Phân phối chương trình GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Phân phối chương trình GDCD 9 Chân trời sáng tạo
VnDoc giới thiệu tới thầy cô Phân phối chương trình môn GDCD 9 Chân trời sáng tạo. Tài liệu bao gồm phân phối chương trình môn GDCD 9 cả năm bộ sách Chân trời sáng tạo. Sau đây mời thầy cô tham khảo để lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy trong nhà trường.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9
Tên bài học |
Số tiết |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt về chuyên môn |
Nănglực môn học |
Năng lực chung |
Phẩm chất |
Tư liệu/ngữ liệu/ hình ảnh |
Bài 1. Sống có lí tưởng | 2 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Khái niệm sống có lí tưởng. – Ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. Tiết 2: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành – Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. | – Nêu được khái niệm sống có lí tưởng. – Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. – Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. – Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực | Năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật. | Năng lựctự chủ, giao tiếp và hợp tác. | Yêu nước (*), trách nhiệm. | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Ca dao, tục ngữ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin – Bài viết. |
– Lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng. Nhận xét đánh giá KQHT. | học tập, rèn luyện theo lí tưởng. | ||||||
Bài 2. Khoan dung | 3 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Khái niệm khoan dung và biểu hiện của khoan dung. – Giá trị của khoan dung. Tiết 2: Thực hành – rèn luyện – Những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. – Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung. Tiết 3: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Nhận xét đánh giá KQHT. | – Nêu được khái niệm khoan dung và biểu hiện của khoan dung. – Nhận biết được giá trị của khoan dung. – Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. – Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung. | Năng lực phát triển bản thân và điều chỉnh hành vi đạo đức. | Năng lực giao tiếpvà hợp tác. | Nhân ái (*), trách nhiệm. | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Danh ngôn. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 3 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Thế nào là hoạt động cộng đồng; nêu được một số hoạt động cộng đồng. – Sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng. Tiết 2: Thực hành – rèn luyện – Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng. – Tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, địa phương tổ chức. Tiết 3: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập tham gia tích cực tham gia các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức. | – Hiểu được thế nào là hoạt động cộng đồng; nêu được một số hoạt động cộng đồng. – Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng. – Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng. – Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức. | Năng lực phát triển bản thân. | Năng lựctự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. | Chăm chỉ (*), trách nhiệm. | – Bài hát. – Hình ảnh, tranh vẽ. – Danh ngôn. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
Nhận xét đánh giá KQHT. | |||||||
Bài 4. Khách quan và công bằng | 2,5 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Những biểu hiện khách quan, công bằng. – Ý nghĩa của khách quan, công bằng; tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng. Tiết 2: Thực hành – rèn luyện – Thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày. – Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng. Nhận xét đánh giá KQHT. | – Nhận biết được những biểu hiện khách quan, công bằng. – Hiểu được ý nghĩa của khách quan, công bằng; tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng. – Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày. – Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng. | Năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức. | Năng lựctự chủ, giao tiếp và hợp tác. | Trung thực (*), trách nhiệm. | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Ca dao, tục ngữ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
Bài 5. Bảo vệ hoà bình | 2 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình; các biểu hiện của hoà bình. – Vì sao cần phải bảo vệ hoà bình. – Những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình. Tiết 2: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành – Lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hoà bình. – Xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa. Nhận xét đánh giá KQHT. | – Nêu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình; các biểu hiện của hoà bình. – Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình. – Nhận ra được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình. – Biết lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hoà bình. – Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa. | Năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật. | Năng lựctự chủ, giao tiếp và hợp tác. | Yêu nước (*), trách nhiệm. | – Bài hát. – Hình ảnh, tranh vẽ. – Ca dao, tục ngữ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
Bài 6. Quản lí thời gian hiệu quả | 4 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Thế nào là quản lí thời gian hiệu quả. Sự cần thiếtcủa việc xác. – Sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả. Tiết 2: Hình thành – phát triển kiến thức | – Hiểu được thế nào là quản lí thời gian hiệu quả. – Nhận biết được sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả. – Nêu được cách quản lí thời gian hiệu quả. | Năng lực phát triển bản thân. | Năng lựctự chủ, giải quyết vấn đề. | Chăm chỉ, trách nhiệm. (*) | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Danh ngôn. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Sơ đồ tư |
– Cách quản lí thời gian hiệu quả. Tiết 3: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành – Thực hiện được kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả. Tiết 4: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả. Nhận xét đánh giá KQHT. | – Thực hiện được kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả. – Nêu được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. | duy. – Bài viết. | |||||
Bài 7. Thích ứng với thay đổi | 3 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình. – Ý nghĩa của việc thích ứng trước những thay đổi trong cuộc sống. Tiết 2: Hình thành – phát triển kiến thức – Các biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống. – Một số thay đổi (nếu có) | – Nêu được một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình. – Nhận biết được ý nghĩa của việc thích ứng trước những thay đổi trong cuộc sống. – Nêu được các biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống. – Thích ứng được với một số thay đổi (nếu có) trong | Năng lực phát triển bản thân. | Năng lựctự chủ, giải quyết vấn đề. | Chăm chỉ, trách nhiệm.(*) | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
trong cuộc sống của bản thân. Tiết 3: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập các biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống. Nhận xét đánh giá KQHT. | cuộc sống của bản thân. | ||||||
Bài 8. Tiêu dùng thông minh | 3,5 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Thế nào là tiêu dùng thông minh; lợi ích của tiêu dùng thông minh. – Các hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh. Tiết 2: Hình thành – phát triển kiến thức – Cách tiêu dùng thông minh (nắm bắt thông tin về sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn, nhận biết những hình thức quảng cáo khác nhau, xác định phương thức thanh toán,...). – Hành vi tiêu dùng thông | – Nhận biết được thế nào là tiêu dùng thông minh; lợi ích của tiêu dùng thông minh. – Đánh giá được các hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh. – Nêu được các cách tiêu dùng thông minh (nắm bắt thông tin về sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn, nhận biết những hình thức quảng cáo khác nhau, xác định phương thức thanh toán,...). – Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể. – Khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người | Năng lực phát triển bản thân, tự bảo vệ bản thân, giải quyết vấn đề. | Năng lựctự chủ, giao tiếp, giải quyết vấn đề. | Trách nhiệm (*), nhân ái. | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
minh trong một số tình huống cụ thể. – Giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh. Tiết 3: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập những hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể Nhận xét đánh giá KQHT. | tiêu dùngthông minh. | ||||||
Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí | 4 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. Tiết 2: Hình thành – phát triển kiến thức – Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí. – Đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống | – Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. – Nêu được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí. – Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể. – Nghiêm chỉnh chấp hành | Năng lực phát triển bản thân, giải quyết vấn đề về kinh tế. | Năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo. | Chăm chỉ (*), trách nhiệm. | – Hình ảnh, tranh vẽ – Danh ngôn – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
cụ thể. Tiết 3: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành – Chấp hành pháp luật; tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Tiết 4: Thực hành – rèn luyện – Đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể. Nhận xét đánh giá KQHT. | pháp luật; tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. | ||||||
Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế | 4,5 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Tiết 2: Hình thành – phát triển kiến thức – Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Tiết 3: Hình thành – phát triển kiến thức – Trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh | – Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. – Phân tích, đánh giá được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. – Nhận biết được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. – Vận động gia đình, người | Năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật. | Năng lực tự chủ, giao tiếp, giải quyết vấn đề. | Nhân ái, trách nhiệm. (*) | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Ca dao, tục ngữ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết |
doanh và nghĩa vụ đóng thuế. – Gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Tiết 4: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Nhận xét đánh giá KQHT. | thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. | ||||||
11. Kiểm tra, đánh giá | – Đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so vớicác yêu cầu cần đạt đặt ra. – Cung cấp thông tin để cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnhchương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường. – Đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu,...) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. Đánh giá bằng cách rút ra từ việc quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của học sinh theo những tiêu chí được cho trước thông qua điểm chữ gồm: A+ (Xuất sắc), A (Tốt), B (Khá), C (Đạt yêu cầu), D (Cần cố gắng hơn); được quy đổi sang thang điểm 10 với hệ số quy đổi như sau: . A+ tương đương 10 điểm. + A tương đương 8.0 đến dưới 10 điểm. + B tương đương 6.5 đến dưới 8 điểm. + C tương đương 5.0 đến dưới 6.5 điểm. + D tương đương dưới 5.0 điểm |
Phân tích tổng thể:
– Tổng số tiết môn: 35 tiết
+ Phần 1: Giáo dục đạo đức: 5 bài – 12,5 tiết (chiếm 35%);
+ Phần 2: Giáo dục kĩ năng sống: 2 bài – 7 tiết (chiếm 20%);
+ Phần 3: Giáo dục kinh tế: 1 bài – 3, 5 tiết (chiếm 10%)
+ Phần 4: Giáo dục pháp luật: 2 bài – 8,5 tiết (25 %)
+ Kiểm tra, đánh giá: 3,5 tiết (chiếm 10%).
Lưu ý: Giáo viên cần tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh tìm hiểu cáctrường hợp điển hình, các vấn đề thực tiễn ở địa phương có liên quan đến nội dung dạy học để học sinh tự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực công dân. Song song đó, việc thực hiện phần rèn luyện và bài tập sẽ định hướng khai thác rèn luyện hành vi, hướng đến các thói quen tích cực, thực hiện dự án trong khả năng cho phép.