Phân tích cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện cổ tích Thạch Sanh
Văn mẫu lớp 6: Phân tích cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện cổ tích Thạch Sanh dưới đây gồm các bài văn mẫu lớp 6 hay được VnDoc sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các em học sinh và thầy cô tham khảo. Mời các em học sinh tham khảo.
Văn mẫu: Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong tác phẩm Thạch Sanh
Dàn ý chi tiết Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện cổ tích Thạch Sanh
1/ Mở bài
– Giới thiệu tác phẩm, tình tiết cái ác, cái thiện trong truyện: Truyện dân gian là thể loại phản ánh chân thực bộ mặt của xã hội, thể hiện ước mơ khát vọng của con người
– Qua chuyện cho người đọc thấy được cái giá phải trả của việc ác và những gì nhận lại được qua tấm lòng, hành động lương thiện của con người.
2/ Thân bài
– Hình ảnh biểu trưng cho cái thiện
+ Thạch Sanh: Hiền lành, thật thà, chất phác, đấu tranh sinh tồn, diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu công chúa chống quân xâm lược
+ Cái thiện luôn phải chịu oan ức nhưng sau sự đấu tranh, cuối cùng vẫn sẽ nhận lại những gì xứng đáng nhất.
– Hình ảnh biểu trưng cho cái ác và chống lại cái ác
+ Lý Thông: Lòng dạ thâm độc, nham hiểm, dựa vào người khác để đi lên, đùn đẩy trách nhiệm, cướp công người khác để vụ lợi cho bản thân mình
+ Cuộc đấu tranh chống cái ác: Cái ác tồn tại khắp mọi nơi, trước hết là chống lại những loài vật độc ác, chống lại sự độc ác bên trong con người
+ Cái ác trong con người Lý Thông: Tội ác giết người, tội ác vong ân bội nghĩa, lấy oán báo ân
– Kết quả của cuộc đấu tranh
+ Cái thiện luôn giành phần thắng, cái ác phải trả giá, công lý luôn công bằng ở khắp mọi nơi
3/ Kết bài
Cảm nghĩ về cuộc đấu tranh trong tác phẩm: Lời cảnh tỉnh trong xã hội hiện nay đối với bất cứ tầng lớp xã hội nào.
Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện cổ tích Thạch Sanh
Truyện dân gian là thể loại phản ánh chân thực bộ mặt của xã hội, thể hiện ước mơ khát vọng của con người, không đâu xa lạ là tác phẩm Thạch Sanh một tác phẩm gắn liền với tuổi thơ của bất kỳ ai. Truyện thể hiện nhiều yếu tố thần kì, đồng thời là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác thể hiện chân thực đời sống xã hội ở bất kì giai đoạn nào, qua chuyện cho người đọc thấy được cái giá phải trả của việc ác và những gì nhận lại được qua tấm lòng, hành động lương thiện của con người.
Người ta thường nói “Cái gì cũng có hai mặt của nó” điều đó chẳng sai chút nào, nó tồn tại ở bất cứ đâu, bất cứ trường hợp nào và trong câu chuyện Thạch Sanh hai mặt đó được thể hiện qua cái thiện và cái ác. Trước tiên xét về cái thiện, Thạch Sanh một con người hiền lành, thật thà, chất phác, luôn dùng bản lĩnh, tài năng sự dũng cảm của mình để đấu tranh sinh tồn, diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu công chúa, dùng tiếng đàn thức tỉnh con người công chúa giúp cô yêu đời trở lại, đầu tranh chống quân xâm lược giải phóng nỗi lo của vua, của nhân dân nhưng sự hiền lành lương thiện đó chỉ được đổi lại bằng những lần oan uổng, hết lần này đến lần khác chàng bị vu oan, bị cướp công, rồi bị hãm hại đẩy tới tận bờ vực của cái chết, dưới sự giúp đỡ của thần linh, những yếu tố thần bí, chàng trai lương thiện Thạch Sanh quá cô độc, chỉ có một mình. Nhưng bản lĩnh của những con người có tài năng chẳng bao giờ là tắt, họ dùng bản lĩnh đó để đấu tranh, để tự cứu lấy bản thân và nhận lại những gì mà mình đáng được nhận, đồng thời tiêu diệt và bắt những con người sống tội lỗi phải trả giá.
Xét về mặt cái ác, hình ảnh Lý Thông là tiêu biểu cho vấn đề này, một con người lòng dạ thâm độc, nham hiểm, luôn muốn dựa vào người khác để đi lên, khi gặp khó khăn thì đùn đẩy trách nhiệm, cướp công người khác để vụ lợi cho bản thân mình. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác với mục đích chính là tôn vinh cái thiện, dùng cái thiện để chống lại cái ác, cái ác luôn tồn tại ở khắp mọi nơi, đầu tiên là bọn yêu ma độc ác chằn tinh, đại bàng những loài vật mà khi nhắc đến bất kì ai cũng run sợ, sự tồn tại của chúng cũng đồng nghĩa với sự tồn tại của một vị anh hùng, một con người can đảm có tài năng tiêu diệt những thế lực đó đem lại yên bình cho nhân dân.
Việc đấu tranh chống lại cái ác trong các loài vật khó khăn nhưng chống lại cái ác bên trong nội tâm con người còn khó khăn gấp vạn lần, cái ác của những loài vật có thể chỉ là tưởng tượng nhưng cái ác mà Lý Thông đem lại là cái ác có thật trong cuộc sống, cái ác tồn tại trong bất kỳ ai và có thể trỗi dậy mọi lúc mọi nơi, cái ác đó hội tụ những phẩm chất ở đáy của xã hội, không chỉ là tội ác hãm hại người khác, tội ác giết người mà còn là thể loại vong ân bội nghĩa, lấy oán báo ân. Cuối cùng sự đấu tranh giữa cái ác và cái thiện dù có trải qua chặng đường gian nan vất vả như thế nào thì kết quả vẫn là cái thiện lên ngôi, với lưỡi gươm công lý đó sẽ răn đe tất cả những cái ác tồn tại và chắc chắn ai làm điều ác sẽ bị diệt vong, sẽ phải trả giá thích đáng cho những gì mà họ đã gây ra.
Cuối cùng tác phẩm lưu truyền trong dân gian cũng là lời cảnh tỉnh cho những con người đang sống trong bóng tối, sống trong phần con lớn hơn phần người, chắc chắn một điều rằng công lý ở đâu cũng đều công bằng, hãy sống một cuộc sống thoải mái với bản thân thông qua những việc làm phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện cổ tích Thạch Sanh cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: