căn cứ Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Điều động là điều chuyển công chức đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ, hoặc do nguyện vọng cá nhân.Việc điều động công chức được thực hiện trong nội bộ một bộ, một tỉnh, từ bộ này sang bộ khác làm việc, hoặc từ trung ương xuống địa phương làm việc và ngược lại; khi điều động không được kết hợp nâng lương, nâng bậc; người được điều động được hưởng các chính sách nơi mình đến nhận công tác.

Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ

2. Sự giống nhau giữa điều động và biệt phái công chức

Bởi cùng tác động đến một đối tượng nên giữa điều động và biệt phái công chức có một số điểm giống nhau như:

- Đều áp dụng với công chức, được quy định chi tiết trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP;

- Đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác;

- Được thuê nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng.

3. Sự khác nhau giữa điều động và biệt phái công chức

Mặc dù đều áp dụng với công chức nhưng giữa hai hình thức này cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Căn cứ vào các quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 và Nghị định 24 năm 2010, một số điểm khác nhau nổi bật giữa hai hình thức này gồm:

Tiêu chí

Điều động

Biệt phái

Khái niệm

(Điều 7 Luật Cán bộ, công chức)

Là việc công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

Các trường hợp

- Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;

- Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;

- Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

(Điều 35 Nghị định 24)

- Theo yêu cầu nhiệm vụ;

- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

- Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

(Điều 37 Nghị định 24)

Người có thẩm quyền thực hiện

(Điều 38 Nghị định 24)

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức

Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức;

Điều kiện

Công chức phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới

(Điều 50 Luật Cán bộ, công chức)

Không quy định

Chế độ lương, phụ cấp

(Điều 39 Nghị định 24)

- Công chức được điều động đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp kiêm nhiệm;

- Nếu vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động.

- Biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ;

- Được tiếp nhận và bố trí việc làm phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;

Thời hạn

Không quy định

Không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

(Điều 53 Luật Cán bộ, công chức)

Những người không phải thực hiện

- Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật;

- Đang bị điều tra, truy tố, xét xử.

(Điều 82 Luật Cán bộ, công chức)

- Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật;

- Đang bị điều tra, truy tố, xét xử;

- Đang mang thai;

- Đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

(Điều 53, 82 Luật Cán bộ, công chức)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm